nguyenhong
Member
Số lượng voi rừng cả nước suy giảm nhanh, mất gần 93% so với cách đây 15 năm, hiện chỉ còn khoảng 80 con. Voi rừng Việt Nam được xếp vào sách đỏ của thế giới. Đồng thời là một trong những loài động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
PGS – TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhận định: trong 20 năm trở lại đây, quần thể voi hoang dã ở nước ta bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trái phép và sinh cảnh sống ngày càng bị thu hẹp. Chính vì các mối đe dọa này, cả nước hiện chỉ còn khoảng 80 cá thể voi hoang dã tồn tại ở các khu vực biệt lập. Đây là sự suy giảm nghiêm trọng so với số voi rừng ước tính khoảng 1.500 – 2.000 con vào năm 1994.
Xung đột voi và người ngày càng gia tăng
Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa voi và người là do môi trường sống của voi ngày càng bị thu hẹp đã tác động mạnh đến nguồn thức ăn cũng như điều kiện sống của voi. Trong khi đó, công tác bảo tồn voi chưa được chú trọng đúng mức.
Tiến sĩ Đỗ Tước, chuyên gia động vật học cho rằng: “nếu không sớm xây dựng dự án bảo tồng voi (BTV), loài này tiếp tục có nguy cơ bị sát hại”.
Thực tế, xung đột voi và người ngày càng diễn ra phức tạp. Trong tháng 6-2009, liên tục sáu con voi rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bị chết (đàn voi này thường hay ra phá mùa màn và nhà cửa của dân). Nguyên nhân cơ bản được xác định là do tác động của con người. Điều này cho thấy, voi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, phải xác định vùng hoạt động của voi, để hạn chế tác động của con người đối với sinh cảnh rừng.
Phải thực hiện tổng hợp các giải pháp
Theo các chuyên gia, muốn bảo tồn voi rừng ở nước ta, phải nhanh chóng xây dựng dự án bảo tồn voi (BTV) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt từ năm 2006 cho ba tỉnh là Đồng Nai, Đác Lắc, Nghệ An. Do vướng kinh phí thực hiện, đến nay chỉ có Nghệ An lập xong dự án. Theo đó, một trong những giải pháp được xem là hiệu quả đối với việc hạn chế voi không ra khu vực canh tác của dân cư, đó là chuyển đổi cây trồng.
Thực tế, voi là loài tinh khôn. Những thứ khoái khẩu, chúng chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi. Nắm được thói quen này, người dân sinh sống ở những vùng có voi được khuyến khích chuyển các loài cây mà voi ưa thích như xoài, mía, mít... sang trồng khoai môn, hồ tiêu - loại cây trồng voi không hề đụng đến.
Bên cạnh đó, ở một số khu vực sản xuất gần nơi dân cư, phải xây dựng hàng rào điện tử sử dụng pin mặt trời. Thiết bị này do Mỹ chế tạo, giá chỉ 500 USD, ngăn cản voi đi lại trong phạm vi 17km. Ngoài việc tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ voi, các cơ quan chức năng cần tập trung vận động những thợ săn từ bỏ nghề săn bắn và phá rừng; đồng thời họ được hỗ trợ chuyển nghề, cũng như trồng trọt tại những vùng voi thường xuyên ra kiếm ăn. Nhiều người trong số này đã trở thành thành viên tích cực của dự án.
Ông Matt Maltby, chuyên gia động vật học người Anh, Cố vấn trưởng dự án BTV do FFI tài trợ tại Campuchia cho rằng: “Môi trường ở Việt Nam và Campuchia giống nhau nên loài voi hoàn toàn có thể bảo tồn hiệu quả! Việt Nam cần xác định sự bền vững đa dạng sinh học thì mới có những giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, trong đó có cấu trúc quần thể voi. Nâng cao nhận thức được điều này, tôi nghĩ loài voi sẽ được bảo vệ tốt, và sẽ không khó cho việc chúng phát triển bầy đàn. Tôi nghĩ rằng FFI sẵn sàng giúp Việt Nam trong việc BTV hoang dã... Tuy nhiên, ông cũng cho biết: “Để bảo tồn voi ở Việt Nam, phải thực hiện hài hòa, tổng hợp các giải pháp, không được xem nhẹ các giải giáp nào”.
Nhân dân
PGS – TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhận định: trong 20 năm trở lại đây, quần thể voi hoang dã ở nước ta bị suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn trái phép và sinh cảnh sống ngày càng bị thu hẹp. Chính vì các mối đe dọa này, cả nước hiện chỉ còn khoảng 80 cá thể voi hoang dã tồn tại ở các khu vực biệt lập. Đây là sự suy giảm nghiêm trọng so với số voi rừng ước tính khoảng 1.500 – 2.000 con vào năm 1994.
Xung đột voi và người ngày càng gia tăng
Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa voi và người là do môi trường sống của voi ngày càng bị thu hẹp đã tác động mạnh đến nguồn thức ăn cũng như điều kiện sống của voi. Trong khi đó, công tác bảo tồn voi chưa được chú trọng đúng mức.
Tiến sĩ Đỗ Tước, chuyên gia động vật học cho rằng: “nếu không sớm xây dựng dự án bảo tồng voi (BTV), loài này tiếp tục có nguy cơ bị sát hại”.
Thực tế, xung đột voi và người ngày càng diễn ra phức tạp. Trong tháng 6-2009, liên tục sáu con voi rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai bị chết (đàn voi này thường hay ra phá mùa màn và nhà cửa của dân). Nguyên nhân cơ bản được xác định là do tác động của con người. Điều này cho thấy, voi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, phải xác định vùng hoạt động của voi, để hạn chế tác động của con người đối với sinh cảnh rừng.
Phải thực hiện tổng hợp các giải pháp
Theo các chuyên gia, muốn bảo tồn voi rừng ở nước ta, phải nhanh chóng xây dựng dự án bảo tồn voi (BTV) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt từ năm 2006 cho ba tỉnh là Đồng Nai, Đác Lắc, Nghệ An. Do vướng kinh phí thực hiện, đến nay chỉ có Nghệ An lập xong dự án. Theo đó, một trong những giải pháp được xem là hiệu quả đối với việc hạn chế voi không ra khu vực canh tác của dân cư, đó là chuyển đổi cây trồng.
Thực tế, voi là loài tinh khôn. Những thứ khoái khẩu, chúng chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi. Nắm được thói quen này, người dân sinh sống ở những vùng có voi được khuyến khích chuyển các loài cây mà voi ưa thích như xoài, mía, mít... sang trồng khoai môn, hồ tiêu - loại cây trồng voi không hề đụng đến.
Bên cạnh đó, ở một số khu vực sản xuất gần nơi dân cư, phải xây dựng hàng rào điện tử sử dụng pin mặt trời. Thiết bị này do Mỹ chế tạo, giá chỉ 500 USD, ngăn cản voi đi lại trong phạm vi 17km. Ngoài việc tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ voi, các cơ quan chức năng cần tập trung vận động những thợ săn từ bỏ nghề săn bắn và phá rừng; đồng thời họ được hỗ trợ chuyển nghề, cũng như trồng trọt tại những vùng voi thường xuyên ra kiếm ăn. Nhiều người trong số này đã trở thành thành viên tích cực của dự án.
Ông Matt Maltby, chuyên gia động vật học người Anh, Cố vấn trưởng dự án BTV do FFI tài trợ tại Campuchia cho rằng: “Môi trường ở Việt Nam và Campuchia giống nhau nên loài voi hoàn toàn có thể bảo tồn hiệu quả! Việt Nam cần xác định sự bền vững đa dạng sinh học thì mới có những giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, trong đó có cấu trúc quần thể voi. Nâng cao nhận thức được điều này, tôi nghĩ loài voi sẽ được bảo vệ tốt, và sẽ không khó cho việc chúng phát triển bầy đàn. Tôi nghĩ rằng FFI sẵn sàng giúp Việt Nam trong việc BTV hoang dã... Tuy nhiên, ông cũng cho biết: “Để bảo tồn voi ở Việt Nam, phải thực hiện hài hòa, tổng hợp các giải pháp, không được xem nhẹ các giải giáp nào”.
Nhân dân