hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Những bộ phim kinh dị và những câu chuyện thêu dệt làm cho loài cây ăn thịt trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Thế nhưng hiện người chơi cây cảnh TP.HCM có một thú chơi mới là trồng loại cây “hãi hùng” này.
Cây nắp ấm họ Việt Nam có giá dao động từ 50 ngàn đến 150 ngàn đồng tùy theo kính thước của ấm
Cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như: cây hố bẫy (có tên khoa học là Sarracenia), cây gọng vó hay cây bắt mồi (Flytrap), cây nắp ấm (Nepenthes). Loài cây này mọc nhiều ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina của Mỹ. Anh Sơn, người trồng cây ăn thịt tại quận 7, cho biết: “Nắp ấm là loại cây dễ trồng nhất trong chủng loại cây ăn thịt. Cách bắt mồi của loài cây này rất kỳ lạ. Trên miệng của nắp ấm có chất nhờn nên khi côn trùng đậu vào sẽ bị tuột ngay vào trong lòng ấm. Sau đó, côn trùng sẽ bị dung dịch có chứa các enzym tiêu hóa”.
Vậy thật sự có hay không loài cây ăn thịt người như trong các bộ phim kinh dị mô tả? Anh Hoàng, người chơi cây ăn thịt tại Thủ Đức, khẳng định: “Nói là cây ăn thịt nhưng thực ra chúng chỉ tiêu hóa được côn trùng như ruồi, nhện, kiến, muỗi… mà thôi. Nếu cho thịt heo, thịt bò vào thì “ấm” sẽ bị héo rồi chết vì không tiêu hóa được”.
Theo anh Sơn, loài cây ăn thịt này đã xuất hiện tại VN chừng 10 năm nay. Hiện có khoảng 20 loại cây nắp ấm khác nhau về độ lớn và màu sắc, chúng có thể sống trong môi trường axít và khắc nghiệt. Còn loại cây được đồn đại là cây ăn thịt người có tên là cây Amorphophallus titanum, tên tiếng Việt là Hoa xác chết. Loại cây này có nguồn gốc từ đất nước vạn đảo Indonesia với hình dạng dữ tợn, có mùi hương khó chịu. Hoa của nó dài đến 3m, cây chỉ nở hoa khi được trồng tại Indonesia và cũng giống như các loại cây khác, nó cũng chỉ tiêu hóa được côn trùng mà thôi. Mới đây nhất, có hai nhà khoa học người Anh, Stewart McPherson và Alistair Robinson phát hiện một giống cây ăn thịt có thể tiêu hóa được chuột tại vùng núi Victoria ở Philippines.
“Theo tôi được biết thì chưa có ai sở hữu cây Hoa xác chết và giống cây ăn thịt chuột vừa được phát hiện” - anh Sơn cho biết thêm. Loại cây được mệnh danh là chủng loại bắt mồi điệu nghệ nhất là Venus flytrap, có tên khoa học là Dionaea muscipula, còn tên tiếng Việt là cây Bẫy kẹp, cũng đã xuất hiện tại VN. Cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Loại cây này đang rất hút hàng và được nhiều người tìm kiếm vì khả năng tóm chặt con mồi nhanh hơn cả cái chớp mắt, muốn mua phải đặt hàng trước.
Tuy được mệnh danh là loài cây ăn thịt nhưng cây Bẫy kẹp vẫn có thể sống và phát triển chỉ với một ống xơ dừa hoặc cát, hai ba ngày tưới nước một lần, đặc biệt là không được bón phân. “Giống cây này lạ lắm. Càng chăm sóc kỹ thì cây không ra ấm và càng dễ chết. Mua về cứ bỏ đó, cây lại tươi mơn mởn. Cây độc nhưng dễ trồng, không sâu bệnh nên ngày càng thu hút nhiều người mua về làm kiểng”, anh Hoàng nói. Bên cạnh đó, giá loài cây ăn thịt còn mềm hơn nhiều loại cây cảnh khác. Một số loại cây nắp ấm giống VN chỉ có giá từ 30 ngàn - 50 ngàn đồng/cây con đã ra ấm. Còn giống cây Venus thì phải nhập từ Mỹ nên có giá cao hơn, khoảng 300 ngàn đồng/cây. Anh Sơn cho hay: “Sở dĩ cây ăn thịt hiện nay đang hút hàng trong thị trường cây cảnh vì người chơi tin vào phong thủy, nếu trồng loại cây này ở phía đông nam thì sẽ mang lại nhiều tài lộc”.
Bài & ảnh: Diễm Thư
Cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như: cây hố bẫy (có tên khoa học là Sarracenia), cây gọng vó hay cây bắt mồi (Flytrap), cây nắp ấm (Nepenthes). Loài cây này mọc nhiều ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina của Mỹ. Anh Sơn, người trồng cây ăn thịt tại quận 7, cho biết: “Nắp ấm là loại cây dễ trồng nhất trong chủng loại cây ăn thịt. Cách bắt mồi của loài cây này rất kỳ lạ. Trên miệng của nắp ấm có chất nhờn nên khi côn trùng đậu vào sẽ bị tuột ngay vào trong lòng ấm. Sau đó, côn trùng sẽ bị dung dịch có chứa các enzym tiêu hóa”.
Vậy thật sự có hay không loài cây ăn thịt người như trong các bộ phim kinh dị mô tả? Anh Hoàng, người chơi cây ăn thịt tại Thủ Đức, khẳng định: “Nói là cây ăn thịt nhưng thực ra chúng chỉ tiêu hóa được côn trùng như ruồi, nhện, kiến, muỗi… mà thôi. Nếu cho thịt heo, thịt bò vào thì “ấm” sẽ bị héo rồi chết vì không tiêu hóa được”.
Theo anh Sơn, loài cây ăn thịt này đã xuất hiện tại VN chừng 10 năm nay. Hiện có khoảng 20 loại cây nắp ấm khác nhau về độ lớn và màu sắc, chúng có thể sống trong môi trường axít và khắc nghiệt. Còn loại cây được đồn đại là cây ăn thịt người có tên là cây Amorphophallus titanum, tên tiếng Việt là Hoa xác chết. Loại cây này có nguồn gốc từ đất nước vạn đảo Indonesia với hình dạng dữ tợn, có mùi hương khó chịu. Hoa của nó dài đến 3m, cây chỉ nở hoa khi được trồng tại Indonesia và cũng giống như các loại cây khác, nó cũng chỉ tiêu hóa được côn trùng mà thôi. Mới đây nhất, có hai nhà khoa học người Anh, Stewart McPherson và Alistair Robinson phát hiện một giống cây ăn thịt có thể tiêu hóa được chuột tại vùng núi Victoria ở Philippines.
“Theo tôi được biết thì chưa có ai sở hữu cây Hoa xác chết và giống cây ăn thịt chuột vừa được phát hiện” - anh Sơn cho biết thêm. Loại cây được mệnh danh là chủng loại bắt mồi điệu nghệ nhất là Venus flytrap, có tên khoa học là Dionaea muscipula, còn tên tiếng Việt là cây Bẫy kẹp, cũng đã xuất hiện tại VN. Cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Loại cây này đang rất hút hàng và được nhiều người tìm kiếm vì khả năng tóm chặt con mồi nhanh hơn cả cái chớp mắt, muốn mua phải đặt hàng trước.
Tuy được mệnh danh là loài cây ăn thịt nhưng cây Bẫy kẹp vẫn có thể sống và phát triển chỉ với một ống xơ dừa hoặc cát, hai ba ngày tưới nước một lần, đặc biệt là không được bón phân. “Giống cây này lạ lắm. Càng chăm sóc kỹ thì cây không ra ấm và càng dễ chết. Mua về cứ bỏ đó, cây lại tươi mơn mởn. Cây độc nhưng dễ trồng, không sâu bệnh nên ngày càng thu hút nhiều người mua về làm kiểng”, anh Hoàng nói. Bên cạnh đó, giá loài cây ăn thịt còn mềm hơn nhiều loại cây cảnh khác. Một số loại cây nắp ấm giống VN chỉ có giá từ 30 ngàn - 50 ngàn đồng/cây con đã ra ấm. Còn giống cây Venus thì phải nhập từ Mỹ nên có giá cao hơn, khoảng 300 ngàn đồng/cây. Anh Sơn cho hay: “Sở dĩ cây ăn thịt hiện nay đang hút hàng trong thị trường cây cảnh vì người chơi tin vào phong thủy, nếu trồng loại cây này ở phía đông nam thì sẽ mang lại nhiều tài lộc”.
Bài & ảnh: Diễm Thư