• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Và cũng có đất lành, cò...chết!

amifidele

Member
Tận diệt cò vạc
Khi mùa gặt xong, từng đàn cò từ phương xa bay về cánh đồng kiếm ăn. Nhưng khi vừa hạ cánh xuống đồng đất Hà Tĩnh, đàn cò bị các tay săn vây bắt. Bẫy nhựa, lưới màn đến các loại súng… đang “phục cò” giăng ra như một thiên la địa võng. Cò vạc đang bị con người tận diệt, đưa lên bàn nhậu của nhà hàng.


Cò bày bán la liệt các chợ Ảnh: TL


Đất lành, cò… chết !
Chân đi đất, tay cầm bó que gắn đầy nhựa bẫy, vai vác khẩu súng, lão D. gánh thêm cái lồng chim, đi ra rặng tre giữa cánh đồng Hói, thuộc xã Thạch Kim, Thạch Hà. Phía sau, bốn năm thanh niên tay cầm nỏ cao su, tay cầm lưới, “dàn trận” giữa đồng. Trên trời, từng đoàn chim cò bay từ biển lao vào nhao nhác….

Đến gần rặng tre, lão D. dừng lại, đưa tay bắt mấy con cò “máy” (cò sống đã khâu kín mắt và chặt cụt cánh) từ trong lồng ra, đặt trên gốc cây trụi lá. Lão D. nói: “Nghề ni quan trọng là phải có chim mồi đặt ở dưới để dụ đàn chim trên trời xuống”. Xung quanh rặng tre được giăng đủ thứ bẫy, nào nhạ, nào lưới, nào cò giả, cò thật… Bày xong “trận địa”, lão D. và đội quân “cò tặc” nấp vào rặng tre, lên đạn chờ sẵn.

Từ hướng biển, từng đàn chim chao lượn gần mặt đất và đáp xuống cánh đồng, cách bẫy của lão D. hơn vài chục thước. Lão D. đưa nòng súng, nheo mắt tìm con đầu đàn, rồi bóp cò. Paang! Đàn cò vỗ cánh bay tán loạn. Lão D. bò ra khỏi chỗ nấp, nhặt xác con cò vừa hạ xong. Theo lão, đây là con đầu đàn, nó to hơn, có lông màu xám, và rất khôn, khi hạ xuống nó không tìm mồi, mà cứ kêu oác oác. Vứt con cò vào lồng tre, lão tiếp tục chui vào lùm cây chờ sẵn. Chừng một tiếng sau, đàn cò khác lại bay lượn trên cánh đồng vừa gặt. Thấy đàn cò “giả” vẫy cánh mời chào, chúng hạ xuống cánh đồng, và rơi vào “trận địa” của các tay săn cò.

Đến một số xã ven biển của huyện Thạch Hà, Kỳ Anh, ở cánh đồng nào chúng tôi cũng thấy năm bảy người giăng lưới bẫy cò. Viễn, một tay bẫy cò cừ khôi ở xã Kỳ Xuân nói: “Cứ đến đầu tháng 8 âm lịch trở đi, kiểu chi cò cũng về nhiều”. Theo Viễn, các tay “săn” cò chủ yếu nhắm vào đàn cò, đàn diệc vì dễ bắt. “Bẫy cò rất đơn giản, bọn tui chỉ cần giăng lưới ở mép đường, dọc những cánh đồng gần bờ biển. Lưới cao 2m, dài ít nhất 100m. Đặc biệt, phải có cò mồi và dăm chục con cò đẽo, vài trăm que nhựa... Mỗi ngày kiếm được vài chục nghìn đồng”, Viễn nói. Muốn bẫy được nhiều, các tay săn cò ra đồng từ sáng sớm, chọn địa điểm thích hợp rồi cắm nhựa. Tiếp đến đặt khoảng 7 – 8 con cò “máy”, buộc dây cho đứng gần nơi đặt nhựa. Đàn cò lao xuống, đậu phải nhựa, “kiểu chi cũng dính”. Với kiểu bẫy lưới này, mỗi mùa các tay săn cò cũng kiếm được từ sáu đến bảy triệu đồng, gấp mấy lần làm ruộng, vì thế nhiều người nay đổ xô đi bẫy cò.

Cò vạc vào nhà hàng
Mỗi “trận đánh”, ít nhất có 20 – 30 con cò bị dính nhựa. Tính ra, mỗi ngày có từ một ngàn đến hai ngàn con cò, con vạc bị săn bẫy. Ở các chợ quê, cò vạc sống hay chết được bày bán la liệt. Cò bị vặt lông trơ trụi, cò bị thui tái… Lông cò, lông vạc trắng xoá từng bãi, bay khắp chợ quê. Ngày xưa, nhà nghèo mới bắt cò về ăn vì bởi thịt cò không ngon. Giờ thì thịt cò lại là món khoái khẩu của dân nhậu với đủ các món: chả cò, cò nướng, cò quay, cò giả cầy, cò xào khế...

Cò bị bắn chết thì vặt lông, thui vàng mang ra chợ bán, mỗi cặp giá từ 20.000 – 22.000 đồng. Tại các chợ Thạch Kim, Thạch Châu, Thạch Trị đến chợ TP Hà Tĩnh, đầy rẫy từng thúng cò thui, cò sống bày bán cả dãy. Riêng cò, vạc còn sống được giao cho các đầu nậu mang đi thành phố bán cho các nhà hàng đặc sản. Cò sống giá 12.000đ/con, vạc sống giá 15.000 – 20.000đ/con. Các tay lái cò cho biết: ở quê, thịt cò như khoai, người dân ăn no còn chê khét. Chỉ có đưa lên nhà hàng, khách sạn, thì được coi là đặc sản. Cò vạc ở các chợ quê rất rẻ, nên các tay buôn thường mua với giá sỉ từ 5.000 – 5.500đ/con, rồi đưa về bán lại cho nhà hàng, cũng lời mỗi con được 1.000đ/con. Với kiểu săn bẫy cò, vạc đang diễn ra tại nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh, chẳng bao lâu, môi trường sinh thái địa phương sẽ bị huỷ diệt.
Sơn Hà - Thân Văn Tuân
Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị
 

Pumpkin

Phó CN CLB Mèo
Cảm ơn chị Ami đã gửi bài viết này,

Đọc bài viết này mà buồn quá chị ạ... Ngày xưa em có đọc "Đất rừng Phương Nam" của Đoàn Giỏi và mong muốn một ngày nào đó sẽ được dạo chơi trong cái sân chim được mô tả trong đó... Nhưng với thực tế như thế này, chắc thế hệ hiện tại & tương lai của Phương Nam chỉ có thể tưởng tượng ra hình ảnh của sân chim nhờ sách truyện thôi chị nhỉ..

Nhiều khi em nghĩ đến một cái xã hội mà đi đâu cũng chỉ thấy người & người. Những cánh đồng thẳng cánh cò bay rồi sẽ biến thành đô thị, với những ngã tư, ngã năm đông nghẹt, tắc đường, nóng bụi... Mặt mũi ai cũng căng thẳng, khó chịu. Tâm hồn ai cũng khô khan và tăm tối...

Thiên nhiên cứ dần dần bị diệt vong như thế này, thật đáng buồn biết bao..
 

amifidele

Member
Mình hay quan tâm tới cò :) Vì công ty nơi mình làm việc được bà con nông dân gọi trìu mến là công ty Ba Con Cò (thật ra tên "tây" là Baconco). Bà con nông dân thấy trên logo chỉ có hình 1 con cò và thường hay hỏi đùa "còn 2 con nữa đâu rồi?" Anh em bán hàng của công ty cũng thường đùa "2 con kia bị đem rô ti rồi!".

Buồn thật, riết rồi con gì cũng bị săn bắt cho tới hết! Trên đường đi về nhà máy của mình (ở Bà Rịa - Vũng Tàu), trước đây mình còn thấy đám cò trắng đi lọm khọm trong đám ruộng hay thơ thẩn đứng trên lưng con bò bắt ruồi, nhưng giờ đây, thật hiếm hoi mới thấy được cái bóng trắng trắng nhỏ xíu thân thương ấy trên cánh đồng ven đường, bản thân nó cũng nhỏ dần theo đà phát triển của các khu công nghiệp mọc lên rầm rộ dọc theo quốc lộ 51.
 
bây giờ người ta nghĩ ra đủ thứ để biến nó thành đặc sản, nào thì cò quay, cò hấp, cò nướng,cò tần......
trước đây về quê,còn thấy cò đậu ở ngọn tre, cò đi kiếm ăn ở bờ ruộng.Giờ đi tìm mỏi mắt cũng chẳng còn cảnh đó nữa rồi.
Ngay gần nhà em thôi, trước đây có một rừng tre trúc, cò vè nhiều vô kể>ông chủ trại đó người ta vẫnc thường gọi là ong chủ rừng cò.Hồi đó người ta chỉ mở cửa rừng cho khách vào thăm quan ngắm cảnh thôi.vậy mà giờ người ta còn mở thêm dịchh vụ đặc sản cò rừng.Buồn lắm các anh ạ, mình đén đây ngắm cảnh, còn họ thì say sưa nhậu dứoi các ngọn tre,cò con kêu thảm thiết
Kinh tế thị trường mà,Buồn quá
 
Top