hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Hơn một tháng nay, chú hải cẩu trở thành nhân vật chính trong thế giới động vật ở Viện Hải dương học (Nha Trang - Khánh Hòa), không những phục vụ công tác nghiên cứu mà còn thu hút đông đảo khách tham quan trong, ngoài nước.
Chú hải cẩu này có tên khoa học là Phoca largha, giới tính đực, nặng khoảng 30 kg, thường gặp ở biển Okhotsk, biển Nhật Bản và biển Bering, không phân bố ở vùng biển Việt Nam. Loài hải cẩu này sống gần các khối băng lớn vào mùa đông và đầu mùa hè, sau đó di chuyển xuống những vùng ven biển phía Nam vào cuối mùa hè và mùa thu. Chú hải cẩu được ông Đỗ Khì, một ngư dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt được ngày 11.8.2008 khi đang giăng lưới đánh cá. Ngày 18.8.2008, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã bàn giao cho Viện Hải dương học.
Anh Chu Anh Khánh, nhân viên Phòng Thuần dưỡng sinh vật biển cho biết: “Trong 10 năm lại đây, Viện Hải dương học đã tiếp nhận nuôi thuần dưỡng 4 con hải cẩu, kể cả con hiện tại. Tuy nhiên, 3 con trước chỉ sống được khoảng 5 tháng là chết, nguyên nhân vẫn chưa được xác định, có thể do điều kiện khí hậu không thích hợp”. Con thứ nhất cũng bắt được ở vùng biển Quảng Ngãi, đưa về Viện khoảng tháng 5.1998, sống đến tháng 11.1998 là chết. Con thứ 2 bắt được ở vùng biển Quảng Bình cũng vào năm 1998, con thứ 3 bắt được ở vùng biển Hà Tĩnh năm 1999, tất cả đều chết sau khoảng 5 tháng được nuôi ở Viện. Theo anh Khánh, lúc đó Viện chưa xây nhà cho hải cẩu như bây giờ nhưng chúng đều được chăm sóc đặc biệt, được các nhà nghiên cứu chỉ định phải cho ăn thức ăn mềm, tươi nguyên như mực, cá… Đặc biệt, cả 3 con đều chết vào lúc Khánh Hòa mưa liên tục trong nhiều ngày với cùng hiện tượng: hôm trước vẫn còn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, hôm sau bỏ ăn và chết rất nhanh.
Từ khi được nuôi dưỡng tại Viện Hải dương học, hải cẩu Phoca largha đã sống qua nhiều đợt mưa lớn kéo dài, độ ẩm cao nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhà của hải cẩu được thiết kế hết sức đơn giản. Nằm giữa Khu thuần dưỡng sinh vật biển là căn phòng rộng khoảng 6m2, cao chừng 2,5m, trong phòng có gắn một máy điều hòa nhiệt độ (luôn ở mức 20 - 22oC), mặt ngoài được làm bằng kính để du khách có thể tham quan. Điều đặc biệt của ngôi nhà này chính là chiếc máy điều hòa nhiệt độ, tạo ra không khí khô thoáng, nhiệt độ và độ ẩm thấp, phù hợp với điều kiện sống của hải cẩu vốn ở vùng ôn đới như Nhật Bản, Nga…
Hiện hải cẩu được cho ăn ngày 2 bữa, sáng và chiều. Lượng thức ăn trong ngày theo quy định bằng 5% trọng lượng cơ thể; tuy nhiên do điều kiện nuôi nhốt, ít vận động nên hải cẩu ở đây được ăn ít hơn một chút. Thức ăn phải là cá đánh bắt gần bờ (cá đánh xa bờ có thể bị ướp hóa chất), chủ yếu là cá đối, cá liệt chỉ, cá ngân, cá nục… được ướp lạnh. Hiện tại sức khỏe của hải cẩu rất tốt, ăn bình thường, có tăng cân và đang dần thích nghi với môi trường sống mới. Bên cạnh đó, Phòng Thuần dưỡng sinh vật biển đã lập nhật ký theo dõi hằng ngày về những biến đổi của hải cẩu cũng như thời tiết để có cách phòng ngừa kịp thời khi sự cố xảy ra.
Theo Thanhnien online
Chú hải cẩu này có tên khoa học là Phoca largha, giới tính đực, nặng khoảng 30 kg, thường gặp ở biển Okhotsk, biển Nhật Bản và biển Bering, không phân bố ở vùng biển Việt Nam. Loài hải cẩu này sống gần các khối băng lớn vào mùa đông và đầu mùa hè, sau đó di chuyển xuống những vùng ven biển phía Nam vào cuối mùa hè và mùa thu. Chú hải cẩu được ông Đỗ Khì, một ngư dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt được ngày 11.8.2008 khi đang giăng lưới đánh cá. Ngày 18.8.2008, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã bàn giao cho Viện Hải dương học.
Hải cẩu mỗi ngày ăn hai lần vào thời gian cố định
Anh Chu Anh Khánh, nhân viên Phòng Thuần dưỡng sinh vật biển cho biết: “Trong 10 năm lại đây, Viện Hải dương học đã tiếp nhận nuôi thuần dưỡng 4 con hải cẩu, kể cả con hiện tại. Tuy nhiên, 3 con trước chỉ sống được khoảng 5 tháng là chết, nguyên nhân vẫn chưa được xác định, có thể do điều kiện khí hậu không thích hợp”. Con thứ nhất cũng bắt được ở vùng biển Quảng Ngãi, đưa về Viện khoảng tháng 5.1998, sống đến tháng 11.1998 là chết. Con thứ 2 bắt được ở vùng biển Quảng Bình cũng vào năm 1998, con thứ 3 bắt được ở vùng biển Hà Tĩnh năm 1999, tất cả đều chết sau khoảng 5 tháng được nuôi ở Viện. Theo anh Khánh, lúc đó Viện chưa xây nhà cho hải cẩu như bây giờ nhưng chúng đều được chăm sóc đặc biệt, được các nhà nghiên cứu chỉ định phải cho ăn thức ăn mềm, tươi nguyên như mực, cá… Đặc biệt, cả 3 con đều chết vào lúc Khánh Hòa mưa liên tục trong nhiều ngày với cùng hiện tượng: hôm trước vẫn còn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, hôm sau bỏ ăn và chết rất nhanh.
Từ khi được nuôi dưỡng tại Viện Hải dương học, hải cẩu Phoca largha đã sống qua nhiều đợt mưa lớn kéo dài, độ ẩm cao nhưng vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhà của hải cẩu được thiết kế hết sức đơn giản. Nằm giữa Khu thuần dưỡng sinh vật biển là căn phòng rộng khoảng 6m2, cao chừng 2,5m, trong phòng có gắn một máy điều hòa nhiệt độ (luôn ở mức 20 - 22oC), mặt ngoài được làm bằng kính để du khách có thể tham quan. Điều đặc biệt của ngôi nhà này chính là chiếc máy điều hòa nhiệt độ, tạo ra không khí khô thoáng, nhiệt độ và độ ẩm thấp, phù hợp với điều kiện sống của hải cẩu vốn ở vùng ôn đới như Nhật Bản, Nga…
Hiện hải cẩu được cho ăn ngày 2 bữa, sáng và chiều. Lượng thức ăn trong ngày theo quy định bằng 5% trọng lượng cơ thể; tuy nhiên do điều kiện nuôi nhốt, ít vận động nên hải cẩu ở đây được ăn ít hơn một chút. Thức ăn phải là cá đánh bắt gần bờ (cá đánh xa bờ có thể bị ướp hóa chất), chủ yếu là cá đối, cá liệt chỉ, cá ngân, cá nục… được ướp lạnh. Hiện tại sức khỏe của hải cẩu rất tốt, ăn bình thường, có tăng cân và đang dần thích nghi với môi trường sống mới. Bên cạnh đó, Phòng Thuần dưỡng sinh vật biển đã lập nhật ký theo dõi hằng ngày về những biến đổi của hải cẩu cũng như thời tiết để có cách phòng ngừa kịp thời khi sự cố xảy ra.
Theo Thanhnien online