Chim nở ra từ những quả trứng đầu tiên trong một lứa luôn cất lên những giai điệu dài và phức tạp hơn lũ em.
Ở phần lớn loài chim, con đực sử dụng tiếng hót để quyến rũ con cái. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tiếng hót của những con đực khỏe thường to và phức tạp. Ngoài ra, thời gian hót của chúng cũng lâu.
Masayo Soma, chuyên gia về ngôn ngữ sinh học tại Viện Khoa học Riken Brain ở Wako, Nhật Bản, và các cộng sự muốn tìm hiểu xem liệu thứ tự sinh ra của chim trong một lứa trứng có ảnh hưởng tới chất giọng của nó hay không.
"Tôi cho rằng thời điểm chào đời của một con chim trong một lứa ảnh hưởng tới khả năng ca hát của chúng, bởi những con nở trước luôn có nhiều thức ăn hơn, vì thế mà chúng ít khi phải chịu đựng trạng thái căng thẳng hơn lũ em", Masayo nói.
Một đàn chim sẻ Bengal. Ảnh: petngarden.com.
Để kiểm tra giả thiết, Masayo và các cộng sự thu thập nhiều tổ chim sẻ Bengale. Họ xếp tất cả những quả trứng đầu tiên ở mỗi tổ vào một nhóm và lặp lại việc đó với những quả trứng tiếp theo. Các nhà khoa học cho 9 cặp chim sẻ ấp 16 ổ trứng, mỗi ổ gồm 4 quả. Tất cả chim non được đánh số theo thứ tự nở trong tổ của chúng. Sau khi trứng nở hết, họ cho 9 con đực vào lồng để chúng hót cho lũ chim non nghe.
Khi những con chim non đến tuổi trưởng thành, nhóm nghiên cứu ghi âm tiếng hót của chúng. Kết qủa cho thấy thứ tự nở của trứng không tác động tới tiếng hót.
Tuy nhiên, thứ tự mà một quả trứng được đẻ ra lại ảnh hưởng rõ rệt tới độ phức tạp trong giai điệu của chim. Những con nở ra từ trứng đẻ sớm có xu hướng cất lên giai điệu phức tạp hơn so với các con khác.
Các nhà khoa học đưa ra nhiều giải thích khác nhau về hiện tượng này. Theo Masayo, hàm lượng androgen (chất kích thích tố tham gia vào quá trình phát triển của con đực) trong trứng càng lớn thì khả năng chim non hót hay càng cao. Hàm lượng kích thích tố trong trứng có thể giảm dần theo thứ tự sinh ra của chúng. Vì thế mà những quả trứng được đẻ ra sớm luôn có nhiều androgen hơn.
Masayo sẽ bổ sung androgen và nhiều chất khác vào trứng của chim sẻ để tìm hiểu xem liệu chúng có tác động tới chất lượng giọng của chim hay không.
Ở phần lớn loài chim, con đực sử dụng tiếng hót để quyến rũ con cái. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tiếng hót của những con đực khỏe thường to và phức tạp. Ngoài ra, thời gian hót của chúng cũng lâu.
Masayo Soma, chuyên gia về ngôn ngữ sinh học tại Viện Khoa học Riken Brain ở Wako, Nhật Bản, và các cộng sự muốn tìm hiểu xem liệu thứ tự sinh ra của chim trong một lứa trứng có ảnh hưởng tới chất giọng của nó hay không.
"Tôi cho rằng thời điểm chào đời của một con chim trong một lứa ảnh hưởng tới khả năng ca hát của chúng, bởi những con nở trước luôn có nhiều thức ăn hơn, vì thế mà chúng ít khi phải chịu đựng trạng thái căng thẳng hơn lũ em", Masayo nói.
Để kiểm tra giả thiết, Masayo và các cộng sự thu thập nhiều tổ chim sẻ Bengale. Họ xếp tất cả những quả trứng đầu tiên ở mỗi tổ vào một nhóm và lặp lại việc đó với những quả trứng tiếp theo. Các nhà khoa học cho 9 cặp chim sẻ ấp 16 ổ trứng, mỗi ổ gồm 4 quả. Tất cả chim non được đánh số theo thứ tự nở trong tổ của chúng. Sau khi trứng nở hết, họ cho 9 con đực vào lồng để chúng hót cho lũ chim non nghe.
Khi những con chim non đến tuổi trưởng thành, nhóm nghiên cứu ghi âm tiếng hót của chúng. Kết qủa cho thấy thứ tự nở của trứng không tác động tới tiếng hót.
Tuy nhiên, thứ tự mà một quả trứng được đẻ ra lại ảnh hưởng rõ rệt tới độ phức tạp trong giai điệu của chim. Những con nở ra từ trứng đẻ sớm có xu hướng cất lên giai điệu phức tạp hơn so với các con khác.
Các nhà khoa học đưa ra nhiều giải thích khác nhau về hiện tượng này. Theo Masayo, hàm lượng androgen (chất kích thích tố tham gia vào quá trình phát triển của con đực) trong trứng càng lớn thì khả năng chim non hót hay càng cao. Hàm lượng kích thích tố trong trứng có thể giảm dần theo thứ tự sinh ra của chúng. Vì thế mà những quả trứng được đẻ ra sớm luôn có nhiều androgen hơn.
Masayo sẽ bổ sung androgen và nhiều chất khác vào trứng của chim sẻ để tìm hiểu xem liệu chúng có tác động tới chất lượng giọng của chim hay không.
Việt Linh (theo Nature)
VnExpress
VnExpress