vits2be
Member
(VTC News) - Ngay sau khi chạy máy, một lượng khuẩn tảo sẽ bị tác động dồn dập bởi các sóng siêu âm phát ra từ Z9i-S100 tạo thành các “bom khí” phá vỡ màng tế bào dẫn đến tử vong, nước hồ sẽ trong và có thể nhìn tới đáy, trên mặt hồ không còn hiện tượng tảo nở hoa…
Việc chữa trị vết thương cho rùa đã và đang được tiến hành, song việc hậu chữa trị, rùa sẽ được thả trở lại môi trường nước ô nhiễm? Xử lý môi trường nước ra sao? Đang là những câu hỏi được đông đảo dư luận xã hội quan tâm. VTC News xin giới thiệu tới bạn đọc công nghệ xử lý vi khuẩn và rong tảo trong môi trường hồ Gươm của kĩ sư Lương Ngọc Dư, Trưởng dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ Z9i để bạn đọc cùng chia sẻ và thảo luận.
Nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm như thế nào?
Theo ước tính sơ bộ hồ Gươm có diện tích khoảng 11,6 ha với 20.000m3 nước mặt, với mật độ khuẩn tảo như thời điểm hiện tại thì ước chừng khối lượng khuẩn tảo nếu được trích ly ra khỏi nước hồ vào khoảng 1200 tấn.
Sự phát triển quá mức này làm cho mặt nước xanh nhớt, đặc quánh, sủi bọt, tanh nồng, lượng oxy hòa tan trong nước giảm mạnh đột ngột, đồng thời các lọai khuẩn tảo còn tiết ra những độc tố (cyanotoxin) tác động lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và gan của các sinh vật ăn phải chúng làm sinh vật suy yếu và chết.
Theo ông Dư, nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước hồ Gươm là: Do số lượng các vi khuẩn lam (Cyanobacteria – không nên nhầm lẫn với tảo lam - Cyanophyta) và các loại tảo (Algae) phát triển thái quá; Do các thành phần độc tố kim loại nặng và khí độc trong lớp trầm tích bùn đáy.
Ngoài ra cũng có những nhân tố khác gây ô nhiễm như nhóm bào tử nấm (Fungi), nhóm các virus (Viruses) và hiện tượng ô nhiễm tự hóa của nước trong hồ. Cũng nên xem xét các nguồn nước thải sinh hoạt đang chảy rò rỉ vào hồ, bởi đây cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm mặc dù có thể không nghiêm trọng như vi khuẩn tảo và bùn đáy. Cụ thể khuẩn tảo phát triển sẽ tiết ra độc tố và chiếm đoạt hầu hết lượng oxy hòa tan còn lại ít ỏi trong nước làm cá chết hàng loạt, xác cá chết lại làm nước ô nhiễm nặng hơn,..
Thêm vào đó, thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, những cơn mưa đầu mùa là nguyên nhân xáo trộn nước tầng đáy, khí độc sẽ thoát ra nhiều hơn, các thành phần kim loại nặng lại khếch tán từ lớp bùn trở vào nước. Đây chính là hiện tượng chuỗi domino các yếu tố gây ô nhiễm nước đang diễn ra ở các thủy vực Việt Nam.
Vì vậy cần khẩn trương tiến hành kiểm soát khuẩn tảo xử lý ô nhiễm nước, nếu không môi trường sinh thái hồ sẽ ngày càng bị hủy hoại, việc cứu chữa cụ rùa sẽ không thu được kết quả như mong đợi và không ai dám khẳng định con cháu của rùa hồ Gươm và các sinh vật khác sẽ sống khỏe trong hồ nước “chết” như vậy.
Ở Việt Nam phần lớn người ta dùng công nghệ hóa học để xử lý diệt tảo, bằng cách hòa một lượng sulfat đồng (CuSO4) vào nước ở tỉ lệ 1,0 - 1,5 phần nghìn rồi phun đều lên mặt nước. Cách làm này theo ông Dư tuy hiệu quả nhưng lại gây ô nhiễm thứ phát vì đồng là kim loại nặng, chắc chắn gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh vật trong nước. Ở hồ Gươm hiện đang dùng biện pháp thủ công là cho nhân viên môi trường dùng vợt để vớt tảo vào lúc chúng nở hoa. Cách này rất tốn công sức và thời gian mà kết quả thu được không là bao nhiêu.
Diệt tảo bằng từ tính siêu âm?
Thiết bị công nghệ Z9i-S100 này dựa trên nguyên lý từ tính siêu âm, đảm bảo diệt các loại vi khuẩn, tảo và vi trùng trong phạm vi vùng tác động của sóng mà không cần dùng hóa chất. Đây là một công nghệ được cấu tạo dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật căn bản của sóng siêu âm có khả năng kiểm soát tốt mật độ khuẩn tảo và làm sạch nước sông hồ, bể chứa, bể bơi,… (Ở đây không nói diệt tảo mà nói kiểm soát mật độ khuẩn tảo chính là vì chúng ta có thể lựa chọn và kiểm soát được quá trình này.)
Sơ đồ đặt thiết bị xử lý nước hồ Gươm mà ông Dư đưa ra.
Theo tính toán của ông Dư cùng các cộng sự, cần lắp đặt 10 thiết bị Z9i-S100 ngầm dưới mặt nước hồ Gươm và 1 trung tâm điều khiển tại các vị trí theo sơ đồ, rồi vận hành liên tục 24giờ/14 ngày đêm. Ngay sau khi chạy máy, một lượng khuẩn tảo sẽ bị tác động dồn dập bởi các sóng siêu âm phát ra từ Z9i-S100 tạo thành các “bom khí” phá vỡ màng tế bào dẫn đến tử vong. Kinh nghiệm xử lý cho thấy sau khi chạy máy đến ngày thứ năm lượng khuẩn tảo sẽ chết hàng loạt và nổi thành từng đám váng như gạch cua có màu xanh trên mặt hồ, đến ngày thứ 7 trong vùng tác động của Z9i-S100 lượng khuẩn tảo chết gần như toàn bộ. Nếu không vớt thì khoảng 14 ngày sau xác khuẩn tảo sẽ chìm dần xuống đáy, nước hồ sẽ trong và có thể nhìn tới đáy, trên mặt hồ không còn hiện tượng tảo nở hoa.
Trong quá trình vận hành, Z9i-S100 cũng có tác động làm giảm một số thành phần hóa học có gốc phốt pho và ni tơ, giảm độ nhớt, giảm độ đục và tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Thiết bị Z9i-S100 được thiết kế có độ an toàn cao, sóng siêu âm phát ra ở tần số vô hại đối với các loài cá cũng như các động vật thủy sinh khác trong đó có rùa,...Điều đặc biệt là Z9i-S100 hoàn toàn không dùng hóa chất để xử lý nên không làm ô nhiễm thứ phát.
Để duy trì và kiểm soát khuẩn tảo ở mức độ cho phép, tránh tình trạng khuẩn tảo phát triển bùng phát trở lại, cần tiếp tục vận hành 24/7ngày trong mỗi quý tiếp theo, đồng thời kiểm tra và ngăn chặn nguồn nước thải rò rỉ từ các trạm vệ sinh công cộng và các quán cà phê ven hồ, bởi đây là nước có chứa nhiều ammoniac là nguồn dinh dưỡng cho các loài vi tảo và vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Như vậy chỉ trong thời gian xử lý khoảng 14 ngày đã có thể kiểm soát và đưa mật độ khuẩn tảo về giới hạn cho phép. Chúng tôi tin rằng chỉ sau 1 tháng xử lý nước hồ Gươm sẽ trong hơn, sạch hơn, đảm bảo những điều kiện căn bản về môi trường nước về cho cụ rùa không bị tái phát nhiễm nấm vi khuẩn và tảo độc và bạn có thể nhìn thấy đáy hồ.
Tất nhiên, để đảm bảo tiêu chuẩn nước mặt theo quy chuẩn Việt Nam thì cần tiến hành xử lý nước ô nhiễm và nạo vét hết bùn đáy. Công việc nạo vét bùn đáy hiện nay đang làm, nhưng việc xử lý ô nhiễm nước thì chưa triển khai. Nếu đã đưa được hết rùa về khu vực chữa trị thì cần hết sức khẩn trương nạo vét hồ để khi lựa chọn được công nghệ xử lý nước có thể tiến hành được ngay, như vậy sẽ tiết kiệm kinh phí và việc xử lý ô nhiễm nước sẽ hiệu quả hơn.
Nam Phong
Việc chữa trị vết thương cho rùa đã và đang được tiến hành, song việc hậu chữa trị, rùa sẽ được thả trở lại môi trường nước ô nhiễm? Xử lý môi trường nước ra sao? Đang là những câu hỏi được đông đảo dư luận xã hội quan tâm. VTC News xin giới thiệu tới bạn đọc công nghệ xử lý vi khuẩn và rong tảo trong môi trường hồ Gươm của kĩ sư Lương Ngọc Dư, Trưởng dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ Z9i để bạn đọc cùng chia sẻ và thảo luận.
Nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm như thế nào?
Theo ước tính sơ bộ hồ Gươm có diện tích khoảng 11,6 ha với 20.000m3 nước mặt, với mật độ khuẩn tảo như thời điểm hiện tại thì ước chừng khối lượng khuẩn tảo nếu được trích ly ra khỏi nước hồ vào khoảng 1200 tấn.
Sự phát triển quá mức này làm cho mặt nước xanh nhớt, đặc quánh, sủi bọt, tanh nồng, lượng oxy hòa tan trong nước giảm mạnh đột ngột, đồng thời các lọai khuẩn tảo còn tiết ra những độc tố (cyanotoxin) tác động lên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và gan của các sinh vật ăn phải chúng làm sinh vật suy yếu và chết.
Theo ông Dư, nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước hồ Gươm là: Do số lượng các vi khuẩn lam (Cyanobacteria – không nên nhầm lẫn với tảo lam - Cyanophyta) và các loại tảo (Algae) phát triển thái quá; Do các thành phần độc tố kim loại nặng và khí độc trong lớp trầm tích bùn đáy.
Rùa nổi trong lúc tảo khuẩn nở hoa đặc quánh hồ.
(Ảnh nguồn Internet)
(Ảnh nguồn Internet)
Ngoài ra cũng có những nhân tố khác gây ô nhiễm như nhóm bào tử nấm (Fungi), nhóm các virus (Viruses) và hiện tượng ô nhiễm tự hóa của nước trong hồ. Cũng nên xem xét các nguồn nước thải sinh hoạt đang chảy rò rỉ vào hồ, bởi đây cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm mặc dù có thể không nghiêm trọng như vi khuẩn tảo và bùn đáy. Cụ thể khuẩn tảo phát triển sẽ tiết ra độc tố và chiếm đoạt hầu hết lượng oxy hòa tan còn lại ít ỏi trong nước làm cá chết hàng loạt, xác cá chết lại làm nước ô nhiễm nặng hơn,..
Thêm vào đó, thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, những cơn mưa đầu mùa là nguyên nhân xáo trộn nước tầng đáy, khí độc sẽ thoát ra nhiều hơn, các thành phần kim loại nặng lại khếch tán từ lớp bùn trở vào nước. Đây chính là hiện tượng chuỗi domino các yếu tố gây ô nhiễm nước đang diễn ra ở các thủy vực Việt Nam.
Vì vậy cần khẩn trương tiến hành kiểm soát khuẩn tảo xử lý ô nhiễm nước, nếu không môi trường sinh thái hồ sẽ ngày càng bị hủy hoại, việc cứu chữa cụ rùa sẽ không thu được kết quả như mong đợi và không ai dám khẳng định con cháu của rùa hồ Gươm và các sinh vật khác sẽ sống khỏe trong hồ nước “chết” như vậy.
Ở Việt Nam phần lớn người ta dùng công nghệ hóa học để xử lý diệt tảo, bằng cách hòa một lượng sulfat đồng (CuSO4) vào nước ở tỉ lệ 1,0 - 1,5 phần nghìn rồi phun đều lên mặt nước. Cách làm này theo ông Dư tuy hiệu quả nhưng lại gây ô nhiễm thứ phát vì đồng là kim loại nặng, chắc chắn gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh vật trong nước. Ở hồ Gươm hiện đang dùng biện pháp thủ công là cho nhân viên môi trường dùng vợt để vớt tảo vào lúc chúng nở hoa. Cách này rất tốn công sức và thời gian mà kết quả thu được không là bao nhiêu.
Diệt tảo bằng từ tính siêu âm?
Thiết bị công nghệ Z9i-S100 này dựa trên nguyên lý từ tính siêu âm, đảm bảo diệt các loại vi khuẩn, tảo và vi trùng trong phạm vi vùng tác động của sóng mà không cần dùng hóa chất. Đây là một công nghệ được cấu tạo dựa trên các nguyên tắc kỹ thuật căn bản của sóng siêu âm có khả năng kiểm soát tốt mật độ khuẩn tảo và làm sạch nước sông hồ, bể chứa, bể bơi,… (Ở đây không nói diệt tảo mà nói kiểm soát mật độ khuẩn tảo chính là vì chúng ta có thể lựa chọn và kiểm soát được quá trình này.)
Sơ đồ đặt thiết bị xử lý nước hồ Gươm mà ông Dư đưa ra.
Theo tính toán của ông Dư cùng các cộng sự, cần lắp đặt 10 thiết bị Z9i-S100 ngầm dưới mặt nước hồ Gươm và 1 trung tâm điều khiển tại các vị trí theo sơ đồ, rồi vận hành liên tục 24giờ/14 ngày đêm. Ngay sau khi chạy máy, một lượng khuẩn tảo sẽ bị tác động dồn dập bởi các sóng siêu âm phát ra từ Z9i-S100 tạo thành các “bom khí” phá vỡ màng tế bào dẫn đến tử vong. Kinh nghiệm xử lý cho thấy sau khi chạy máy đến ngày thứ năm lượng khuẩn tảo sẽ chết hàng loạt và nổi thành từng đám váng như gạch cua có màu xanh trên mặt hồ, đến ngày thứ 7 trong vùng tác động của Z9i-S100 lượng khuẩn tảo chết gần như toàn bộ. Nếu không vớt thì khoảng 14 ngày sau xác khuẩn tảo sẽ chìm dần xuống đáy, nước hồ sẽ trong và có thể nhìn tới đáy, trên mặt hồ không còn hiện tượng tảo nở hoa.
Trong quá trình vận hành, Z9i-S100 cũng có tác động làm giảm một số thành phần hóa học có gốc phốt pho và ni tơ, giảm độ nhớt, giảm độ đục và tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Thiết bị Z9i-S100 được thiết kế có độ an toàn cao, sóng siêu âm phát ra ở tần số vô hại đối với các loài cá cũng như các động vật thủy sinh khác trong đó có rùa,...Điều đặc biệt là Z9i-S100 hoàn toàn không dùng hóa chất để xử lý nên không làm ô nhiễm thứ phát.
Để duy trì và kiểm soát khuẩn tảo ở mức độ cho phép, tránh tình trạng khuẩn tảo phát triển bùng phát trở lại, cần tiếp tục vận hành 24/7ngày trong mỗi quý tiếp theo, đồng thời kiểm tra và ngăn chặn nguồn nước thải rò rỉ từ các trạm vệ sinh công cộng và các quán cà phê ven hồ, bởi đây là nước có chứa nhiều ammoniac là nguồn dinh dưỡng cho các loài vi tảo và vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Như vậy chỉ trong thời gian xử lý khoảng 14 ngày đã có thể kiểm soát và đưa mật độ khuẩn tảo về giới hạn cho phép. Chúng tôi tin rằng chỉ sau 1 tháng xử lý nước hồ Gươm sẽ trong hơn, sạch hơn, đảm bảo những điều kiện căn bản về môi trường nước về cho cụ rùa không bị tái phát nhiễm nấm vi khuẩn và tảo độc và bạn có thể nhìn thấy đáy hồ.
Tất nhiên, để đảm bảo tiêu chuẩn nước mặt theo quy chuẩn Việt Nam thì cần tiến hành xử lý nước ô nhiễm và nạo vét hết bùn đáy. Công việc nạo vét bùn đáy hiện nay đang làm, nhưng việc xử lý ô nhiễm nước thì chưa triển khai. Nếu đã đưa được hết rùa về khu vực chữa trị thì cần hết sức khẩn trương nạo vét hồ để khi lựa chọn được công nghệ xử lý nước có thể tiến hành được ngay, như vậy sẽ tiết kiệm kinh phí và việc xử lý ô nhiễm nước sẽ hiệu quả hơn.
Nam Phong