nguyenhong
Member
Thú quý lâm nguy
Các loại thú quý hiếm của Vườn Quốc gia Cát Tiên như tê giác, bò tót, voi... đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt vì bị con người xâm lấn đất sống, săn bắn
“Đã 2 tuần nay, chúng tôi dùng chó săn lần mò trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên tìm phân tê giác làm xét nghiệm ADN để có phương án bảo tồn hiệu quả nhưng vẫn không thấy”.
Thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, điều phối viên dự án phát triển du lịch sinh thái của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Cát Tiên, cho biết. Theo thạc sĩ Khánh, loại thú đặc biệt quý hiếm này chỉ còn 3-5 cá thể ở VQG Cát Tiên, không phải 5-10 con như nhiều người dự đoán.
Đứng trước cửa tử
Trên thế giới, hiện chỉ có VQG Cát Tiên và VQG Ujung Kulon ở Indonesia tồn tại tê giác một sừng. Tuy nhiên, theo WWF, đây là hai phân loài riêng biệt. Nếu số tê giác của VQG Cát Tiên mất đi cũng đồng nghĩa với việc phân loài này bị tuyệt chủng trên toàn thế giới.
Quý hiếm là thế nhưng hiện tê giác của VQG Cát Tiên lại rất dễ bị tuyệt diệt. Ông Phạm Hữu Khánh cho biết gần chục năm nay không thấy dấu chân của tê giác nhỏ ở Cát Tiên, chứng tỏ chúng không sinh sản ở đây.
Thạc sĩ Khánh lý giải: Tê giác là một loài rất nhạy với mọi sự thay đổi, chúng thích sống cô độc trong vùng sinh cảnh rộng và cần sự yên tĩnh. Trong khi đó, VQG Cát Tiên lại náo loạn với việc người dân sống, canh tác trong vùng lõi; mở đường giao thông, khai thác đá, nổ mìn... khiến chúng bị stress không sinh sản được.
Ngoài tê giác, voi ở VQG Cát Tiên cũng đang đứng trước cửa tử. Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, rầu rĩ: “Gần đây, tình trạng voi chết cứ ám ảnh chúng tôi. VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên di tích Vĩnh Cửu chỉ có 16 con voi nhưng chỉ trong vòng 3 tháng gần đây đã có 6 con chết
Xác một con voi ở Vườn Quốc gia Cát Tiên được phát hiện ngày 8-9. Ảnh: C.T.V
Vụ voi chết mới nhất xảy ra ngày 8-9. Hôm đó, trạm Sa Mách thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên nhận được tin báo voi chết. Đến nơi, các kiểm lâm viên bàng hoàng khi thấy xác một con voi đực nặng khoảng 500 kg đã bắt đầu phân hủy bên dòng suối Sa Mách, cách ranh giới VQG khoảng 1,5 km.
Ông Minh cho chúng tôi xem kết quả giám định nguyên nhân chết của voi gần đây. Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện nhiều chất phốt-pho hữu cơ trong mẫu vật phẩm gửi trưng cầu giám định. Chất này có trong thuốc trừ sâu, diệt cỏ và diệt chuột hiện đã bị cấm.
“Nếu để người dân canh tác, trồng trọt trong khu vực voi sống thì việc họ dùng thuốc độc để phòng vệ voi đến phá hoa màu là khó tránh khỏi. Xung đột giữa voi và người đang lên đỉnh điểm” - một cán bộ VQG Cát Tiên nhận định.
"Hàng nóng" hoành hành
Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên được xem là lớn nhất VN với khoảng 110 con, song cũng đang lâm nguy. Trung bình mỗi năm, kiểm lâm Cát Tiên phát hiện 2-3 con bò tót bỏ mạng vì súng thợ săn.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, ngoài súng quân dụng, súng thể thao, hiện lực lượng kiểm lâm đang rất lo ngại xu hướng dùng súng tự chế để săn hạ thú quý ngày càng gia tăng. Ông Minh cho biết cách nay vài năm, súng tự chế phải đưa từ Lạng Sơn - Cao Bằng vào nhưng hiện thợ săn địa phương đã “làm chủ công nghệ” chế súng, vì vậy số lượng thú quý bị tiêu diệt trong VQG ngày càng báo động.
Súng săn tự chế của lâm tặc bị kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên thu giữ
“Khi bắn, đạn súng tự chế phun ra theo hình xoắn ốc với hàng loạt viên bi sắt. Bất cứ con gì cũng có thể chết nếu ở trong tầm bắn của súng này” - một kiểm lâm viên miêu tả.
Súng tự chế được giới thợ săn ưa chuộng còn vì chỉ bị xử phạt hành chính nếu bị bắt. Chỉ riêng trong tháng 8-2009, hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên đã thu được 11 khẩu súng săn tự chế. Trước đó, trong năm 2008, hạt cũng đã thu giữ trên 50 súng loại này.
Địa bàn nóng nhất về săn bắn thú hiện nay là khu vực giáp ranh VQG với xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. “Dùng súng tự chế đi săn chỉ bị phạt vài trăm ngàn đồng, trong khi bắn một con thú nặng hơn 1 kg bán được hàng triệu đồng bỏ túi. Cứ đà này, rồi đây VQG Cát Tiên sẽ không còn thú quý” - một cán bộ Phòng Tổ chức hành chính VQG Cát Tiên lo ngại.
Trận đối đầu kinh hoàng
Các cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đến giờ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại trận đối đầu với toán lâm tặc bịt mặt đầu năm 2009 ở khu vực Bàu Sấu. Hôm đó, nhận được tin báo sẽ có người vào săn bắt cá sấu và động vật hoang dã tại Bàu Sấu, hạt kiểm lâm liền cử 5 người đến tuần tra.
Trưa, tổ tuần tra giáp mặt 25 người bịt mặt mang theo hung khí và máy xung điện. Khi kiểm lâm viên Quách Anh Minh tới kiểm tra, toán lâm tặc ùa lên tấn công.
Một kiểm lâm viên bắn 3 phát súng chỉ thiên nhưng lâm tặc vẫn hung hăng vác máy xung điện, dao, mã tấu lao tới chích, chém tổ tuần tra xối xả. Kiểm lâm viên liên tục bắn súng xuống đất cảnh báo nhưng vẫn không cản được toán lâm tặc, đành vừa chống đỡ vừa rút lui.
Tuy nhiên, toán lâm tặc đã chặn đường rút của họ. Bị mắc kẹt giữa hàng chục tên lâm tặc, anh Minh rút súng bắn giải vây nhưng đạn không nổ. Lâm tặc ùa lên hét: “Chém chết kiểm lâm!”.
Minh liền nhảy vào đám cỏ tranh rậm rạp ẩn nấp. Toán lâm tặc quyết truy sát, la lớn: “Đốt đám cỏ này luôn!”. Tuy nhiên, có lẽ do sợ lực lượng kiểm lâm đến hỗ trợ nên toán lâm tặc đã tháo chạy sau đó.
KIM CƯƠNG - TRÚC LY
“Xẻ thịt” rừng cấm
Tuy là rừng cấm nhưng trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn hàng ngàn người dân sinh sống và liên tục phá rừng làm rẫy. Bên cạnh đó, nhiều điều bất cập khác đã khiến rừng Cát Tiên “chảy máu” hằng ngày
Đang lưu thông trên địa phận xã Núi Tượng, huyện Tân Phú -Đồng Nai, xe chúng tôi va vào xe một người đàn ông chở hai khúc gỗ đỏ từ Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên ra. Dù bị té ngã nhưng ông ta không phàn nàn một lời nào mà vội vã dựng xe lên rồi phóng như bay. Tò mò, chúng tôi chạy theo và phát hiện ông ta đưa hai khúc gỗ vào một cơ sở chế biến gần đó.
Lâm tặc hạ cây, cưa xẻ ngay trong VQG Cát Tiên. Ảnh: C.T.V
Lâm tặc ngày càng táo tợn,manh động
Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên cho biết chỉ tính riêng địa phận giáp ranh vườn với huyện Tân Phú, đã có khoảng 10 cơ sở chế biến gỗ không giấy phép. Đây chính là điểm tập kết chính của những cây cổ thụ bị đốn hạ trong VQG.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, lâm tặc ngày càng táo tợn, manh động.
Chúng không đốn từng cây rồi đưa khỏi rừng mà dùng cưa máy hạ hàng loạt, sau đó xẻ cây thành từng hộp hoặc phách nhỏ tại chỗ để dễ dàng vận chuyển. Lâm tặc không đi riêng lẻ mà lập nhóm 5-20 người, với sự phân công chặt chẽ.
Chỉ trong vòng 2-3 giờ, một nhóm lâm tặc có thể đốn hạ, “xẻ thịt” một cây gõ đỏ hàng chục mét khối. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2009, hạt đã lập hồ sơ xử lý 57 vụ vi phạm với lượng gỗ thất thoát hơn 153 m3. Trong đó, có trên 16 ha rừng gỗ cẩm bị chặt trắng.
Ông Minh lo ngại: “Lâm tặc phải chặt hạ cây và lấy đi ít nhất 5 m3 gỗ quý thuộc nhóm I mới bị khởi tố. Lợi dụng điều này, nhiều lâm tặc đốn hạ hàng loạt gỗ quý nhưng ít khi phải chịu tội”. Điển hình là vụ L.V.S và đồng bọn ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú chặt hạ, cưa xẻ gõ đỏ giữa rừng Cát Tiên.
Bị kiểm lâm bắt quả tang, S. thừa nhận đã “xẻ thịt” 7,392 m3 gỗ, song tại cơ quan điều tra sau đó, y phản cung, chỉ khai cưa xẻ để lấy 1,33 m3 và không thừa nhận việc chặt hạ cây. Cơ quan điều tra không đủ chứng cứ buộc tội S. nên vụ việc chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính.
Tương tự, ngày 12-8-2008, nhân viên Trạm Kiểm lâm Núi Tượng bắt quả tang 7 lâm tặc đang cưa xẻ 7,838 m3 gõ đỏ. Tuy nhiên, 5 người này chỉ thừa nhận cưa xẻ nhưng không tham gia đốn hạ cây, do vậy cũng chưa đủ cơ sở để khởi tố vụ án.
Không đốt rừng thì ăn cái gì?!
Đi sâu vào VQG Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên - Lâm Đồng, chúng tôi bần thần khi phải liên tục chứng kiến cảnh những khoảnh rừng bị thiêu rụi để chuẩn bị trồng hoa màu. Sau những cánh rừng già, cứ một đoạn lại hiện lên nhiều ngôi nhà của đồng bào dân tộc ít người.
Ghé vào một ngôi nhà tranh xập xệ giả vờ xin nước uống, chúng tôi hỏi chủ nhân - một cô gái còn khá trẻ: “Vì sao nhiều khoảnh rừng gần nhà chị bị thiêu rụi?”. Cô gái thản nhiên: “Không đốt rừng thì ăn cái gì?”! Đến thôn 3, thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, nhiều người dân còn khoe với chúng tôi: “Hồi năm 2005-2006, đồng bào ở đây phá được mấy chục ha rừng để mở đường, làm rẫy đấy. Bây giờ chính quyền và kiểm lâm làm nghiêm quá nên ít phá rồi”...
VQG Cát Tiên là rừng cấm nhưng trong vùng lõi lại có khoảng 2.000 người dân sinh sống. Trong đó, toàn xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên với hơn 300 hộ - 1.400 người lọt giữa vùng lõi của VQG. Chưa kể, nhiều người dân ở khu vực giáp ranh VQG còn có hàng trăm hecta đất canh tác nằm trong địa phận vườn.
Chỉ tính riêng ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú - Đồng Nai đã có 67 hộ canh tác trên diện tích hơn 63 ha thuộc địa phận VQG Cát Tiên. Sau nhiều lần bàn tính về việc hoán đất canh tác nằm ngoài VQG Cát Tiên cho số hộ dân này, mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản đến VQG thông báo... chấp thuận cho người dân xã Tà Lài tiếp tục canh tác trong địa phận vườn!
Phá rừng vì dự án treo
Từ đầu năm 2009 đến nay, Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã lập hồ sơ xử phạt hành chính 45 trường hợp vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy với tổng diện tích hơn 8,2 ha. Trong đó, khu vực Tây Cát Tiên nằm trên phần địa giới hành chính huyện Tân Phú - Đồng Nai có 10 trường hợp với diện tích thiệt hại hơn 2,7 ha; khu vực Cát Lộc nằm trên phần địa giới hành chính huyện Cát Tiên - Lâm Đồng có 34 trường hợp với diện tích thiệt hại hơn 5,5 ha.
Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên cho biết từ năm 1999, Bộ NN-PTNN đã có chủ trương thực hiện dự án tái định cư, chuyển nhà cửa và đất canh tác của các hộ dân ra khỏi địa phận VQG. Tuy nhiên, mãi đến năm 2006, mới chỉ có 2 buôn với khoảng vài chục hộ dân được chuyển đi nơi khác.
Sau đó, dự án cứ giậm chân tại chỗ đến nay do thiếu tiền. Trong khi dự án này bị treo thì nhiều địa phương lại có chủ trương không đầu tư vào những thôn, xã nằm trong kế hoạch di dời. Vì vậy, điều kiện sống của những người dân trong vùng lõi VQG vốn đã khó khăn lại càng khốn khổ. Một cán bộ VQG Cát Tiên bức xúc: “Chúng tôi đã hứa với dân sẽ chuyển họ đi nơi khác sống tốt hơn và yêu cầu họ đừng phá rừng làm rẫy nữa, song hứa hoài mà không thực hiện được nên họ ấm ức, cứ tiếp tục phá rừng”.
Phối hợp không nhịp nhàng
“Hạt của chúng tôi có 125 kiểm lâm viên với 16 trạm gác. Đây là hạt kiểm lâm lớn nhất nước nhưng vẫn không giữ được rừng khỏi chảy máu”, ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, thổ lộ. Theo ông Minh, một trong những nguyên nhân chính khiến nạn phá rừng ở VQG ngày càng nghiêm trọng là do sự phối hợp không nhịp nhàng giữa kiểm lâm với chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm nên mức độ răn đe không cao.
Trong khi UBND huyện Bù Đăng - Bình Phước đã thống nhất tổ chức cưỡng chế những trường hợp phá rừng bị xử phạt hành chính nhưng không chấp hành thì UBND huyện Tân Phú - Đồng Nai và UBND huyện Cát Tiên - Lâm Đồng lại không đồng ý cưỡng chế.
KIM CƯƠNG- TRÚC LY
Thủy điện vây kín
Trong khi đang tiến hành các thủ tục đăng ký thành khu di sản thiên nhiên thế giới, Vườn Quốc gia Cát Tiên lại bị nhiều dự án thủy điện đe dọa. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là rừng cấm nhưng trong vùng lõi, hàng ngàn người dân vẫn còn sinh sống và liên tục đốn hạ cây hiếm, săn diệt thú quý
Hệ thống sông Đồng Nai được đánh giá có tiềm năng thủy điện lớn thứ hai cả nước với công suất 2.944 MW. Trên dòng chính của sông này hiện có 9 công trình thủy điện đã vận hành, đang xây dựng hoặc xin lập dự án đầu tư. Trong đó, nhiều thủy điện đang bao vây, đe dọa khu sinh quyển Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên (thuộc 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng).
100km: 5 thuỷ điện
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên, cho biết xung quanh VQG hiện có 5 dự án thủy điện tác động trực tiếp, gồm: Đồng Nai 5, Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A, Đức Thành và Đạ Kho (Đồng Nai 7). Các công trình này nằm trên 100 km dọc sông Đồng Nai từ thượng nguồn đến hạ nguồn VQG.
Trong 5 dự án này, thủy điện Đồng Nai 5 do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy công trình sẽ gây ngập khoảng 200 ha rừng của VQG nên EVN phải chuyển dự án lên phía thượng lưu thuộc xã Gia Nghĩa, huyện Đắk R’lấp - Đắk Nông và xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng.
Còn thủy điện Đồng Nai 6 vốn được quy hoạch từ năm 2002 với công suất 180 MW, do Công ty CP Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Sau khi khảo sát, chủ đầu tư nhận thấy thủy điện này sẽ tác động đến môi trường do vùng ngập lòng hồ quá lớn làm ảnh hưởng tới VQG nên đã xin hiệu chỉnh thành hai dự án Đồng Nai 6 (135 MW) và Đồng Nai 6A (106 MW) nằm tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp - Đắk Nông; các xã Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng và xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng - Bình Phước.
Cách đó khoảng 20 km về phía hạ nguồn là dự án thủy điện Đức Thành của Công ty CP Đức Hòa. Dự án này nằm tại tỉnh Lâm Đồng, tiếp giáp với VQG Cát Tiên.
Xâm hại vùng sinh cảnh tê giác,bò tót
Trên cơ sở quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, trong tháng 9-2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc bổ sung hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A vào danh mục các dự án nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. Thực tế, sau khi xin hiệu chỉnh lại dự án, diện tích VQG Cát Tiên bị ngập do hai thủy điện này là 137,5 ha; diện tích rừng phòng hộ bị ngập 230,52 ha.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Khoa học kỹ thuật VQG Cát Tiên, cho biết ban giám đốc VQG đang rất lo ngại vì theo quy hoạch, VQG bị vây bọc bởi các nhà máy thủy điện. Chỉ tính riêng hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã bao chiếm diện tích rất lớn vùng lõi của VQG. Đặc biệt, trong đó có phần diện tích thuộc xã Cát Phước 2, huyện Cát Tiên – nơi gần vùng sinh cảnh của tê giác một sừng còn sót lại trên thế giới.
Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cát Tiên sẽ bị tác động rất lớn nếu xây dựng thủy điện Đạ Kho vì chỉ cách 500 m. Ảnh: LY CƯƠNG
Trong khi đó, Ban Giám đốc VQG Cát Tiên đang tiến hành các thủ tục đăng ký khu dự trữ sinh quyển thế giới này thành khu di sản thiên nhiên thế giới. Nghiêm trọng hơn, việc xây dựng vài dự án thủy điện tác động vùng đệm và vùng lõi trong tương lai có thể làm thay đổi, chia cắt sinh cảnh VQG này, nhất là nguy cơ rất lớn dẫn đến thay đổi hệ thủy văn vùng sinh cảnh tối ưu của loài bò tót và nhiều động vật thủy sinh khác.
Liên tục kêu cứu
Trước tình trạng hệ thống thủy điện đe dọa trực tiếp VQG Cát Tiên, ngày 3-9, Giám đốc Trần Văn Thành đã có văn bản trả lời Công ty CP Đức Hòa về dự án bổ sung xây dựng thủy điện Đức Thành trên sông Đồng Nai. Theo đó, vị trí nhà máy thủy điện Đức Thành chỉ cách ranh giới VQG Cát Tiên khoảng 600 m, khi tiến hành xây dựng và vận hành công trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn của VQG, đặc biệt là quần thể tê giác đang sinh sống tại đây.
Trong văn bản trả lời về dự án thủy điện Đạ Kho ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng (do Công ty CP Tư vấn Đầu tư - Xây dựng giao thông Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư, công suất chỉ 35 MW), Ban Giám đốc VQG Cát Tiên cho rằng việc ngăn đập thủy điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ ngập nước Bàu Sấu - Cát Tiên nằm trong Công ước Ramsar thế giới.
Khi dự án đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên và gây sạt lở đất ven sông Đồng Nai. Ngoài ra, vị trí thủy điện Đạ Kho chỉ cách Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cát Tiên khoảng 500 m (do tổ chức quốc tế đài thọ kinh phí xây dựng) nên sẽ tác động rất lớn đến việc cứu hộ và bảo tồn loại thú quý này.
Ông Hà Công Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, cho biết Cục Kiểm lâm đã có văn bản đề nghị đình chỉ một dự án thủy điện vì ảnh hưởng đến VQG Yook Đôn - Đắk Lắk; đồng thời đang lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A, Đạ Kho và Đức Thành. Nếu dự án nào chia cắt sinh cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến VQG Cát Tiên, cục sẽ báo cáo Bộ NN-PTNT xin ý kiến.
Đánh đổi quá rẻ
Theo thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, điều phối viên dự án phát triển du lịch sinh thái của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Cát Tiên, VQG Cát Tiên là lá phổi của Đông Nam Bộ. Năm 2005, UNESCO đã công nhận VQG này là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nếu xây dựng thủy điện tại đây sẽ dẫn đến 2 nguy cơ.
Thứ nhất, VQG Cát Tiên hiện chỉ còn khoảng 3-5 con tê giác của thế giới, trong khi một công trình thủy điện chỉ có công suất vài trăm MW, đánh đổi như vậy sẽ quá rẻ.
Thứ hai, Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang tiến hành các thủ tục đăng ký trở thành khu di sản thiên nhiên thế giới. Việc xây dựng vài dự án thủy điện có thể làm thay đổi và chia cắt sinh cảnh ở đây.
KIM CƯƠNG – TRÚC LY
Phá khu bảo tồn xây thủy điện
Nhà máy Thủy điện A Chò nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Quảng Trị chuẩn bị khởi công xây dựng đã gây bức xúc cho nhiều người dân cũng như cơ quan chức năng địa phương
Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, dự án Nhà máy Thủy điện A Chò được xây dựng ở bản Tà Lao, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, có vốn đầu tư ban đầu 167 tỉ đồng, công suất 9,4 MW.
Ảnh hưởng 4.000 ha rừng già
Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện A Chò, theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, nhằm bổ sung nguồn năng lượng điện, cải thiện môi trường, góp phần giảm lũ và cấp nước cho vùng hạ lưu... Tuy nhiên, cuối tháng 9-2009, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về tác động của dự án thủy điện này đến Khu BTTN Đakrông.
Ông Lê Văn Quý, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Toàn bộ dự án Nhà máy Thủy điện A Chò nằm trong Khu BTTN Đakrông. Diện tích trong Khu BTTN Đakrông phải “hy sinh” để phục vụ cho dự án thủy điện này là 38 ha rừng cổ thụ và 15 ha đất khe suối, không nhiều lắm nhưng phạm vi rừng bị ảnh hưởng rất lớn, đến 4.000 ha. Đây là những tiểu khu rừng già, trữ lượng gỗ lớn nhất trong khu bảo tồn”.
Gà lôi lam, giống gà quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới hiện chỉ còn ở Khu BTTN Đakrông,
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xây dựng thủy điện A Chò
Theo ông Quý, khu vực triển khai dự án thủy điện nằm ở trung tâm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở Khu BTTN Đakrông, là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đakrông, vùng có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu của VN và thế giới, như: gà lôi lam mào trắng (giống gà có tên trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ còn ở vùng rừng Đakrông), sao la, gấu ngựa, gụ lau, kim giao, lan kim tuyến... sinh sống.
Hầu hết các hạng mục công trình của thủy điện A Chò, như: hồ chứa, đập dâng, kênh dẫn, đường ống áp lực, đường vận hành... nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; khu nhà máy và nhà quản lý vận hành nằm trong phân khu phục hồi sinh thái...
Một góc Khu BTTN Đakrông, nơi sẽ xây thủy điện A Chò
Khu BTTN Đakrông được tỉnh Quảng Trị và Bộ NN-PTNT quyết định thành lập vào năm 2000, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại đây. Ông Quý nhận xét: “Khi công trình được xây dựng, đường sá mở mang sẽ chia cắt Khu BTTN Đakrông thành hai khu độc lập; cảnh quan thiên nhiên thay đổi, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học ở đây. Trong khi đó, Quyết định 186 ngày 14-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý rừng đã nêu rõ: Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu BTTN, cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên”.
Loạn dự án thuỷ điện
Vào tháng 3-2008, Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc thực hiện đầu tư dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 3-2008, toàn Quảng Trị có 17 dự án thủy điện nhỏ, chủ yếu nằm ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa, trong đó có thủy điện A Chò.
Ngay thời điểm này, đã có nhiều ý kiến của người dân và cơ quan chức năng địa phương không đồng tình làm thủy điện A Chò. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho Sở Công Thương công khai quy hoạch thủy điện nhỏ trong tỉnh, cũng như điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, riêng trên sông Đakrông dài 85 km chảy qua địa phận huyện Đakrông có ít nhất 6 công trình thủy điện đã và đang chuẩn bị khởi công, xây dựng. Đó là thủy điện Đakrông 1, 2, 3, 4; thủy điện Sêpaling và thủy điện A Chò.
Đừng động đến khu bảo tồn!
Ông Võ Trực Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Quảng Trị, bày tỏ: “Sở Tài nguyên – Môi trường chúng tôi lo ngại việc xây dựng thủy điện A Chò sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và thiên nhiên của Khu BTTN Đakrông.
Quan điểm của sở là đừng động đến khu BTTN này vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Tỉnh nên giới thiệu cho nhà đầu tư một địa điểm khác thích hợp hơn”.
Ông Khổng Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, cũng phản đối: “Chúng tôi không đồng tình việc xây dựng thủy điện A Chò trong Khu BTTN Đakrông vì nó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học và tài nguyên rừng đặc dụng ở đây”.
Bài và ảnh: LINH AN
Các loại thú quý hiếm của Vườn Quốc gia Cát Tiên như tê giác, bò tót, voi... đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt vì bị con người xâm lấn đất sống, săn bắn
“Đã 2 tuần nay, chúng tôi dùng chó săn lần mò trong những cánh rừng của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên tìm phân tê giác làm xét nghiệm ADN để có phương án bảo tồn hiệu quả nhưng vẫn không thấy”.
Thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, điều phối viên dự án phát triển du lịch sinh thái của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Cát Tiên, cho biết. Theo thạc sĩ Khánh, loại thú đặc biệt quý hiếm này chỉ còn 3-5 cá thể ở VQG Cát Tiên, không phải 5-10 con như nhiều người dự đoán.
Đứng trước cửa tử
Trên thế giới, hiện chỉ có VQG Cát Tiên và VQG Ujung Kulon ở Indonesia tồn tại tê giác một sừng. Tuy nhiên, theo WWF, đây là hai phân loài riêng biệt. Nếu số tê giác của VQG Cát Tiên mất đi cũng đồng nghĩa với việc phân loài này bị tuyệt chủng trên toàn thế giới.
Quý hiếm là thế nhưng hiện tê giác của VQG Cát Tiên lại rất dễ bị tuyệt diệt. Ông Phạm Hữu Khánh cho biết gần chục năm nay không thấy dấu chân của tê giác nhỏ ở Cát Tiên, chứng tỏ chúng không sinh sản ở đây.
Thạc sĩ Khánh lý giải: Tê giác là một loài rất nhạy với mọi sự thay đổi, chúng thích sống cô độc trong vùng sinh cảnh rộng và cần sự yên tĩnh. Trong khi đó, VQG Cát Tiên lại náo loạn với việc người dân sống, canh tác trong vùng lõi; mở đường giao thông, khai thác đá, nổ mìn... khiến chúng bị stress không sinh sản được.
Ngoài tê giác, voi ở VQG Cát Tiên cũng đang đứng trước cửa tử. Ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, rầu rĩ: “Gần đây, tình trạng voi chết cứ ám ảnh chúng tôi. VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên di tích Vĩnh Cửu chỉ có 16 con voi nhưng chỉ trong vòng 3 tháng gần đây đã có 6 con chết
Xác một con voi ở Vườn Quốc gia Cát Tiên được phát hiện ngày 8-9. Ảnh: C.T.V
Vụ voi chết mới nhất xảy ra ngày 8-9. Hôm đó, trạm Sa Mách thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên nhận được tin báo voi chết. Đến nơi, các kiểm lâm viên bàng hoàng khi thấy xác một con voi đực nặng khoảng 500 kg đã bắt đầu phân hủy bên dòng suối Sa Mách, cách ranh giới VQG khoảng 1,5 km.
Ông Minh cho chúng tôi xem kết quả giám định nguyên nhân chết của voi gần đây. Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện nhiều chất phốt-pho hữu cơ trong mẫu vật phẩm gửi trưng cầu giám định. Chất này có trong thuốc trừ sâu, diệt cỏ và diệt chuột hiện đã bị cấm.
“Nếu để người dân canh tác, trồng trọt trong khu vực voi sống thì việc họ dùng thuốc độc để phòng vệ voi đến phá hoa màu là khó tránh khỏi. Xung đột giữa voi và người đang lên đỉnh điểm” - một cán bộ VQG Cát Tiên nhận định.
"Hàng nóng" hoành hành
Quần thể bò tót ở VQG Cát Tiên được xem là lớn nhất VN với khoảng 110 con, song cũng đang lâm nguy. Trung bình mỗi năm, kiểm lâm Cát Tiên phát hiện 2-3 con bò tót bỏ mạng vì súng thợ săn.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, ngoài súng quân dụng, súng thể thao, hiện lực lượng kiểm lâm đang rất lo ngại xu hướng dùng súng tự chế để săn hạ thú quý ngày càng gia tăng. Ông Minh cho biết cách nay vài năm, súng tự chế phải đưa từ Lạng Sơn - Cao Bằng vào nhưng hiện thợ săn địa phương đã “làm chủ công nghệ” chế súng, vì vậy số lượng thú quý bị tiêu diệt trong VQG ngày càng báo động.
Súng săn tự chế của lâm tặc bị kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên thu giữ
“Khi bắn, đạn súng tự chế phun ra theo hình xoắn ốc với hàng loạt viên bi sắt. Bất cứ con gì cũng có thể chết nếu ở trong tầm bắn của súng này” - một kiểm lâm viên miêu tả.
Súng tự chế được giới thợ săn ưa chuộng còn vì chỉ bị xử phạt hành chính nếu bị bắt. Chỉ riêng trong tháng 8-2009, hạt kiểm lâm VQG Cát Tiên đã thu được 11 khẩu súng săn tự chế. Trước đó, trong năm 2008, hạt cũng đã thu giữ trên 50 súng loại này.
Địa bàn nóng nhất về săn bắn thú hiện nay là khu vực giáp ranh VQG với xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. “Dùng súng tự chế đi săn chỉ bị phạt vài trăm ngàn đồng, trong khi bắn một con thú nặng hơn 1 kg bán được hàng triệu đồng bỏ túi. Cứ đà này, rồi đây VQG Cát Tiên sẽ không còn thú quý” - một cán bộ Phòng Tổ chức hành chính VQG Cát Tiên lo ngại.
Trận đối đầu kinh hoàng
Các cán bộ, nhân viên Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đến giờ vẫn còn kinh hãi khi nhớ lại trận đối đầu với toán lâm tặc bịt mặt đầu năm 2009 ở khu vực Bàu Sấu. Hôm đó, nhận được tin báo sẽ có người vào săn bắt cá sấu và động vật hoang dã tại Bàu Sấu, hạt kiểm lâm liền cử 5 người đến tuần tra.
Trưa, tổ tuần tra giáp mặt 25 người bịt mặt mang theo hung khí và máy xung điện. Khi kiểm lâm viên Quách Anh Minh tới kiểm tra, toán lâm tặc ùa lên tấn công.
Một kiểm lâm viên bắn 3 phát súng chỉ thiên nhưng lâm tặc vẫn hung hăng vác máy xung điện, dao, mã tấu lao tới chích, chém tổ tuần tra xối xả. Kiểm lâm viên liên tục bắn súng xuống đất cảnh báo nhưng vẫn không cản được toán lâm tặc, đành vừa chống đỡ vừa rút lui.
Tuy nhiên, toán lâm tặc đã chặn đường rút của họ. Bị mắc kẹt giữa hàng chục tên lâm tặc, anh Minh rút súng bắn giải vây nhưng đạn không nổ. Lâm tặc ùa lên hét: “Chém chết kiểm lâm!”.
Minh liền nhảy vào đám cỏ tranh rậm rạp ẩn nấp. Toán lâm tặc quyết truy sát, la lớn: “Đốt đám cỏ này luôn!”. Tuy nhiên, có lẽ do sợ lực lượng kiểm lâm đến hỗ trợ nên toán lâm tặc đã tháo chạy sau đó.
KIM CƯƠNG - TRÚC LY
“Xẻ thịt” rừng cấm
Tuy là rừng cấm nhưng trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn hàng ngàn người dân sinh sống và liên tục phá rừng làm rẫy. Bên cạnh đó, nhiều điều bất cập khác đã khiến rừng Cát Tiên “chảy máu” hằng ngày
Đang lưu thông trên địa phận xã Núi Tượng, huyện Tân Phú -Đồng Nai, xe chúng tôi va vào xe một người đàn ông chở hai khúc gỗ đỏ từ Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên ra. Dù bị té ngã nhưng ông ta không phàn nàn một lời nào mà vội vã dựng xe lên rồi phóng như bay. Tò mò, chúng tôi chạy theo và phát hiện ông ta đưa hai khúc gỗ vào một cơ sở chế biến gần đó.
Lâm tặc hạ cây, cưa xẻ ngay trong VQG Cát Tiên. Ảnh: C.T.V
Lâm tặc ngày càng táo tợn,manh động
Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên cho biết chỉ tính riêng địa phận giáp ranh vườn với huyện Tân Phú, đã có khoảng 10 cơ sở chế biến gỗ không giấy phép. Đây chính là điểm tập kết chính của những cây cổ thụ bị đốn hạ trong VQG.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, lâm tặc ngày càng táo tợn, manh động.
Chúng không đốn từng cây rồi đưa khỏi rừng mà dùng cưa máy hạ hàng loạt, sau đó xẻ cây thành từng hộp hoặc phách nhỏ tại chỗ để dễ dàng vận chuyển. Lâm tặc không đi riêng lẻ mà lập nhóm 5-20 người, với sự phân công chặt chẽ.
Chỉ trong vòng 2-3 giờ, một nhóm lâm tặc có thể đốn hạ, “xẻ thịt” một cây gõ đỏ hàng chục mét khối. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2009, hạt đã lập hồ sơ xử lý 57 vụ vi phạm với lượng gỗ thất thoát hơn 153 m3. Trong đó, có trên 16 ha rừng gỗ cẩm bị chặt trắng.
Ông Minh lo ngại: “Lâm tặc phải chặt hạ cây và lấy đi ít nhất 5 m3 gỗ quý thuộc nhóm I mới bị khởi tố. Lợi dụng điều này, nhiều lâm tặc đốn hạ hàng loạt gỗ quý nhưng ít khi phải chịu tội”. Điển hình là vụ L.V.S và đồng bọn ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú chặt hạ, cưa xẻ gõ đỏ giữa rừng Cát Tiên.
Bị kiểm lâm bắt quả tang, S. thừa nhận đã “xẻ thịt” 7,392 m3 gỗ, song tại cơ quan điều tra sau đó, y phản cung, chỉ khai cưa xẻ để lấy 1,33 m3 và không thừa nhận việc chặt hạ cây. Cơ quan điều tra không đủ chứng cứ buộc tội S. nên vụ việc chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính.
Tương tự, ngày 12-8-2008, nhân viên Trạm Kiểm lâm Núi Tượng bắt quả tang 7 lâm tặc đang cưa xẻ 7,838 m3 gõ đỏ. Tuy nhiên, 5 người này chỉ thừa nhận cưa xẻ nhưng không tham gia đốn hạ cây, do vậy cũng chưa đủ cơ sở để khởi tố vụ án.
Không đốt rừng thì ăn cái gì?!
Đi sâu vào VQG Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên - Lâm Đồng, chúng tôi bần thần khi phải liên tục chứng kiến cảnh những khoảnh rừng bị thiêu rụi để chuẩn bị trồng hoa màu. Sau những cánh rừng già, cứ một đoạn lại hiện lên nhiều ngôi nhà của đồng bào dân tộc ít người.
Ghé vào một ngôi nhà tranh xập xệ giả vờ xin nước uống, chúng tôi hỏi chủ nhân - một cô gái còn khá trẻ: “Vì sao nhiều khoảnh rừng gần nhà chị bị thiêu rụi?”. Cô gái thản nhiên: “Không đốt rừng thì ăn cái gì?”! Đến thôn 3, thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, nhiều người dân còn khoe với chúng tôi: “Hồi năm 2005-2006, đồng bào ở đây phá được mấy chục ha rừng để mở đường, làm rẫy đấy. Bây giờ chính quyền và kiểm lâm làm nghiêm quá nên ít phá rồi”...
VQG Cát Tiên là rừng cấm nhưng trong vùng lõi lại có khoảng 2.000 người dân sinh sống. Trong đó, toàn xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên với hơn 300 hộ - 1.400 người lọt giữa vùng lõi của VQG. Chưa kể, nhiều người dân ở khu vực giáp ranh VQG còn có hàng trăm hecta đất canh tác nằm trong địa phận vườn.
Chỉ tính riêng ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú - Đồng Nai đã có 67 hộ canh tác trên diện tích hơn 63 ha thuộc địa phận VQG Cát Tiên. Sau nhiều lần bàn tính về việc hoán đất canh tác nằm ngoài VQG Cát Tiên cho số hộ dân này, mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản đến VQG thông báo... chấp thuận cho người dân xã Tà Lài tiếp tục canh tác trong địa phận vườn!
Phá rừng vì dự án treo
Từ đầu năm 2009 đến nay, Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã lập hồ sơ xử phạt hành chính 45 trường hợp vi phạm quy định về phá rừng để làm nương rẫy với tổng diện tích hơn 8,2 ha. Trong đó, khu vực Tây Cát Tiên nằm trên phần địa giới hành chính huyện Tân Phú - Đồng Nai có 10 trường hợp với diện tích thiệt hại hơn 2,7 ha; khu vực Cát Lộc nằm trên phần địa giới hành chính huyện Cát Tiên - Lâm Đồng có 34 trường hợp với diện tích thiệt hại hơn 5,5 ha.
Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên cho biết từ năm 1999, Bộ NN-PTNN đã có chủ trương thực hiện dự án tái định cư, chuyển nhà cửa và đất canh tác của các hộ dân ra khỏi địa phận VQG. Tuy nhiên, mãi đến năm 2006, mới chỉ có 2 buôn với khoảng vài chục hộ dân được chuyển đi nơi khác.
Sau đó, dự án cứ giậm chân tại chỗ đến nay do thiếu tiền. Trong khi dự án này bị treo thì nhiều địa phương lại có chủ trương không đầu tư vào những thôn, xã nằm trong kế hoạch di dời. Vì vậy, điều kiện sống của những người dân trong vùng lõi VQG vốn đã khó khăn lại càng khốn khổ. Một cán bộ VQG Cát Tiên bức xúc: “Chúng tôi đã hứa với dân sẽ chuyển họ đi nơi khác sống tốt hơn và yêu cầu họ đừng phá rừng làm rẫy nữa, song hứa hoài mà không thực hiện được nên họ ấm ức, cứ tiếp tục phá rừng”.
Phối hợp không nhịp nhàng
“Hạt của chúng tôi có 125 kiểm lâm viên với 16 trạm gác. Đây là hạt kiểm lâm lớn nhất nước nhưng vẫn không giữ được rừng khỏi chảy máu”, ông Nguyễn Văn Minh, Hạt phó Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên, thổ lộ. Theo ông Minh, một trong những nguyên nhân chính khiến nạn phá rừng ở VQG ngày càng nghiêm trọng là do sự phối hợp không nhịp nhàng giữa kiểm lâm với chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm nên mức độ răn đe không cao.
Trong khi UBND huyện Bù Đăng - Bình Phước đã thống nhất tổ chức cưỡng chế những trường hợp phá rừng bị xử phạt hành chính nhưng không chấp hành thì UBND huyện Tân Phú - Đồng Nai và UBND huyện Cát Tiên - Lâm Đồng lại không đồng ý cưỡng chế.
KIM CƯƠNG- TRÚC LY
Thủy điện vây kín
Trong khi đang tiến hành các thủ tục đăng ký thành khu di sản thiên nhiên thế giới, Vườn Quốc gia Cát Tiên lại bị nhiều dự án thủy điện đe dọa. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là rừng cấm nhưng trong vùng lõi, hàng ngàn người dân vẫn còn sinh sống và liên tục đốn hạ cây hiếm, săn diệt thú quý
Hệ thống sông Đồng Nai được đánh giá có tiềm năng thủy điện lớn thứ hai cả nước với công suất 2.944 MW. Trên dòng chính của sông này hiện có 9 công trình thủy điện đã vận hành, đang xây dựng hoặc xin lập dự án đầu tư. Trong đó, nhiều thủy điện đang bao vây, đe dọa khu sinh quyển Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên (thuộc 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng).
100km: 5 thuỷ điện
Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên, cho biết xung quanh VQG hiện có 5 dự án thủy điện tác động trực tiếp, gồm: Đồng Nai 5, Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A, Đức Thành và Đạ Kho (Đồng Nai 7). Các công trình này nằm trên 100 km dọc sông Đồng Nai từ thượng nguồn đến hạ nguồn VQG.
Trong 5 dự án này, thủy điện Đồng Nai 5 do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy công trình sẽ gây ngập khoảng 200 ha rừng của VQG nên EVN phải chuyển dự án lên phía thượng lưu thuộc xã Gia Nghĩa, huyện Đắk R’lấp - Đắk Nông và xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng.
Còn thủy điện Đồng Nai 6 vốn được quy hoạch từ năm 2002 với công suất 180 MW, do Công ty CP Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Sau khi khảo sát, chủ đầu tư nhận thấy thủy điện này sẽ tác động đến môi trường do vùng ngập lòng hồ quá lớn làm ảnh hưởng tới VQG nên đã xin hiệu chỉnh thành hai dự án Đồng Nai 6 (135 MW) và Đồng Nai 6A (106 MW) nằm tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp - Đắk Nông; các xã Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng và xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng - Bình Phước.
Cách đó khoảng 20 km về phía hạ nguồn là dự án thủy điện Đức Thành của Công ty CP Đức Hòa. Dự án này nằm tại tỉnh Lâm Đồng, tiếp giáp với VQG Cát Tiên.
Xâm hại vùng sinh cảnh tê giác,bò tót
Trên cơ sở quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, trong tháng 9-2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản đồng ý về nguyên tắc bổ sung hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A vào danh mục các dự án nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025. Thực tế, sau khi xin hiệu chỉnh lại dự án, diện tích VQG Cát Tiên bị ngập do hai thủy điện này là 137,5 ha; diện tích rừng phòng hộ bị ngập 230,52 ha.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Khoa học kỹ thuật VQG Cát Tiên, cho biết ban giám đốc VQG đang rất lo ngại vì theo quy hoạch, VQG bị vây bọc bởi các nhà máy thủy điện. Chỉ tính riêng hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã bao chiếm diện tích rất lớn vùng lõi của VQG. Đặc biệt, trong đó có phần diện tích thuộc xã Cát Phước 2, huyện Cát Tiên – nơi gần vùng sinh cảnh của tê giác một sừng còn sót lại trên thế giới.
Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cát Tiên sẽ bị tác động rất lớn nếu xây dựng thủy điện Đạ Kho vì chỉ cách 500 m. Ảnh: LY CƯƠNG
Trong khi đó, Ban Giám đốc VQG Cát Tiên đang tiến hành các thủ tục đăng ký khu dự trữ sinh quyển thế giới này thành khu di sản thiên nhiên thế giới. Nghiêm trọng hơn, việc xây dựng vài dự án thủy điện tác động vùng đệm và vùng lõi trong tương lai có thể làm thay đổi, chia cắt sinh cảnh VQG này, nhất là nguy cơ rất lớn dẫn đến thay đổi hệ thủy văn vùng sinh cảnh tối ưu của loài bò tót và nhiều động vật thủy sinh khác.
Liên tục kêu cứu
Trước tình trạng hệ thống thủy điện đe dọa trực tiếp VQG Cát Tiên, ngày 3-9, Giám đốc Trần Văn Thành đã có văn bản trả lời Công ty CP Đức Hòa về dự án bổ sung xây dựng thủy điện Đức Thành trên sông Đồng Nai. Theo đó, vị trí nhà máy thủy điện Đức Thành chỉ cách ranh giới VQG Cát Tiên khoảng 600 m, khi tiến hành xây dựng và vận hành công trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn của VQG, đặc biệt là quần thể tê giác đang sinh sống tại đây.
Trong văn bản trả lời về dự án thủy điện Đạ Kho ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng (do Công ty CP Tư vấn Đầu tư - Xây dựng giao thông Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư, công suất chỉ 35 MW), Ban Giám đốc VQG Cát Tiên cho rằng việc ngăn đập thủy điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ ngập nước Bàu Sấu - Cát Tiên nằm trong Công ước Ramsar thế giới.
Khi dự án đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi dòng chảy tự nhiên và gây sạt lở đất ven sông Đồng Nai. Ngoài ra, vị trí thủy điện Đạ Kho chỉ cách Trung tâm Cứu hộ linh trưởng Cát Tiên khoảng 500 m (do tổ chức quốc tế đài thọ kinh phí xây dựng) nên sẽ tác động rất lớn đến việc cứu hộ và bảo tồn loại thú quý này.
Ông Hà Công Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, cho biết Cục Kiểm lâm đã có văn bản đề nghị đình chỉ một dự án thủy điện vì ảnh hưởng đến VQG Yook Đôn - Đắk Lắk; đồng thời đang lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A, Đạ Kho và Đức Thành. Nếu dự án nào chia cắt sinh cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến VQG Cát Tiên, cục sẽ báo cáo Bộ NN-PTNT xin ý kiến.
Đánh đổi quá rẻ
Theo thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, điều phối viên dự án phát triển du lịch sinh thái của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Cát Tiên, VQG Cát Tiên là lá phổi của Đông Nam Bộ. Năm 2005, UNESCO đã công nhận VQG này là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nếu xây dựng thủy điện tại đây sẽ dẫn đến 2 nguy cơ.
Thứ nhất, VQG Cát Tiên hiện chỉ còn khoảng 3-5 con tê giác của thế giới, trong khi một công trình thủy điện chỉ có công suất vài trăm MW, đánh đổi như vậy sẽ quá rẻ.
Thứ hai, Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang tiến hành các thủ tục đăng ký trở thành khu di sản thiên nhiên thế giới. Việc xây dựng vài dự án thủy điện có thể làm thay đổi và chia cắt sinh cảnh ở đây.
KIM CƯƠNG – TRÚC LY
Phá khu bảo tồn xây thủy điện
Nhà máy Thủy điện A Chò nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Quảng Trị chuẩn bị khởi công xây dựng đã gây bức xúc cho nhiều người dân cũng như cơ quan chức năng địa phương
Theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, dự án Nhà máy Thủy điện A Chò được xây dựng ở bản Tà Lao, xã Húc Nghì, huyện Đakrông, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông, có vốn đầu tư ban đầu 167 tỉ đồng, công suất 9,4 MW.
Ảnh hưởng 4.000 ha rừng già
Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện A Chò, theo Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, nhằm bổ sung nguồn năng lượng điện, cải thiện môi trường, góp phần giảm lũ và cấp nước cho vùng hạ lưu... Tuy nhiên, cuối tháng 9-2009, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về tác động của dự án thủy điện này đến Khu BTTN Đakrông.
Ông Lê Văn Quý, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Toàn bộ dự án Nhà máy Thủy điện A Chò nằm trong Khu BTTN Đakrông. Diện tích trong Khu BTTN Đakrông phải “hy sinh” để phục vụ cho dự án thủy điện này là 38 ha rừng cổ thụ và 15 ha đất khe suối, không nhiều lắm nhưng phạm vi rừng bị ảnh hưởng rất lớn, đến 4.000 ha. Đây là những tiểu khu rừng già, trữ lượng gỗ lớn nhất trong khu bảo tồn”.
Gà lôi lam, giống gà quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới hiện chỉ còn ở Khu BTTN Đakrông,
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xây dựng thủy điện A Chò
Theo ông Quý, khu vực triển khai dự án thủy điện nằm ở trung tâm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở Khu BTTN Đakrông, là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đakrông, vùng có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu của VN và thế giới, như: gà lôi lam mào trắng (giống gà có tên trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ còn ở vùng rừng Đakrông), sao la, gấu ngựa, gụ lau, kim giao, lan kim tuyến... sinh sống.
Hầu hết các hạng mục công trình của thủy điện A Chò, như: hồ chứa, đập dâng, kênh dẫn, đường ống áp lực, đường vận hành... nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; khu nhà máy và nhà quản lý vận hành nằm trong phân khu phục hồi sinh thái...
Một góc Khu BTTN Đakrông, nơi sẽ xây thủy điện A Chò
Khu BTTN Đakrông được tỉnh Quảng Trị và Bộ NN-PTNT quyết định thành lập vào năm 2000, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại đây. Ông Quý nhận xét: “Khi công trình được xây dựng, đường sá mở mang sẽ chia cắt Khu BTTN Đakrông thành hai khu độc lập; cảnh quan thiên nhiên thay đổi, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học ở đây. Trong khi đó, Quyết định 186 ngày 14-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý rừng đã nêu rõ: Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu BTTN, cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên”.
Loạn dự án thuỷ điện
Vào tháng 3-2008, Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc thực hiện đầu tư dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 3-2008, toàn Quảng Trị có 17 dự án thủy điện nhỏ, chủ yếu nằm ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa, trong đó có thủy điện A Chò.
Ngay thời điểm này, đã có nhiều ý kiến của người dân và cơ quan chức năng địa phương không đồng tình làm thủy điện A Chò. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho Sở Công Thương công khai quy hoạch thủy điện nhỏ trong tỉnh, cũng như điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, riêng trên sông Đakrông dài 85 km chảy qua địa phận huyện Đakrông có ít nhất 6 công trình thủy điện đã và đang chuẩn bị khởi công, xây dựng. Đó là thủy điện Đakrông 1, 2, 3, 4; thủy điện Sêpaling và thủy điện A Chò.
Đừng động đến khu bảo tồn!
Ông Võ Trực Linh, Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Quảng Trị, bày tỏ: “Sở Tài nguyên – Môi trường chúng tôi lo ngại việc xây dựng thủy điện A Chò sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và thiên nhiên của Khu BTTN Đakrông.
Quan điểm của sở là đừng động đến khu BTTN này vì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Tỉnh nên giới thiệu cho nhà đầu tư một địa điểm khác thích hợp hơn”.
Ông Khổng Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, cũng phản đối: “Chúng tôi không đồng tình việc xây dựng thủy điện A Chò trong Khu BTTN Đakrông vì nó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học và tài nguyên rừng đặc dụng ở đây”.
Bài và ảnh: LINH AN