hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Loài vượn cáo quý hiếm đang bị săn bắt như một món ăn quý tại khu vực bất ổn chính trị của Madagascar, các nhà bảo tồn cho biết.
Kể từ cuộc đảo chính táo bạo tại đảo quốc này hồi tháng 3, những biện pháp bảo tồn được xây dựng từ lâu đã nhanh chóng sụp đổ - khiến loài vượn cáo trở thành mục tiêu săn bắt.
Những nhóm tội phạm đáp lại nhu cầu cho món ăn thịt vượn cáo của những nhà hàng sang trọng thuộc nước này, theo một tổ chức Bảo tồn quốc tế phi lợi nhuận.
Không ai biết bao nhiêu con vượn cáo đã bị giết, nhưng những loài như vượn sifaka đầu vàng – được liệt vào những loài vật bị đe dọa bởi Hiệp hội bảo tồn tự nhiên quốc tế - cũng nằm trong mục tiêu săn bắn.
Quốc gia này dựa vào sự trợ giúp của các nguồn từ bên ngoài – ví dụ như Ngân hàng thế giới và chính phủ Hoa Kỳ - để điều động cơ quan nhằm giữ cho các công viên quốc gia của nước này tiếp tục hoạt động.
Nhưng kể từ khi tổng thống Marc Ravalomanana bị lật đổ, những nguồn tài trợ bên ngoài đã bị cắt và cuộc chiến dành quyền lực đã kìm kẹp nguồn vốn.
“Với những bất ổn chính trị trong vòng 4 tháng vừa qua, không có nhà bảo tồn nào thực sự almf việc”, Serge Rajaobelina, chủ tịch Fanamby, một tổ chức môi trường phi lợi nhuận, cho biết.
"Không hề có chính phủ, không hề có cảnh sát, và nhiều người đã tận dụng tình hình để săn bắt vượn cáo", Rajaobelina nói.
Thành công bị phá hỏng?
Chưa đầy một năm trước Madagascar – nhà của số lượng lớn nhất các loài thực vật và động vật mà không có ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất – là một nơi hoàn toàn khác.
Đất nước này “đứng trước ngưỡng trở thành một câu chuyện thành công”, chuyên gia về vượn cáo Russel Mittermeier, chủ tịch Tổ chức bảo tồn quốc tế, cho biết.
Những khu vực đuợc bảo vệ và du lịch sinh thái đã tăng lên nhanh chóng ở quốc gia mà hiện đội ngũ lãnh đạo đã bị phế truất.
Gỗ cây lá rộng quý giá, từng được bảo vệ bởi luật pháp trong những khu công viên quốc gia, bắt đầu sa vào tay lâm tặc vào đầu năm nay – làm trầm trọng thêm tình trạng tại khu vực đã gánh chịu rất nhiều tổn hại bởi phá rừng này.
Loài vượn cáo quý hiếm đang bị săn bắt như một món ăn quý tại khu vực bất ổn chính trị của Madagascar. (Ảnh: Joel Narivony)
Và bây giờ vượn cáo bị săn đuổi để làm món ăn ngon.
Charlie Welch, nhà quản lý bảo tồn tại Trung tâm vượn cáo Đại học Duke, cho biết: “Thật đáng lo ngại khi nghĩ rằng việc buôn bán thịt vượn cáo châu Phi lại đang xảy ra tạih Madagascar”.
“Điều này chưa từng có tiền lệ tại Madagascar cho đến nay”.
Hủy hoại du lịch sinh thái
Mittermeier nhấn mạnh rằng những kẻ đi săn kiếm tiền từ việc bán vượn cáo đang hủy hoại ngành du lịch sinh thái đang phát triển, lợi thế lớn nhất của đất nước.
“Khách du lịch đến Madagascar chủ yếu là để xem vượn cáo”. ông cho biết. Nếu những kẻ cơ hội “giết vượn cáo để kiếm một ít tiền, họ đang hủy hoại tương lai của cả đất nước này”.
Mittermeier cũng cho biết những tổ chức và cá nhân tài trợ quốc tế muốn trừng phạt một số nhà chính trị tham gia vào cuộc tranh giành quyền lực, và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên không thể thay thế của Madagascar.
Ông cho biết: “Nếu bạn tiếp tục đổ tiền vào những cuộc tranh giành quyền lực, tất nhiên bạn sẽ không thể trông coi hoặc kiểm soát những khu vực như công viên quốc gia”.
Hỗ trợ của cộng đồng
Tuy nhiên, Rajaobelina, giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận, cho biết tình hình trong nước có thể đang cải thiện.
Ông đang làm việc với chính phủ mới, và để phản ứng với thảm họa này chính phủ mới đã đuổi việc một số quan chức về môi trường và lâm nghiệp.
Ông cho biết: “Họ đã phản ứng với những gì chúng tôi phản ánh và đã tham gia vào những nỗ lực bảo tồn. Chúng tôi đã thấy một số tín hiệu thay đổi tích cực”.
Rajaobelina cho biết một số dân làng địa phương, những người hưởng lợi từ kinh tế du lịch sinht hái, đã chống lại những kẻ xâm phạm rừng của họ.
“Nhiều người trong cộng đồng rất sợ những hành vi bạo lực”, ông nói.
“Nhưng kể từ khi chúng tôi bắt một số kẻ săn bắt trái phép, một số người đã bắt đầu lên tiếng.Họ thực sự rất mong muốn ngăn chặn những người từ bên ngoài vào trong đất nước này để giết động vật”.
Rajaobelina thừa nhận rằng những nỗ lực chống lại những kẻ xâm phạm “có phần nguy hiểm”
Nhưng “nếu chúng tôi có sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng tôi cảm thấy an toàn hơn là được bảo vệ bởi cảnh sát”.
G2V Star (Theo National Geographic)
Kể từ cuộc đảo chính táo bạo tại đảo quốc này hồi tháng 3, những biện pháp bảo tồn được xây dựng từ lâu đã nhanh chóng sụp đổ - khiến loài vượn cáo trở thành mục tiêu săn bắt.
Những nhóm tội phạm đáp lại nhu cầu cho món ăn thịt vượn cáo của những nhà hàng sang trọng thuộc nước này, theo một tổ chức Bảo tồn quốc tế phi lợi nhuận.
Không ai biết bao nhiêu con vượn cáo đã bị giết, nhưng những loài như vượn sifaka đầu vàng – được liệt vào những loài vật bị đe dọa bởi Hiệp hội bảo tồn tự nhiên quốc tế - cũng nằm trong mục tiêu săn bắn.
Quốc gia này dựa vào sự trợ giúp của các nguồn từ bên ngoài – ví dụ như Ngân hàng thế giới và chính phủ Hoa Kỳ - để điều động cơ quan nhằm giữ cho các công viên quốc gia của nước này tiếp tục hoạt động.
Nhưng kể từ khi tổng thống Marc Ravalomanana bị lật đổ, những nguồn tài trợ bên ngoài đã bị cắt và cuộc chiến dành quyền lực đã kìm kẹp nguồn vốn.
“Với những bất ổn chính trị trong vòng 4 tháng vừa qua, không có nhà bảo tồn nào thực sự almf việc”, Serge Rajaobelina, chủ tịch Fanamby, một tổ chức môi trường phi lợi nhuận, cho biết.
"Không hề có chính phủ, không hề có cảnh sát, và nhiều người đã tận dụng tình hình để săn bắt vượn cáo", Rajaobelina nói.
Thành công bị phá hỏng?
Chưa đầy một năm trước Madagascar – nhà của số lượng lớn nhất các loài thực vật và động vật mà không có ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất – là một nơi hoàn toàn khác.
Đất nước này “đứng trước ngưỡng trở thành một câu chuyện thành công”, chuyên gia về vượn cáo Russel Mittermeier, chủ tịch Tổ chức bảo tồn quốc tế, cho biết.
Những khu vực đuợc bảo vệ và du lịch sinh thái đã tăng lên nhanh chóng ở quốc gia mà hiện đội ngũ lãnh đạo đã bị phế truất.
Gỗ cây lá rộng quý giá, từng được bảo vệ bởi luật pháp trong những khu công viên quốc gia, bắt đầu sa vào tay lâm tặc vào đầu năm nay – làm trầm trọng thêm tình trạng tại khu vực đã gánh chịu rất nhiều tổn hại bởi phá rừng này.
Và bây giờ vượn cáo bị săn đuổi để làm món ăn ngon.
Charlie Welch, nhà quản lý bảo tồn tại Trung tâm vượn cáo Đại học Duke, cho biết: “Thật đáng lo ngại khi nghĩ rằng việc buôn bán thịt vượn cáo châu Phi lại đang xảy ra tạih Madagascar”.
“Điều này chưa từng có tiền lệ tại Madagascar cho đến nay”.
Hủy hoại du lịch sinh thái
Mittermeier nhấn mạnh rằng những kẻ đi săn kiếm tiền từ việc bán vượn cáo đang hủy hoại ngành du lịch sinh thái đang phát triển, lợi thế lớn nhất của đất nước.
“Khách du lịch đến Madagascar chủ yếu là để xem vượn cáo”. ông cho biết. Nếu những kẻ cơ hội “giết vượn cáo để kiếm một ít tiền, họ đang hủy hoại tương lai của cả đất nước này”.
Mittermeier cũng cho biết những tổ chức và cá nhân tài trợ quốc tế muốn trừng phạt một số nhà chính trị tham gia vào cuộc tranh giành quyền lực, và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên không thể thay thế của Madagascar.
Ông cho biết: “Nếu bạn tiếp tục đổ tiền vào những cuộc tranh giành quyền lực, tất nhiên bạn sẽ không thể trông coi hoặc kiểm soát những khu vực như công viên quốc gia”.
Hỗ trợ của cộng đồng
Tuy nhiên, Rajaobelina, giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận, cho biết tình hình trong nước có thể đang cải thiện.
Ông đang làm việc với chính phủ mới, và để phản ứng với thảm họa này chính phủ mới đã đuổi việc một số quan chức về môi trường và lâm nghiệp.
Ông cho biết: “Họ đã phản ứng với những gì chúng tôi phản ánh và đã tham gia vào những nỗ lực bảo tồn. Chúng tôi đã thấy một số tín hiệu thay đổi tích cực”.
Rajaobelina cho biết một số dân làng địa phương, những người hưởng lợi từ kinh tế du lịch sinht hái, đã chống lại những kẻ xâm phạm rừng của họ.
“Nhiều người trong cộng đồng rất sợ những hành vi bạo lực”, ông nói.
“Nhưng kể từ khi chúng tôi bắt một số kẻ săn bắt trái phép, một số người đã bắt đầu lên tiếng.Họ thực sự rất mong muốn ngăn chặn những người từ bên ngoài vào trong đất nước này để giết động vật”.
Rajaobelina thừa nhận rằng những nỗ lực chống lại những kẻ xâm phạm “có phần nguy hiểm”
Nhưng “nếu chúng tôi có sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng tôi cảm thấy an toàn hơn là được bảo vệ bởi cảnh sát”.
G2V Star (Theo National Geographic)