nguyentuanhn
Member
Trích đoạn:cái chết của sư tử trắng Cao-Pao-Sân-Cơ
Chó Ngao Tây Tạng (chương 25 - trang 414)
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ - kẻ đã ăn thịt chính đứa con của mình - cún trắng Ca-ca, khi vồ về phía Sư tử núi Tuyết Cang-rư-sân-cơ đã ý thức được đây là cuộc chiến tàn khốc nhất trong đời, vì vậy nó biết không thể mong cuộc chiến kết thúc nhanh như chiến thuật vồ trúng mục tiêu, cắn một miếng trúng chỗ hiểm nhất rồi cắn đứt mạch máu. Điều này không thích hợp với Cang-rư-sân-cơ vì vậy nó đưa ra các chiêu rồng cuốn hổ vồ, tung ra những chiêu đó cốt để khoa trương thanh thế, gây tác dụng uy hiếp dọa dẫm đối phương. Cang-rư-sân-cơ cũng nghĩ như vậy, nó đón đầu đối phương vồ vào, trong tích tắc tưởng đầu chó đập vào đầu chó thì cả người nó bỗng lệch sang một bên, hai con lướt qua không đập vào nhau. Cang-rư-sân-cơ nghĩ bụng, việc quái gì phải lấy cứng chọi cứng? Cả hai đều bị thương không phải là mong muốn của mình, mình muốn hắn thua ta thắng. Đó là thắng lợi và bảo vệ danh dự, là sự trừng phạt thắng tay không khoan nhượng kẻ tim gan lang sói ăn thịt cả chính con đẻ của mình. Nhưng hơn ai hết, Cang-rư-sân-cơ biết trừng phạt đối phương không phải dễ. Nó phải cẩn thận trăm lần, phải trổ hết tài, chỉ cần một chút sơ ý là rơi vào cạm bẫy của sự thất bại.
Cang-rư-sân-cơ lùi lại mấy bước, nghiên cứu thật kỹ Ca-pao-sân-cơ. Bỗng bốn chân nó nẩy lên, phi thân vồ đến, lần vồ cắn này gần như chỉ là biểu diễn chứ không phải để thực hiện mục đích. Ca-pao-sân-cơ tránh ra một cách nhẹ nhàng. Sau đó nó vồ cắn trở lại cũng mang tính tượng trưng. Cang-rư-sân-cơ dùng vai hẩy đối phương một cái để thử sức mạnh của nó, bất giác kêu lên: Thật khỏe, thật cứng cáp, đúng là một tấm sắt.
Chúng đối đầu nhau, cả hai đều với ánh mắt như dùi sắt nhìn vào cổ đối phương. Cổ quan trọng nhất, trên cổ có tất cả danh dự tôn nghiêm, uy nghi của một con Ngao Tạng đội trời đạp đất cần phải có. Sau tôn nghiêm, là những mạch máu liên quan đến sự sống và cái chết, sau mạch máu là cổ họng, chỉ cần cắn rách là có thể làm đối phương mất mạng. Suy nghĩ của cả hai bên đều là: cắn cổ đối phương và không để đối phương cắn cổ mình. Bất luận là cắn cổ đối phương hay không để đối phương cắn cổ mình, đều cần đến tốc độ nhanh như ánh chớp, cần đến sức mạnh của thiên thần và kỹ xảo của ma quỷ. Cả hai im lặng, không một tiếng động, nhìn vào nhau.
Những người đứng xem nhìn trân trân hai con chuẩn bị cắn nhau, có lẽ họ còn căng thẳng hơn cả hai con kể cả Mạch chính ủy, người không muốn chúng cắn nhau và người muốn chúng căn nhau là cha tôi. Tất cả những ai có mặt đều im lặng, chỉ dùng ánh mắt trao đổi với nhau, hình như họ cảm thấy hễ nói chuyện sẽ khiến cục diện thay đổi, tất sẽ có một con Ngao Tạng ngã xuống đất.
Thế cái mông *** thì sao? Cang-rư-sân-cơ bỗng nghĩ đến cái mông, khi cắn vào cổ đối phương, đối phương cũng sẽ cắn vào cổ nó. Nhưng nếu cắn vào mông đối phương, chưa chắc đối phương đã cắn được vào mông. Mông không nguy hại đến tính mạng; chỉ cắn cổ mới nguy hại đến tính mang nhưng khi cắn vào mông chảy máu, một khi mông bị rách ra lòi thịt, máu chảy lênh láng thì chẳng phải làm cho đối phương mất hết uy thế sảo? Đối với Ngao Tạng, uy thế và danh dự là một. Danh dự là vô giá, một khi không còn danh dự nữa, đời anh coi như chấm hết, không còn là Ngao Tạng nữa hoặc là Ngao Tạng nhưng lại không phải Ngao Tạng, không chết cũng coi như chết rồi.
Cang-rư-sân-cơ vồ tới, tốc độ nhanh đến nỗi đối phương chỉ kịp há mồm hở răng ra. Nó nhằm thẳng cuống họng đối phương vồ, đối phương đương nhiên đã phòng bị, tránh ngay được cú vồ. Lúc này, nó cách Ca-pao-sân-cơ rất gần, Cang-rư-sân-cơ lại một lần nữa nhẩy lên, hình như không phải tấn công mà là chạy trốn, song đầu nó nghẹo sang một bên, nhe răng nanh ra không sợ mất thể diện cắm vào mông đối phương, tiếp đó hất mạnh cái đầu to, cả người quay ra vẽ một đường bán kính chuẩn mực.
Mọi người sợ hãi kêu rú lên. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đau đớn run lên một cái, gầm lên điên cuồng quay đầu định cắn. Cang-rư-sân-cơ vẫn cắn lấy mông nó ra sức lúc lắc thật nhanh. Đối phương quay đầu bên phải cắn nó, nó lắc sang bên trái, quay đầu bên trái cắn nó thì nó lắc sang bên phải cứ thế hai con Ngao Tạng một trước một sau trên một đường thẳng. Răng nanh của nó càng lúc càng cắm sâu mông Ca-pao-sân-cơ, cắn toét thịt ra thành một vết thương hình chữ “nhân”. Máu chảy ra nhuộm đỏ cả nửa quả mông. Ca-pao-sân-cơ nhận thấy quay đầu căn không hiệu quả, bèn ra sức nhảy theo, nó nhảy mấy lần mới thoạt khỏi sự cắn xé của Cang-rư-sân-cơ. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đầy phẫn nộ chạy một vòng mới quay lại, nhằm thẳng cuống họng Cang-rư-sân-cơ vồ cắn.
Cang-rư-sân-cơ nhảy sang bên này rồi lại nhảy sang bên kia, liên tục nhảy như vậy mấy chục lần, cho người xem cảm giác nó đã từ bỏ tấn công rồi. Nó nhảy mãi như vậy. Bỗng nhiên, trong khi Ca-pao-sân-cơ dường như đã quen cử chỉ nhảy đi nhảy lại của Cang-rư-sân-cơ thì nó liền phát động đợt tấn công cùng với tiếng kêu rít. Theo tư thế tấn công có thể phán đoán được rằng nó vẫn nhằm vào cổ đối phương. Sư tử trắng cũng với tư thế như vậy đón đầu, nhưng không đón được vì Cang-rư-sân-cơ đã đổi hướng, mạo hiểm dùng chân trước đạp vào vai đối phương, làm động tác chuyển hướng xoay người trên không rồi một lần nữa lại vồ vào mông của Ca-pao-sân-cơ. Lần này nó ngoạm một miếng vào đuôi đối phương, mà lại là phần gốc của cái đôi cứng ơi là cứng. Ra chiêu cũng tương tự như lần trước, cắn vào đuôi; mõm lúc lắc bên phải rồi lúc lắc bên trái; một trước một sau cả hai con đứng trên một đường thẳng. Ca-pao-sân-cơ quay đầu lại không cắn được đối thủ, đành cố sức nhảy như lần trước, nhảy đến nỗi đứt luôn cái đuôi.
Như trêu tức đối phương, cũng là vì khoe khoang, Cang-rư-sân-cơ mồm ngậm khúc đuôi máu chảy ròng của sư tử trắng chạy trong tiếng kêu gầm rú phẫn nộ đến cực điểm của Ca-pao-sân-cơ. Nó ngẩng cao đầu, chạy theo một nửa vòng tròn khiến cho đối phương không vồ đến được. Cứ như vậy nó chạy đi chạy lại mấy lần mới dừng lại vứt bỏ khúc đuôi của đối phương, vừa trợn mắt nhìn Ca-pao-sân-cơ đề phòng nó phản công, vừa vểnh đuôi lên vẫy như giễu cợt đối phương.
…
Sư tử trắng bắt đầu mất tinh thần, trước tiên là tâm trí thác loạn. Nó nghĩ Cang-rư-sân-cơ tuyệt đối không phải là một con ngao cái đến thời kỳ thèm muốn ngao đực, sao lại cứ cắn mông nó nhỉ? Giữa Ngao Tạng đánh nhau một cách đàng hoàng không bao giờ căn mông đối phương, cắn mông rất mất mặt. Thế mà Cang-rư-sân-cơ lại không sợ mất mặt, chỉ cắn mông nó chứ không cắn cổ. Đã vậy, phải chăng mình cũng có thể vồ cắn mông đối phương? Không, không thể làm như vậy, đã là Ngao Tạng thì phải giữ phong độ của Ngao Tạng, kiên quyết giữ lấy phong cách của Ngao Tạng. Dù tất cả Ngao Tạng trên thảo nguyên đều biến thành những kẻ vô lại, ta, sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đánh nhau cũng phải đánh một cách quang minh lỗi lạc. Bỉ ổi là giấy thông hành của kẻ bỉ ổi, cao thượng là tấm bia đá khắc tiểu sử lừng lẫy để trong mộ của người cao thượng. Ngao Tạng oanh liệt hùng dũng là phải chiến đấu dũng mãnh ngoan cường, cắn mông của đối phương giỏi giang nỗi gì, không hơn không kém chỉ là một thằng lưu manh, thế thôi!
Không, nó đã nhầm. Cang-rư-sân-cơ không phải không chú ý tới việc cái cổ, mà là thời cơ cắn đứt cổ đối phương chưa chín. Nhưng thời cơ đó đã đến, khi Cang-rư-sân-cơ lại một lần nữa vồ vào cổ của đối phương như vũ bão thì Ca-pao-sân-cơ vẫn tưởng địch thủ giương đông kích tây vẫn muốn vồ cắn mông mình vội quay người tránh, nhưng lần này Cang-rư-sân-cơ không thay đổi phương hướng vồ cắn, răng sắc nhọn nhằm thẳng cổ họng đối phương cắm phập vào. Trong khoảnh khắc cổ họng chạm vào răng sắc, lúc đó Ca-pao-sân-cơ mới ý thức được mối hiểm nguy, vội rụt cổ về phía sau. Nó cũng giỏi, thế mà rụt ra được từ chiếc mõm to há hốc đỏ hỏn như máu của Cang-rư-sân-cơ. Quả là một con sư tử trắng có bản lĩnh, đã giữ được cái cổ họng của mình trong tình huống ngàn cân treo sợt tóc, nhưng gân lạch cạnh cuống họng bị tổn thương khá nặng, bị răng sắc nhọn của Cang-rư-sân-cơ không chút nể tình cắn thủng một lỗ, xé toác ra. Cú cắn này tuy chưa là cú cắn xé làm đối phương chết, nhưng lại là cú cắn quyết định thắng thua. Khi thấy máu tuôn trào như suối, Ca-pao-sân-cơ mới tỉnh ngộ. Hóa ra cái thằng Cang-rư-sân-cơ này không phải thằng lưu manh chỉ biết cắn mông đối phương. Kỳ thực cái thằng ấy hiểu hơn ai hết, tấn công chỗ hiểm của đối phương là để giữ trọn khí tiết của mình, nhưng cần có mưu lược, cần phải tuần tự như tiến, mà không phải lỗ mãng kiêu căng lao vào trận đấu là cắn là húc lung tung. So sánh cả hai với nhau nó nghĩ: Ôi! mình mới ấu trĩ làm sao! Ngang ngạnh có thừa nhưng nội hàm không đủ. Bề ngoài có vẻ vĩ đại, thực tế chẳng vĩ đại chút nào. Thêm vào đó mình không đủ thông minh, cũng có thể nói không đủ xảo quyệt, thất bại là chuyện tất nhiên. Cang-rư-sân-cơ, con Ngao Tạng vĩ đại đến từ thảo nguyên A-ma Thượng, đã buộc mình - sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ này phải để lại dấu ấn vô cùng sỉ nhục trên mảnh đất quê hương mình. Ca-pao-sân-cơ của thảo nguyên Chia-cu-tây tự đánh giá mình rất cao, cho rằng mình vô địch thiên hạ, là con Ca-pao-sân-cơ đầy dã tâm muôn lên ngôi Ngao Vương, con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ uy vũ hùng dũng, vênh váo bỗng chốc đã trở nên chẳng có gì ghê gớm nữa. Dùng cách nói của loài người là ngoài mạnh trong yếu, chỉ được cái mã bên ngoài, nhìn thì đẹp, ăn chẳng ngon… Hai bên đấu chọi, giằng co lâu như vậy, kết cục là mông mình bị cắn nát, đuôi bị cắn rơi, gân trên cổ họng cũng bị cắn đứt, còn đối phương chẳng mất một sợi lông nào.
…
Tuy máu chảy đầm đìa Ca-pao-sân-cơ vẫn vồ lại như con mãnh hổ.
HÌnh như Cang-rư-sân-cơ biết đây là lần vồ cắn cuối cùng của sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ. Nó không trốn, mà là cúi đầu xuống, bắt trước con bò rừng húc đầu vào. Trên thế giới này có lẽ đầu chó là đầu cứng nhất, đặc biệt là đầu Ngao Tạng. Vì vậy khi con người ta trút căm hận tột đỉnh, từ ngữ họ chọn là “đập tan đầu chó”. Khi đầu chó đập vào đầu chó thì Ca-pao-sân-cơ ngã uỵch xuống đất, còn Cang-rư-sân-cơ cũng suýt ngã ngửa, nhưng cơ bắp chưa hề bị thương của nó đã giúp nó căng chặt bốn chân chống đỡ toàn thân nặng ký của nó. Cuối cùng nó như một kẻ chiến thắng thực thụ ngẩng cao đầu ưỡn thẳng ngực đứng vững. Tuy thắng nhưng Cang-rư-sân-cơ không thể không khâm phục nhìn sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ và khen thầm trong bụng: “Thật là một cái đầu chó cứng rắn, húc thêm một cái chắc đầu ta cũng vỡ tan mất. Bị thương nặng, máu chảy nhiều như vậy, vẫn còn một sức mạnh ghê gớm, thật xứng danh là thần hộ vệ của thảo nguyên Chia-cu-tây.
Thần hộ vệ của thảo nguyên Chia-cu-tây đứng dậy rất nhanh. Cha tôi sợ Cang-rư-sân-cơ truy đánh đến cùng cắn chết đối phương, vội nhảy vào ôm lấy nó. Nhưng nỗi lo của cha tôi hơi thừa, cảm giác luyến tiếc từ biệt trong mắt của cả hai con chó không phải thể hiện đối với địch thủ mà là sự luyến tiếc phải giã biệt cuộc sống lững lẫy, oanh liệt và dữ dội. Kết thúc, kết thúc rồi, cuối cùng thì chúng ta cũng kết thúc rồi. Cang-rư-sân-cơ ngoan ngoãn nằm trong long cha tôi, không giãy giụa tỏ ra muốn vồ cắn. Ca-pao-sân-cơ đứng yên lặng một lúc, biết đối phương không muốn cắn mình, nó không đợi nữa, khinh bỉ nhìn Ngao đen Na-rư - kẻ phản bội thảo nguyên Chia-cu-tây từ nãy vẫn đứng yên nhìn chúng đánh nhau, rồi quay đầu đi.
Từ nãy đến giờ Ngao đen Na-rư vẫn chìm đắm trong nỗi đau khổ và phẫn nộ. Nó nhớ cún trắng Ca-ca, nhớ đến thắt lòng. Thấy thằng khốn nạn xấu xa Ca-pao-sân-cơ kia bại trận lủi thủi đi mất, nó hả hê mỉm cười, tự hào về Cang-rư-sân-cơ, không hề che đậy sự phản bội triệt để của mình với thảo nguyên Chia-cu-tây. Giờ đây không còn lý do nào để những con Ngao Tạng đồng hương của nó gần gũi thân cận với nó nữa. Nó có buồn vì việc đó, nhưng nó không hối hận. Có lẽ tình yêu là thế đấy, dùng một loại hạnh phúc đổi một loại hạnh phúc khác, dùng một loại bi thương đổi lấy một loại bi thương khác. Khi nó quyết định vứt bỏ tất cả sự ấm áp của quê hương và sự tín nhiệm của bạn bè thân thích, đời người ( không, là đời chó ) trong sự mất mát đã tách ra được trạng thái nguyên thủy nhất, đồng thời tình dục và sắc dục đã được mở ra một cách đẹp đẽ và rực rỡ nhất.
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lủi thủi đi trên đồng cỏ đầy sỉ nhục rơi vãi, nó chẳng nhìn gì, chỉ muốn nhanh chóng đi khuất khỏi tầm mắt của tất cả chó và người. Ý thức anh hùng bại trận không xứng trở về nhà, không mặt mũi nào nhìn bà con quê nhà là di truyền của ông cha Ngao Tạng để lại, đó là ký ức phổ biến của cộng đồng Ngao Tạng. Sau khi đã chiến đấu thảm khốc oanh liệt nhưng vẫn thất bại, chúng không cầu cứu bạn bè, không kể lể với chủ nhân, không lây truyền sự phẫn nộ và thù hận, không đi cầu xin sự an ủi và đồng tình, mà chỉ lặng lẽ ra đi, đi thật xa, đi đến nơi không ai biết đến, liếm khô máu trên người mình, sống những ngày tháng đợt cho vết thương lòng và vết thương da thịt lành, rồi đi hết quãng đường đời còn lại, đấy là cõi trở về tất nhiên của những linh hồn cô đơn và kiêu ngạo. Mỗi con Ngao Tạng trầm tĩnh và kiên nghị, sang trọng và cao quý đều biết tôn trọng nhu cầu của linh hồn, từ bỏ nhu cầu sinh tồn, không chịu ép dạ cầu toàn, tự nhiên và tự giác chọn con đường cô độc, lạnh lẽo và xa xôi. Ca-pao-sân-cơ đang lựa chọn con đường đi như vậy, nó đi về con đường tuy có nhưng lại không có đường. Con đường trải dài ngược chiều với hướng của đồng cỏ núi cao của bộ lạc sông Dã-la và nàh bạt của già Ni-ma. Trên con đường này có thể nhìn thấy núi tuyết Long Bảo lấp lánh màu bạc trên thảo nguyên Long Bảo Trạch nơi trú mục của bộ lạc Mục Mã Hạc. Nó đi đến núi tuyết Long Bảo cao đến nỗi trông như sắp đổ, đi đến nơi chân núi trải dài, tìm một nơi đất cao cỏ thưa mọc đầy cây linh sam nằm xuống nghỉ tại đó.
Chó Ngao Tây Tạng (chương 25 - trang 414)
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ - kẻ đã ăn thịt chính đứa con của mình - cún trắng Ca-ca, khi vồ về phía Sư tử núi Tuyết Cang-rư-sân-cơ đã ý thức được đây là cuộc chiến tàn khốc nhất trong đời, vì vậy nó biết không thể mong cuộc chiến kết thúc nhanh như chiến thuật vồ trúng mục tiêu, cắn một miếng trúng chỗ hiểm nhất rồi cắn đứt mạch máu. Điều này không thích hợp với Cang-rư-sân-cơ vì vậy nó đưa ra các chiêu rồng cuốn hổ vồ, tung ra những chiêu đó cốt để khoa trương thanh thế, gây tác dụng uy hiếp dọa dẫm đối phương. Cang-rư-sân-cơ cũng nghĩ như vậy, nó đón đầu đối phương vồ vào, trong tích tắc tưởng đầu chó đập vào đầu chó thì cả người nó bỗng lệch sang một bên, hai con lướt qua không đập vào nhau. Cang-rư-sân-cơ nghĩ bụng, việc quái gì phải lấy cứng chọi cứng? Cả hai đều bị thương không phải là mong muốn của mình, mình muốn hắn thua ta thắng. Đó là thắng lợi và bảo vệ danh dự, là sự trừng phạt thắng tay không khoan nhượng kẻ tim gan lang sói ăn thịt cả chính con đẻ của mình. Nhưng hơn ai hết, Cang-rư-sân-cơ biết trừng phạt đối phương không phải dễ. Nó phải cẩn thận trăm lần, phải trổ hết tài, chỉ cần một chút sơ ý là rơi vào cạm bẫy của sự thất bại.
Cang-rư-sân-cơ lùi lại mấy bước, nghiên cứu thật kỹ Ca-pao-sân-cơ. Bỗng bốn chân nó nẩy lên, phi thân vồ đến, lần vồ cắn này gần như chỉ là biểu diễn chứ không phải để thực hiện mục đích. Ca-pao-sân-cơ tránh ra một cách nhẹ nhàng. Sau đó nó vồ cắn trở lại cũng mang tính tượng trưng. Cang-rư-sân-cơ dùng vai hẩy đối phương một cái để thử sức mạnh của nó, bất giác kêu lên: Thật khỏe, thật cứng cáp, đúng là một tấm sắt.
Chúng đối đầu nhau, cả hai đều với ánh mắt như dùi sắt nhìn vào cổ đối phương. Cổ quan trọng nhất, trên cổ có tất cả danh dự tôn nghiêm, uy nghi của một con Ngao Tạng đội trời đạp đất cần phải có. Sau tôn nghiêm, là những mạch máu liên quan đến sự sống và cái chết, sau mạch máu là cổ họng, chỉ cần cắn rách là có thể làm đối phương mất mạng. Suy nghĩ của cả hai bên đều là: cắn cổ đối phương và không để đối phương cắn cổ mình. Bất luận là cắn cổ đối phương hay không để đối phương cắn cổ mình, đều cần đến tốc độ nhanh như ánh chớp, cần đến sức mạnh của thiên thần và kỹ xảo của ma quỷ. Cả hai im lặng, không một tiếng động, nhìn vào nhau.
Những người đứng xem nhìn trân trân hai con chuẩn bị cắn nhau, có lẽ họ còn căng thẳng hơn cả hai con kể cả Mạch chính ủy, người không muốn chúng cắn nhau và người muốn chúng căn nhau là cha tôi. Tất cả những ai có mặt đều im lặng, chỉ dùng ánh mắt trao đổi với nhau, hình như họ cảm thấy hễ nói chuyện sẽ khiến cục diện thay đổi, tất sẽ có một con Ngao Tạng ngã xuống đất.
Thế cái mông *** thì sao? Cang-rư-sân-cơ bỗng nghĩ đến cái mông, khi cắn vào cổ đối phương, đối phương cũng sẽ cắn vào cổ nó. Nhưng nếu cắn vào mông đối phương, chưa chắc đối phương đã cắn được vào mông. Mông không nguy hại đến tính mạng; chỉ cắn cổ mới nguy hại đến tính mang nhưng khi cắn vào mông chảy máu, một khi mông bị rách ra lòi thịt, máu chảy lênh láng thì chẳng phải làm cho đối phương mất hết uy thế sảo? Đối với Ngao Tạng, uy thế và danh dự là một. Danh dự là vô giá, một khi không còn danh dự nữa, đời anh coi như chấm hết, không còn là Ngao Tạng nữa hoặc là Ngao Tạng nhưng lại không phải Ngao Tạng, không chết cũng coi như chết rồi.
Cang-rư-sân-cơ vồ tới, tốc độ nhanh đến nỗi đối phương chỉ kịp há mồm hở răng ra. Nó nhằm thẳng cuống họng đối phương vồ, đối phương đương nhiên đã phòng bị, tránh ngay được cú vồ. Lúc này, nó cách Ca-pao-sân-cơ rất gần, Cang-rư-sân-cơ lại một lần nữa nhẩy lên, hình như không phải tấn công mà là chạy trốn, song đầu nó nghẹo sang một bên, nhe răng nanh ra không sợ mất thể diện cắm vào mông đối phương, tiếp đó hất mạnh cái đầu to, cả người quay ra vẽ một đường bán kính chuẩn mực.
Mọi người sợ hãi kêu rú lên. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đau đớn run lên một cái, gầm lên điên cuồng quay đầu định cắn. Cang-rư-sân-cơ vẫn cắn lấy mông nó ra sức lúc lắc thật nhanh. Đối phương quay đầu bên phải cắn nó, nó lắc sang bên trái, quay đầu bên trái cắn nó thì nó lắc sang bên phải cứ thế hai con Ngao Tạng một trước một sau trên một đường thẳng. Răng nanh của nó càng lúc càng cắm sâu mông Ca-pao-sân-cơ, cắn toét thịt ra thành một vết thương hình chữ “nhân”. Máu chảy ra nhuộm đỏ cả nửa quả mông. Ca-pao-sân-cơ nhận thấy quay đầu căn không hiệu quả, bèn ra sức nhảy theo, nó nhảy mấy lần mới thoạt khỏi sự cắn xé của Cang-rư-sân-cơ. Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đầy phẫn nộ chạy một vòng mới quay lại, nhằm thẳng cuống họng Cang-rư-sân-cơ vồ cắn.
Cang-rư-sân-cơ nhảy sang bên này rồi lại nhảy sang bên kia, liên tục nhảy như vậy mấy chục lần, cho người xem cảm giác nó đã từ bỏ tấn công rồi. Nó nhảy mãi như vậy. Bỗng nhiên, trong khi Ca-pao-sân-cơ dường như đã quen cử chỉ nhảy đi nhảy lại của Cang-rư-sân-cơ thì nó liền phát động đợt tấn công cùng với tiếng kêu rít. Theo tư thế tấn công có thể phán đoán được rằng nó vẫn nhằm vào cổ đối phương. Sư tử trắng cũng với tư thế như vậy đón đầu, nhưng không đón được vì Cang-rư-sân-cơ đã đổi hướng, mạo hiểm dùng chân trước đạp vào vai đối phương, làm động tác chuyển hướng xoay người trên không rồi một lần nữa lại vồ vào mông của Ca-pao-sân-cơ. Lần này nó ngoạm một miếng vào đuôi đối phương, mà lại là phần gốc của cái đôi cứng ơi là cứng. Ra chiêu cũng tương tự như lần trước, cắn vào đuôi; mõm lúc lắc bên phải rồi lúc lắc bên trái; một trước một sau cả hai con đứng trên một đường thẳng. Ca-pao-sân-cơ quay đầu lại không cắn được đối thủ, đành cố sức nhảy như lần trước, nhảy đến nỗi đứt luôn cái đuôi.
Như trêu tức đối phương, cũng là vì khoe khoang, Cang-rư-sân-cơ mồm ngậm khúc đuôi máu chảy ròng của sư tử trắng chạy trong tiếng kêu gầm rú phẫn nộ đến cực điểm của Ca-pao-sân-cơ. Nó ngẩng cao đầu, chạy theo một nửa vòng tròn khiến cho đối phương không vồ đến được. Cứ như vậy nó chạy đi chạy lại mấy lần mới dừng lại vứt bỏ khúc đuôi của đối phương, vừa trợn mắt nhìn Ca-pao-sân-cơ đề phòng nó phản công, vừa vểnh đuôi lên vẫy như giễu cợt đối phương.
…
Sư tử trắng bắt đầu mất tinh thần, trước tiên là tâm trí thác loạn. Nó nghĩ Cang-rư-sân-cơ tuyệt đối không phải là một con ngao cái đến thời kỳ thèm muốn ngao đực, sao lại cứ cắn mông nó nhỉ? Giữa Ngao Tạng đánh nhau một cách đàng hoàng không bao giờ căn mông đối phương, cắn mông rất mất mặt. Thế mà Cang-rư-sân-cơ lại không sợ mất mặt, chỉ cắn mông nó chứ không cắn cổ. Đã vậy, phải chăng mình cũng có thể vồ cắn mông đối phương? Không, không thể làm như vậy, đã là Ngao Tạng thì phải giữ phong độ của Ngao Tạng, kiên quyết giữ lấy phong cách của Ngao Tạng. Dù tất cả Ngao Tạng trên thảo nguyên đều biến thành những kẻ vô lại, ta, sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ đánh nhau cũng phải đánh một cách quang minh lỗi lạc. Bỉ ổi là giấy thông hành của kẻ bỉ ổi, cao thượng là tấm bia đá khắc tiểu sử lừng lẫy để trong mộ của người cao thượng. Ngao Tạng oanh liệt hùng dũng là phải chiến đấu dũng mãnh ngoan cường, cắn mông của đối phương giỏi giang nỗi gì, không hơn không kém chỉ là một thằng lưu manh, thế thôi!
Không, nó đã nhầm. Cang-rư-sân-cơ không phải không chú ý tới việc cái cổ, mà là thời cơ cắn đứt cổ đối phương chưa chín. Nhưng thời cơ đó đã đến, khi Cang-rư-sân-cơ lại một lần nữa vồ vào cổ của đối phương như vũ bão thì Ca-pao-sân-cơ vẫn tưởng địch thủ giương đông kích tây vẫn muốn vồ cắn mông mình vội quay người tránh, nhưng lần này Cang-rư-sân-cơ không thay đổi phương hướng vồ cắn, răng sắc nhọn nhằm thẳng cổ họng đối phương cắm phập vào. Trong khoảnh khắc cổ họng chạm vào răng sắc, lúc đó Ca-pao-sân-cơ mới ý thức được mối hiểm nguy, vội rụt cổ về phía sau. Nó cũng giỏi, thế mà rụt ra được từ chiếc mõm to há hốc đỏ hỏn như máu của Cang-rư-sân-cơ. Quả là một con sư tử trắng có bản lĩnh, đã giữ được cái cổ họng của mình trong tình huống ngàn cân treo sợt tóc, nhưng gân lạch cạnh cuống họng bị tổn thương khá nặng, bị răng sắc nhọn của Cang-rư-sân-cơ không chút nể tình cắn thủng một lỗ, xé toác ra. Cú cắn này tuy chưa là cú cắn xé làm đối phương chết, nhưng lại là cú cắn quyết định thắng thua. Khi thấy máu tuôn trào như suối, Ca-pao-sân-cơ mới tỉnh ngộ. Hóa ra cái thằng Cang-rư-sân-cơ này không phải thằng lưu manh chỉ biết cắn mông đối phương. Kỳ thực cái thằng ấy hiểu hơn ai hết, tấn công chỗ hiểm của đối phương là để giữ trọn khí tiết của mình, nhưng cần có mưu lược, cần phải tuần tự như tiến, mà không phải lỗ mãng kiêu căng lao vào trận đấu là cắn là húc lung tung. So sánh cả hai với nhau nó nghĩ: Ôi! mình mới ấu trĩ làm sao! Ngang ngạnh có thừa nhưng nội hàm không đủ. Bề ngoài có vẻ vĩ đại, thực tế chẳng vĩ đại chút nào. Thêm vào đó mình không đủ thông minh, cũng có thể nói không đủ xảo quyệt, thất bại là chuyện tất nhiên. Cang-rư-sân-cơ, con Ngao Tạng vĩ đại đến từ thảo nguyên A-ma Thượng, đã buộc mình - sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ này phải để lại dấu ấn vô cùng sỉ nhục trên mảnh đất quê hương mình. Ca-pao-sân-cơ của thảo nguyên Chia-cu-tây tự đánh giá mình rất cao, cho rằng mình vô địch thiên hạ, là con Ca-pao-sân-cơ đầy dã tâm muôn lên ngôi Ngao Vương, con sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ uy vũ hùng dũng, vênh váo bỗng chốc đã trở nên chẳng có gì ghê gớm nữa. Dùng cách nói của loài người là ngoài mạnh trong yếu, chỉ được cái mã bên ngoài, nhìn thì đẹp, ăn chẳng ngon… Hai bên đấu chọi, giằng co lâu như vậy, kết cục là mông mình bị cắn nát, đuôi bị cắn rơi, gân trên cổ họng cũng bị cắn đứt, còn đối phương chẳng mất một sợi lông nào.
…
Tuy máu chảy đầm đìa Ca-pao-sân-cơ vẫn vồ lại như con mãnh hổ.
HÌnh như Cang-rư-sân-cơ biết đây là lần vồ cắn cuối cùng của sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ. Nó không trốn, mà là cúi đầu xuống, bắt trước con bò rừng húc đầu vào. Trên thế giới này có lẽ đầu chó là đầu cứng nhất, đặc biệt là đầu Ngao Tạng. Vì vậy khi con người ta trút căm hận tột đỉnh, từ ngữ họ chọn là “đập tan đầu chó”. Khi đầu chó đập vào đầu chó thì Ca-pao-sân-cơ ngã uỵch xuống đất, còn Cang-rư-sân-cơ cũng suýt ngã ngửa, nhưng cơ bắp chưa hề bị thương của nó đã giúp nó căng chặt bốn chân chống đỡ toàn thân nặng ký của nó. Cuối cùng nó như một kẻ chiến thắng thực thụ ngẩng cao đầu ưỡn thẳng ngực đứng vững. Tuy thắng nhưng Cang-rư-sân-cơ không thể không khâm phục nhìn sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ và khen thầm trong bụng: “Thật là một cái đầu chó cứng rắn, húc thêm một cái chắc đầu ta cũng vỡ tan mất. Bị thương nặng, máu chảy nhiều như vậy, vẫn còn một sức mạnh ghê gớm, thật xứng danh là thần hộ vệ của thảo nguyên Chia-cu-tây.
Thần hộ vệ của thảo nguyên Chia-cu-tây đứng dậy rất nhanh. Cha tôi sợ Cang-rư-sân-cơ truy đánh đến cùng cắn chết đối phương, vội nhảy vào ôm lấy nó. Nhưng nỗi lo của cha tôi hơi thừa, cảm giác luyến tiếc từ biệt trong mắt của cả hai con chó không phải thể hiện đối với địch thủ mà là sự luyến tiếc phải giã biệt cuộc sống lững lẫy, oanh liệt và dữ dội. Kết thúc, kết thúc rồi, cuối cùng thì chúng ta cũng kết thúc rồi. Cang-rư-sân-cơ ngoan ngoãn nằm trong long cha tôi, không giãy giụa tỏ ra muốn vồ cắn. Ca-pao-sân-cơ đứng yên lặng một lúc, biết đối phương không muốn cắn mình, nó không đợi nữa, khinh bỉ nhìn Ngao đen Na-rư - kẻ phản bội thảo nguyên Chia-cu-tây từ nãy vẫn đứng yên nhìn chúng đánh nhau, rồi quay đầu đi.
Từ nãy đến giờ Ngao đen Na-rư vẫn chìm đắm trong nỗi đau khổ và phẫn nộ. Nó nhớ cún trắng Ca-ca, nhớ đến thắt lòng. Thấy thằng khốn nạn xấu xa Ca-pao-sân-cơ kia bại trận lủi thủi đi mất, nó hả hê mỉm cười, tự hào về Cang-rư-sân-cơ, không hề che đậy sự phản bội triệt để của mình với thảo nguyên Chia-cu-tây. Giờ đây không còn lý do nào để những con Ngao Tạng đồng hương của nó gần gũi thân cận với nó nữa. Nó có buồn vì việc đó, nhưng nó không hối hận. Có lẽ tình yêu là thế đấy, dùng một loại hạnh phúc đổi một loại hạnh phúc khác, dùng một loại bi thương đổi lấy một loại bi thương khác. Khi nó quyết định vứt bỏ tất cả sự ấm áp của quê hương và sự tín nhiệm của bạn bè thân thích, đời người ( không, là đời chó ) trong sự mất mát đã tách ra được trạng thái nguyên thủy nhất, đồng thời tình dục và sắc dục đã được mở ra một cách đẹp đẽ và rực rỡ nhất.
Sư tử trắng Ca-pao-sân-cơ lủi thủi đi trên đồng cỏ đầy sỉ nhục rơi vãi, nó chẳng nhìn gì, chỉ muốn nhanh chóng đi khuất khỏi tầm mắt của tất cả chó và người. Ý thức anh hùng bại trận không xứng trở về nhà, không mặt mũi nào nhìn bà con quê nhà là di truyền của ông cha Ngao Tạng để lại, đó là ký ức phổ biến của cộng đồng Ngao Tạng. Sau khi đã chiến đấu thảm khốc oanh liệt nhưng vẫn thất bại, chúng không cầu cứu bạn bè, không kể lể với chủ nhân, không lây truyền sự phẫn nộ và thù hận, không đi cầu xin sự an ủi và đồng tình, mà chỉ lặng lẽ ra đi, đi thật xa, đi đến nơi không ai biết đến, liếm khô máu trên người mình, sống những ngày tháng đợt cho vết thương lòng và vết thương da thịt lành, rồi đi hết quãng đường đời còn lại, đấy là cõi trở về tất nhiên của những linh hồn cô đơn và kiêu ngạo. Mỗi con Ngao Tạng trầm tĩnh và kiên nghị, sang trọng và cao quý đều biết tôn trọng nhu cầu của linh hồn, từ bỏ nhu cầu sinh tồn, không chịu ép dạ cầu toàn, tự nhiên và tự giác chọn con đường cô độc, lạnh lẽo và xa xôi. Ca-pao-sân-cơ đang lựa chọn con đường đi như vậy, nó đi về con đường tuy có nhưng lại không có đường. Con đường trải dài ngược chiều với hướng của đồng cỏ núi cao của bộ lạc sông Dã-la và nàh bạt của già Ni-ma. Trên con đường này có thể nhìn thấy núi tuyết Long Bảo lấp lánh màu bạc trên thảo nguyên Long Bảo Trạch nơi trú mục của bộ lạc Mục Mã Hạc. Nó đi đến núi tuyết Long Bảo cao đến nỗi trông như sắp đổ, đi đến nơi chân núi trải dài, tìm một nơi đất cao cỏ thưa mọc đầy cây linh sam nằm xuống nghỉ tại đó.