Về đâu những cánh cò Ngọc Nhị?
05/09/2009 17:00
Vườn cò Ngọc Nhị mỗi khi chiều vê - Ảnh: Minh Sang
Bài 1: Đặc sản 40.000 đồng/con Người dân thấy ở đây một nguồn lợi "trời cho"; nhà quản lý thì khẳng định có sự vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Câu chuyện vườn cò Ngọc Nhị đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức ứng xử với thiên nhiên của công dân và Nhà nước.
Sự đổi thay, đó là điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được sau gần bốn năm quay lại đồi cò Ngọc Nhị (thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội). Con đường đất đỏ liên thôn mấp mô nay được trải bê-tông phẳng lì, hàng rào bảo vệ đồi cò bằng dây kẽm gai hoen gỉ không còn, thay thế vào đó là lưới thép B40 kiên cố, cao vút đầu người. Gần hai chục nhân viên nam nữ trẻ khỏe phục vụ ăn uống làm việc rất có nghề. Khách tham quan du lịch lui tới đồi cò ngày một nhiều, còn gia đình ông Phùng Đoài Học, chủ đồi cò Ngọc Nhị cũng đã sắm được chiếc xe Innova láng cóng. Chỉ duy có điều không thay đổi: cò Ngọc Nhị vẫn bị bắt làm thịt, bị biến thành những món ẩm thực khoái khẩu như cò nướng, cò quay, cò tần, chả cò, thậm chí cả món... lẩu cò phục nhu cầu ăn uống của du khách gần xa.
Qua cánh cổng sắt được làm kiên cố, nằm án ngữ ngay lối vào đồi cò rợp tán tre, vầu, mai, nứa, trúc... là một tấm biển báo hiệu vườn cò được quản lý trật tự và rất bài bản: “Cấm leo trèo gây động mạnh”, “Cấm lấy trứng bắt cò”, “Cấm bẻ măng trong rừng”, “Cấm đốt lửa trong rừng”. Đi sâu mãi trong, nơi gần giáp với tư dinh gia đình ông Học là cả một hệ thống hàng quán - với những dãy nhà sàn có thể phục vụ cùng lúc vài trăm khách nghỉ ngơi, ăn uống.
Trong vai một người chuẩn bị mở quán đặc sản đồng quê trên Thủ đô, tôi tìm gặp vợ ông Học - bà Phùng Thị Lý. “Không được đâu chú ơi. Kể cả chú đặt hàng nhà tôi mỗi ngày dăm chục hay cả trăm con thì tôi cũng chẳng lấy đâu ra cò để bán cho chú. Cò làm thịt bán phục vụ khách tham quan tại vườn mỗi ngày còn chẳng đủ, rồi bà con mấy vùng lân cận nữa chứ. Đấy, như hôm nay, hơn chục đoàn khách, tất cả là 520 người ngồi chặt kín cả dãy nhà sàn. Đông quá nên mỗi người chỉ được ăn có đúng một con rưỡi”.
Cứ theo lời chị Lý, tổng số cò bị bắt, thịt bán phục vụ du khách trong ngày hôm đó lên tới 780 con và hiện tại giá mỗi chú cò sau khi làm lông, quay chín, vàng ươm, thơm ngậy được bán tại vườn với giá 40.000 đồng, tính chi li số tiền thu được từ những con cò - một loài động vật hoang dã lên tới 31,2 triệu đồng.
Hiểu rõ được nguồn thu lợi nhuận “của trời cho” - như lời của chị Lý, bước sang năm 2008, gia đình nhà ông Học tiến hành mua thêm 5 ha đất nông nghiệp liền kề với đồi cò Ngọc Nhị có thời hạn sử dụng 13 năm, nâng tổng diện tích đồi cò lên 12 ha. Sau khi có thêm đất, chủ đồi cò tiếp tục trồng tre, trúc, nứa, vầu... trong đó hơn 2/3 là tre, bởi tre là giống cây mà cò ưa thích làm tổ.
Chúng tôi hỏi bắt cò làm thịt bán nhiều như vậy, liệu đàn cò có kịp sinh trưởng, và có biết như vậy là vi phạm quy định của Nhà nước, chị Lý thủng thẳng quả quyết: “Điều kiện sinh trưởng tốt, khi làm tổ đẻ trứng tuyệt nhiên không bị người ngoài săn bắn trộm, nên gần chục năm nay gia đình vẫn thịt cò mang bán cho khách mà đàn cò vẫn phát triển đều. Còn chính quyền cũng gọi lên luôn, nhưng chỉ nhắc nhở rồi cho về, vì mình bắt cò đậu trên đất nhà mình cơ mà. Với lại Nhà nước có trả mình tiền mua đất, trồng cây để chăm sóc, bảo vệ đàn cò đâu”.
Rời đồi cò Ngọc Nhị, chúng tìm tới khu du lịch sinh thái Đầm Long. Ngỏ ý muốn thưởng thức món đặc sản thịt cò, liền được nhân viên ở đây niềm nở: “Nếu các chú ăn lẩu thì phải mua cò già, cỡ hơn bốn lạng một con. Còn làm món quay hoặc nướng thì tôi lấy cho loại cò mới ra ràng. Ăn mà thấy ngon, muốn mua thêm mang về thì cứ bảo trước tôi một tiếng. Bao nhiêu cũng có”.
05/09/2009 17:00
Vườn cò Ngọc Nhị mỗi khi chiều vê - Ảnh: Minh Sang
Bài 1: Đặc sản 40.000 đồng/con Người dân thấy ở đây một nguồn lợi "trời cho"; nhà quản lý thì khẳng định có sự vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Câu chuyện vườn cò Ngọc Nhị đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức ứng xử với thiên nhiên của công dân và Nhà nước.
Sự đổi thay, đó là điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được sau gần bốn năm quay lại đồi cò Ngọc Nhị (thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội). Con đường đất đỏ liên thôn mấp mô nay được trải bê-tông phẳng lì, hàng rào bảo vệ đồi cò bằng dây kẽm gai hoen gỉ không còn, thay thế vào đó là lưới thép B40 kiên cố, cao vút đầu người. Gần hai chục nhân viên nam nữ trẻ khỏe phục vụ ăn uống làm việc rất có nghề. Khách tham quan du lịch lui tới đồi cò ngày một nhiều, còn gia đình ông Phùng Đoài Học, chủ đồi cò Ngọc Nhị cũng đã sắm được chiếc xe Innova láng cóng. Chỉ duy có điều không thay đổi: cò Ngọc Nhị vẫn bị bắt làm thịt, bị biến thành những món ẩm thực khoái khẩu như cò nướng, cò quay, cò tần, chả cò, thậm chí cả món... lẩu cò phục nhu cầu ăn uống của du khách gần xa.
Qua cánh cổng sắt được làm kiên cố, nằm án ngữ ngay lối vào đồi cò rợp tán tre, vầu, mai, nứa, trúc... là một tấm biển báo hiệu vườn cò được quản lý trật tự và rất bài bản: “Cấm leo trèo gây động mạnh”, “Cấm lấy trứng bắt cò”, “Cấm bẻ măng trong rừng”, “Cấm đốt lửa trong rừng”. Đi sâu mãi trong, nơi gần giáp với tư dinh gia đình ông Học là cả một hệ thống hàng quán - với những dãy nhà sàn có thể phục vụ cùng lúc vài trăm khách nghỉ ngơi, ăn uống.
Trong vai một người chuẩn bị mở quán đặc sản đồng quê trên Thủ đô, tôi tìm gặp vợ ông Học - bà Phùng Thị Lý. “Không được đâu chú ơi. Kể cả chú đặt hàng nhà tôi mỗi ngày dăm chục hay cả trăm con thì tôi cũng chẳng lấy đâu ra cò để bán cho chú. Cò làm thịt bán phục vụ khách tham quan tại vườn mỗi ngày còn chẳng đủ, rồi bà con mấy vùng lân cận nữa chứ. Đấy, như hôm nay, hơn chục đoàn khách, tất cả là 520 người ngồi chặt kín cả dãy nhà sàn. Đông quá nên mỗi người chỉ được ăn có đúng một con rưỡi”.
Cứ theo lời chị Lý, tổng số cò bị bắt, thịt bán phục vụ du khách trong ngày hôm đó lên tới 780 con và hiện tại giá mỗi chú cò sau khi làm lông, quay chín, vàng ươm, thơm ngậy được bán tại vườn với giá 40.000 đồng, tính chi li số tiền thu được từ những con cò - một loài động vật hoang dã lên tới 31,2 triệu đồng.
Hiểu rõ được nguồn thu lợi nhuận “của trời cho” - như lời của chị Lý, bước sang năm 2008, gia đình nhà ông Học tiến hành mua thêm 5 ha đất nông nghiệp liền kề với đồi cò Ngọc Nhị có thời hạn sử dụng 13 năm, nâng tổng diện tích đồi cò lên 12 ha. Sau khi có thêm đất, chủ đồi cò tiếp tục trồng tre, trúc, nứa, vầu... trong đó hơn 2/3 là tre, bởi tre là giống cây mà cò ưa thích làm tổ.
Chúng tôi hỏi bắt cò làm thịt bán nhiều như vậy, liệu đàn cò có kịp sinh trưởng, và có biết như vậy là vi phạm quy định của Nhà nước, chị Lý thủng thẳng quả quyết: “Điều kiện sinh trưởng tốt, khi làm tổ đẻ trứng tuyệt nhiên không bị người ngoài săn bắn trộm, nên gần chục năm nay gia đình vẫn thịt cò mang bán cho khách mà đàn cò vẫn phát triển đều. Còn chính quyền cũng gọi lên luôn, nhưng chỉ nhắc nhở rồi cho về, vì mình bắt cò đậu trên đất nhà mình cơ mà. Với lại Nhà nước có trả mình tiền mua đất, trồng cây để chăm sóc, bảo vệ đàn cò đâu”.
Rời đồi cò Ngọc Nhị, chúng tìm tới khu du lịch sinh thái Đầm Long. Ngỏ ý muốn thưởng thức món đặc sản thịt cò, liền được nhân viên ở đây niềm nở: “Nếu các chú ăn lẩu thì phải mua cò già, cỡ hơn bốn lạng một con. Còn làm món quay hoặc nướng thì tôi lấy cho loại cò mới ra ràng. Ăn mà thấy ngon, muốn mua thêm mang về thì cứ bảo trước tôi một tiếng. Bao nhiêu cũng có”.
Minh San