Vọoc vá chân nâu, trước nguy cơ tuyệt chủng
-
Vọoc vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Vọoc ngũ sắc) có tên quốc tế Pygathrix nemaeus nemaeus, là một trong 3 loài thuộc giống Pygathrix phân họ Khỉ ăn lá Colobinae.
Đây là loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động săn bắn trái phép, phá hoại rừng - môi trường sống của chúng và nạn buôn bán động, thực vật hoang dã.
Ở nước ta, lượng cá thể của loài này chiếm tới 83% trên thế giới với khoảng 530 cá thể, tập trung chủ yếu tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, thành phố (TP) Đà Nẵng. Vì vậy, nơi đây được các nhà linh trưởng học trong nước và quốc tế đánh giá là “Vương quốc” của loài Vọoc vá chân nâu, cần phải được bảo vệ vô điều kiện.
Khu bảo tồn đang biến dạng
Trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3, chúng tôi có dịp đến khảo sát Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà. Điều đập ngay vào mắt là khu vực từ độ cao 200m trở xuống của bán đảo trước kia là rừng bản địa, bây giờ các dãy nhà, bến bãi nhấp nhô độc chiếm, cộng với những tuyến đường mới mở len lỏi xuyên qua các cánh rừng.
Một gia đình Vọoc vá chân nâu
Theo thông tin mà chúng tôi có được, riêng khu vực bán đảo Sơn Trà đã có 7 dự án du lịch, trong đó mỗi dự án ít nhất cũng chiếm gần 40ha đất lâm nghiệp. Nhưng hiện tại mới có 2 dự án đưa vào hoạt động, còn 5 dự án “án binh bất động”. Khi “mục sở thị” vùng lõi của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, mới thấy rõ được tác động đáng ngại của các dự án du lịch, kể cả hậu quả của việc mở các tuyến đường lên đây.
Hầu như tiểu khu nào cũng bị xâm hại, một số cánh rừng bị chặt phá nham nhở, ngổn ngang đất đá và lán trại bỏ hoang của công nhân làm đường.
Tiếng chặt cây của các tiều phu cộng với tiếng động cơ ô tô, xe máy của các đoàn người du lịch sinh thái xé nát khung cảnh yên bình vốn có của một Khu bảo tồn. “Bình quân mỗi ngày có khoảng 500 khách du lịch tự do lên đây. Riêng vào dịp lễ, Tết mỗi ngày lên tới hàng chục nghìn lượt người, nhưng lực lượng kiểm lâm không được phép can thiệp trừ khi họ có hành động xâm hại”- ông Lê Phước Bảy, Trưởng trạm Hạt Kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn thừa nhận.
Lẫn trong các đoàn xe cộ đi du lịch sinh thái, không khó nhận biết “thợ săn” đèo sau xe những chiếc lồng bịt kín, hoặc những người lén lút lên đây khai thác lâm sản phụ trái phép. Tại tuyến đường mới mở phía bắc của bán đảo, chúng tôi bắt gặp bà Nguyễn Thị Dạn ở quận Sơn Trà đang ngồi tránh nắng. Bà thật thà cho biết là hàng ngày vẫn trốn lực lượng kiểm lâm lên đây khai thác mây, lấy lá thiên tuế làm vòng hoa và kiếm củi. “Vì không làm như vậy thì lấy gì mà ăn!”- bà Dạn nói.
Ngoài những tác động tiêu cực đến sự đa dạng sinh thái của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà do hoạt động du lịch, mở đường giao thông và săn bắt, khai thác lâm sản trái phép gây ra, Khu bảo tồn này cũng đang đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của 40 hộ dân “khai hoang lập nghiệp” từ nhiều năm trước, tập trung chủ yếu ở Tiểu khu 62.
Hiện không ít hộ đã xây nhà kiên cố và làm kinh tế theo mô hình trang trại. Để tránh những con mắt nhòm ngó, nhà nào cũng “giậu cao rào kín” và trước cổng còn treo thêm tấm biển “Không phận sự miễn vào”?. Đồng thời, sự xâm lấn của giống cây ngoại lai bìm bìm lên tới 800 ha đang giết dần giết mòn những loài cây bản địa, đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý ở địa phương.
Có phải do những tác động xấu nêu trên đối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nên cho dù được các “chuyên gia” thông thạo từng ngóc ngách Vọoc vá chân nâu ăn ngủ, trực tiếp dẫn đi quần thảo suốt 2 ngày trời, chúng tôi mới may mắn ngó từ xa bóng dáng mờ tỏ của loài linh trưởng “quý tộc” này tại Tiểu khu Sáo Hai. Nhưng như vậy cũng đủ chứng lý khẳng định là loài Vọoc quý hiếm vẫn còn tồn tại nơi đây.
Thực trạng của loài Vọoc
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, Phó trưởng Phòng Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà cho biết: Kể từ năm 1969, Vọoc vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà đã được ghi nhận thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu của nhà động vật học Van Peenen (Mỹ) và các cộng sự của ông.
Sau đó là kết quả điều tra của thạc sĩ Đinh Thị Phương Anh, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và các mẫu vật có được từ năm 1997 đến nay, do Chi cục Kiểm lâm TP thu được từ những kẻ săn bắt trái phép.
Được sự tài trợ của Tổ chức Vọoc vá Quốc tế (Douc Langur Foundaion-San Diego, USA), năm 2006, các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP tiến hành điều tra thực địa loài Vọoc này tại bán đảo Sơn Trà khá bài bản và chi tiết.
Một con Vọoc vá chân nâu đang được lực lượng kiểm lâm chăm sóc.
Quan sát trực tiếp tại thực địa, bước đầu họ đã xác định được 12 đàn Vọoc vá với số lượng khoảng 171-198 cá thể. Mỗi đàn trung bình có 14-17 cá thể, một số đàn có cả con đang trưởng thành và con non. Điều này chứng tỏ quần thể Vọoc vá chân nâu nơi đây đã và đang sinh trưởng phát triển tốt.
Tuy vậy, các mối đe dọa làm suy giảm đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nhất là ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của loài Vọoc vá chân nâu đã và đang hiện hữu.
Trước hết, đó là đặc thù địa hình của bán đảo này không có hành lang sinh học tự nhiên, nên những hoạt động của con người đang tác động xấu tới cảnh quan và môi trường trên bán đảo. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông và phát triển du lịch sinh thái ngay trong Khu Bảo tồn theo kiểu "mở toang cánh cửa" cho du khách tự do xâm nhập, đã hủy hoại đáng kể đến sự đa dạng sinh học.
Chia sẻ thông tin với chúng tôi, những cán bộ địa phương tâm huyết và các đồng nghiệp thường trú tại Đà Nẵng đều có chung nhận định: Do
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà nằm ở vị trí đắc địa, có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, quần thể rừng và biển hữu tình và lại tiếp giáp với cảng biển Tiên Sa. Nên trong chiến lược phát triển Đà Nẵng trở thành tâm điểm công nghiệp - dịch vụ và du lịch hiện đại của rẻo đất miền Trung, Khu Bảo tồn này khó có thể giữ vẹn nguyên trong cơn lốc xoáy đô thị hóa và du lịch hóa.
Có phải vì thế mà tháng 8/2008, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 6758, chính thức phê duyệt điều chỉnh lại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà đến năm 2020 có diện tích lâm phận 2.591ha, chỉ chiếm gần một nửa so với tổng diện tích tự nhiên của bán đảo Sơn Trà, trong đó có 840 ha rừng đặc dụng bị sử dụng vào mục đích kinh tế - xã hội?
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, tập thể và cả cá nhân ồ ạt nhảy vào chiếm dụng đất lâm nghiệp và cả đất có rừng để xây dựng các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, mở mới những tuyến đường… đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh thái và môi trường sống của loài Vọoc vá chân nâu quý hiếm trên bán đảo này.
Trong buổi làm việc ngắn ngủi với UBND TP Đà Nẵng, có cả đại diện Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...Đề cập về những nguy cơ đang hiện hữu đe dọa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nhất là loài động vật rừng đặc hữu Vọoc vá chân nâu, ông Phan Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng lý giải: Chủ trương của TP là phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học bền vững trên bán đảo Sơn Trà.
Do đó, ngày 17/6/2010, UBND TP đã ra Quyết định số 4537 phê duyệt Đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà” giai đoạn 2010-2020, với tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Đây được coi là động thái tích cực nhất của địa phương từ trước đến nay trong việc ngăn chặn nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn, cũng như bảo vệ loài Vọoc vá chân nâu ở đây.
Về các dự án du lịch đã được phê duyệt trong khu vực này nhưng triển khai chậm trễ hoặc làm ảnh hưởng lớn đến cảnh quan sinh thái, UBND TP đã triệu tập các chủ đầu tư yêu cầu phải tiến hành xây dựng đúng như cam kết, nếu vi phạm về tiến độ thời gia và gây biến đổi nghiêm trọng sinh cảnh rừng sẽ bị đình chỉ rút giấy phép.
Còn việc mở các tuyến đường giao thông trong lõi Khu Bảo tồn chia cắt vùng sinh sống của loài Vọoc, TP yêu cầu các chủ đầu tư phải cố gắng giữ lại những cây có tán lớn; đồng thời đã giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng 13 cầu vượt bằng cây rừng bản địa hoặc bằng thang dừa kết nối lại các khu rừng đang bị cô lập hiện nay.
Riêng các hộ dân đang chiếm dụng đất lâm nghiệp và đất có rừng trên bán đảo Sơn Trà, UBND TP Đà Nẵng chủ trương giữ nguyên hiện trạng vì đa số “do lịch sử để lại”?
Còn vấn đề đối phó với diện tích rừng đang bị cây ngoại lai bìm bìm xâm lấn, UBND Đà Nẵng đã giao cho Bộ Chỉ huy quân sự TP đảm nhiệm và đã phá hủy cây này bằng biện pháp thủ công được 200 ha. Còn triệt phá được tận gốc loài cây này và các loài thực vật ngoại lai khác trên bán đảo Sơn Trà và các cánh rừng khác trên địa bàn, TP đang kêu gọi các nhà khoa học trong và ngoài nước hợp tác giải quyết.
Văn Hào
Vọoc vá chân nâu (hay còn gọi là Chà vá chân đỏ hoặc Vọoc ngũ sắc) có tên quốc tế Pygathrix nemaeus nemaeus, là một trong 3 loài thuộc giống Pygathrix phân họ Khỉ ăn lá Colobinae.
Đây là loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động săn bắn trái phép, phá hoại rừng - môi trường sống của chúng và nạn buôn bán động, thực vật hoang dã.
Ở nước ta, lượng cá thể của loài này chiếm tới 83% trên thế giới với khoảng 530 cá thể, tập trung chủ yếu tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, thành phố (TP) Đà Nẵng. Vì vậy, nơi đây được các nhà linh trưởng học trong nước và quốc tế đánh giá là “Vương quốc” của loài Vọoc vá chân nâu, cần phải được bảo vệ vô điều kiện.
Khu bảo tồn đang biến dạng
Trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3, chúng tôi có dịp đến khảo sát Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà. Điều đập ngay vào mắt là khu vực từ độ cao 200m trở xuống của bán đảo trước kia là rừng bản địa, bây giờ các dãy nhà, bến bãi nhấp nhô độc chiếm, cộng với những tuyến đường mới mở len lỏi xuyên qua các cánh rừng.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, riêng khu vực bán đảo Sơn Trà đã có 7 dự án du lịch, trong đó mỗi dự án ít nhất cũng chiếm gần 40ha đất lâm nghiệp. Nhưng hiện tại mới có 2 dự án đưa vào hoạt động, còn 5 dự án “án binh bất động”. Khi “mục sở thị” vùng lõi của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, mới thấy rõ được tác động đáng ngại của các dự án du lịch, kể cả hậu quả của việc mở các tuyến đường lên đây.
Hầu như tiểu khu nào cũng bị xâm hại, một số cánh rừng bị chặt phá nham nhở, ngổn ngang đất đá và lán trại bỏ hoang của công nhân làm đường.
Tiếng chặt cây của các tiều phu cộng với tiếng động cơ ô tô, xe máy của các đoàn người du lịch sinh thái xé nát khung cảnh yên bình vốn có của một Khu bảo tồn. “Bình quân mỗi ngày có khoảng 500 khách du lịch tự do lên đây. Riêng vào dịp lễ, Tết mỗi ngày lên tới hàng chục nghìn lượt người, nhưng lực lượng kiểm lâm không được phép can thiệp trừ khi họ có hành động xâm hại”- ông Lê Phước Bảy, Trưởng trạm Hạt Kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn thừa nhận.
Lẫn trong các đoàn xe cộ đi du lịch sinh thái, không khó nhận biết “thợ săn” đèo sau xe những chiếc lồng bịt kín, hoặc những người lén lút lên đây khai thác lâm sản phụ trái phép. Tại tuyến đường mới mở phía bắc của bán đảo, chúng tôi bắt gặp bà Nguyễn Thị Dạn ở quận Sơn Trà đang ngồi tránh nắng. Bà thật thà cho biết là hàng ngày vẫn trốn lực lượng kiểm lâm lên đây khai thác mây, lấy lá thiên tuế làm vòng hoa và kiếm củi. “Vì không làm như vậy thì lấy gì mà ăn!”- bà Dạn nói.
Ngoài những tác động tiêu cực đến sự đa dạng sinh thái của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà do hoạt động du lịch, mở đường giao thông và săn bắt, khai thác lâm sản trái phép gây ra, Khu bảo tồn này cũng đang đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của 40 hộ dân “khai hoang lập nghiệp” từ nhiều năm trước, tập trung chủ yếu ở Tiểu khu 62.
Hiện không ít hộ đã xây nhà kiên cố và làm kinh tế theo mô hình trang trại. Để tránh những con mắt nhòm ngó, nhà nào cũng “giậu cao rào kín” và trước cổng còn treo thêm tấm biển “Không phận sự miễn vào”?. Đồng thời, sự xâm lấn của giống cây ngoại lai bìm bìm lên tới 800 ha đang giết dần giết mòn những loài cây bản địa, đang là vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý ở địa phương.
Có phải do những tác động xấu nêu trên đối với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nên cho dù được các “chuyên gia” thông thạo từng ngóc ngách Vọoc vá chân nâu ăn ngủ, trực tiếp dẫn đi quần thảo suốt 2 ngày trời, chúng tôi mới may mắn ngó từ xa bóng dáng mờ tỏ của loài linh trưởng “quý tộc” này tại Tiểu khu Sáo Hai. Nhưng như vậy cũng đủ chứng lý khẳng định là loài Vọoc quý hiếm vẫn còn tồn tại nơi đây.
Thực trạng của loài Vọoc
Anh Nguyễn Mạnh Tiến, Phó trưởng Phòng Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà cho biết: Kể từ năm 1969, Vọoc vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà đã được ghi nhận thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu của nhà động vật học Van Peenen (Mỹ) và các cộng sự của ông.
Sau đó là kết quả điều tra của thạc sĩ Đinh Thị Phương Anh, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và các mẫu vật có được từ năm 1997 đến nay, do Chi cục Kiểm lâm TP thu được từ những kẻ săn bắt trái phép.
Được sự tài trợ của Tổ chức Vọoc vá Quốc tế (Douc Langur Foundaion-San Diego, USA), năm 2006, các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Đà Nẵng) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP tiến hành điều tra thực địa loài Vọoc này tại bán đảo Sơn Trà khá bài bản và chi tiết.
Qua đó, các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra kết quả điều tra quan trọng qua những thước phim tư liệu quý giá, khẳng định rõ Vọoc vá chân nâu là một trong số những loài thú lớn còn khá phổ biến và phân bố rộng khắp ở các khu rừng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nhất là những khu rừng có hiện trạng tốt, nhiều cây to và cao như chò đen, trâm...Quan sát trực tiếp tại thực địa, bước đầu họ đã xác định được 12 đàn Vọoc vá với số lượng khoảng 171-198 cá thể. Mỗi đàn trung bình có 14-17 cá thể, một số đàn có cả con đang trưởng thành và con non. Điều này chứng tỏ quần thể Vọoc vá chân nâu nơi đây đã và đang sinh trưởng phát triển tốt.
Tuy vậy, các mối đe dọa làm suy giảm đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nhất là ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của loài Vọoc vá chân nâu đã và đang hiện hữu.
Trước hết, đó là đặc thù địa hình của bán đảo này không có hành lang sinh học tự nhiên, nên những hoạt động của con người đang tác động xấu tới cảnh quan và môi trường trên bán đảo. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao thông và phát triển du lịch sinh thái ngay trong Khu Bảo tồn theo kiểu "mở toang cánh cửa" cho du khách tự do xâm nhập, đã hủy hoại đáng kể đến sự đa dạng sinh học.
Chia sẻ thông tin với chúng tôi, những cán bộ địa phương tâm huyết và các đồng nghiệp thường trú tại Đà Nẵng đều có chung nhận định: Do
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà nằm ở vị trí đắc địa, có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, quần thể rừng và biển hữu tình và lại tiếp giáp với cảng biển Tiên Sa. Nên trong chiến lược phát triển Đà Nẵng trở thành tâm điểm công nghiệp - dịch vụ và du lịch hiện đại của rẻo đất miền Trung, Khu Bảo tồn này khó có thể giữ vẹn nguyên trong cơn lốc xoáy đô thị hóa và du lịch hóa.
Có phải vì thế mà tháng 8/2008, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 6758, chính thức phê duyệt điều chỉnh lại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà đến năm 2020 có diện tích lâm phận 2.591ha, chỉ chiếm gần một nửa so với tổng diện tích tự nhiên của bán đảo Sơn Trà, trong đó có 840 ha rừng đặc dụng bị sử dụng vào mục đích kinh tế - xã hội?
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, tập thể và cả cá nhân ồ ạt nhảy vào chiếm dụng đất lâm nghiệp và cả đất có rừng để xây dựng các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, mở mới những tuyến đường… đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh thái và môi trường sống của loài Vọoc vá chân nâu quý hiếm trên bán đảo này.
Trong buổi làm việc ngắn ngủi với UBND TP Đà Nẵng, có cả đại diện Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...Đề cập về những nguy cơ đang hiện hữu đe dọa Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà, nhất là loài động vật rừng đặc hữu Vọoc vá chân nâu, ông Phan Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng lý giải: Chủ trương của TP là phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học bền vững trên bán đảo Sơn Trà.
Do đó, ngày 17/6/2010, UBND TP đã ra Quyết định số 4537 phê duyệt Đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà” giai đoạn 2010-2020, với tổng kinh phí 40 tỷ đồng. Đây được coi là động thái tích cực nhất của địa phương từ trước đến nay trong việc ngăn chặn nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn, cũng như bảo vệ loài Vọoc vá chân nâu ở đây.
Về các dự án du lịch đã được phê duyệt trong khu vực này nhưng triển khai chậm trễ hoặc làm ảnh hưởng lớn đến cảnh quan sinh thái, UBND TP đã triệu tập các chủ đầu tư yêu cầu phải tiến hành xây dựng đúng như cam kết, nếu vi phạm về tiến độ thời gia và gây biến đổi nghiêm trọng sinh cảnh rừng sẽ bị đình chỉ rút giấy phép.
Còn việc mở các tuyến đường giao thông trong lõi Khu Bảo tồn chia cắt vùng sinh sống của loài Vọoc, TP yêu cầu các chủ đầu tư phải cố gắng giữ lại những cây có tán lớn; đồng thời đã giao cho cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng 13 cầu vượt bằng cây rừng bản địa hoặc bằng thang dừa kết nối lại các khu rừng đang bị cô lập hiện nay.
Riêng các hộ dân đang chiếm dụng đất lâm nghiệp và đất có rừng trên bán đảo Sơn Trà, UBND TP Đà Nẵng chủ trương giữ nguyên hiện trạng vì đa số “do lịch sử để lại”?
Còn vấn đề đối phó với diện tích rừng đang bị cây ngoại lai bìm bìm xâm lấn, UBND Đà Nẵng đã giao cho Bộ Chỉ huy quân sự TP đảm nhiệm và đã phá hủy cây này bằng biện pháp thủ công được 200 ha. Còn triệt phá được tận gốc loài cây này và các loài thực vật ngoại lai khác trên bán đảo Sơn Trà và các cánh rừng khác trên địa bàn, TP đang kêu gọi các nhà khoa học trong và ngoài nước hợp tác giải quyết.
Văn Hào