hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Ngày 15-12, tại TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra hội thảo “Xây dựng dự án bảo tồn voi Đắc Lắc” do khoa nông lâm nghiệp (ĐH Tây nguyên) cùng Chi cục Kiểm lâm Đắc Lắc tổ chức.
PGS.TS Bảo Huy (khoa nông lâm nghiệp ĐH Tây nguyên), chủ trì “Dự án bảo tồn voi Đắc Lắc”, cho biết: “Trong cuộc khảo sát mới nhất của nhóm nghiên cứu cho thấy chỉ riêng Đắc Lắc ước có 80-110 con voi rừng và 61 voi nhà. Tuy số liệu này nói lên sự khả quan của đàn voi rừng tại Đắc Lắc cũng như của VN nhưng đàn voi đang đứng trước nhiều nguy cơ...”.
Theo ông Hà Công Bình - chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Đắc Lắc, lý do dẫn đến sự sụt giảm số lượng đàn voi là do sự “xâm chiếm” của từng đoàn người di cư, sự hiện diện của máy móc trong rừng gây ra tiếng ồn cũng làm đàn voi vốn già yếu càng bị hao mòn dần theo thời gian. Trong khi đó chúng ta mới chỉ nêu trong các văn bản nhà nước về việc bảo tồn voi, đưa voi vào nhóm IB - cấm săn bắt và sử dụng với mục đích thương mại mà chưa có một dự án bảo vệ, bảo tồn voi thật sự.
Ảnh minh hoạ
Ông Vong Nhi, phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, cho biết: “Chúng ta phải khẳng định là việc phá hết rừng thì voi lấy đâu ra môi trường để sống. Trong khi đó, cách làm giữa các bộ ngành không đồng nhất, chồng chéo nhau, đất sống của voi bị thu hẹp. Quy hoạch dân cư ra sao, diện tích lâm nghiệp như thế nào để bảo vệ voi? Cần có được sự rõ ràng, mạch lạc những việc như vậy thì mới nên nghĩ đến việc lập trung tâm bảo tồn.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Tây nguyên trình bày tại hội thảo, khu vực có phân bố voi của Đắc Lắc nằm tại ba huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea H’Leo. Trong 310.000ha rừng, chỉ có khoảng 160.000ha rừng là an toàn cho voi (rừng đặc dụng và phòng hộ). Nhưng diện tích rừng đó ngày càng bị thu hẹp, khu vực sinh sống và tuyến di chuyển của voi đang bị thay đổi. Có những nơi như Ia Lơi, Ya Lốp, Ea R’Vê của huyện Ea Súp voi phải di chuyển qua vùng canh tác của con người, phải “sống chung” và gây mâu thuẫn với con người.
PGS.TS Bảo Huy nhấn mạnh: “Ban đầu chúng tôi chỉ được đề nghị lập dự án thôi nhưng khi tiến hành nghiên cứu thấy cần có một trung tâm bảo tồn voi với mục đích: voi rừng có khu sinh cảnh sinh sống và phát triển bầy đàn; voi nhà được phát triển bầy đàn và chăm sóc sức khỏe; truyền thống văn hóa liên quan đến voi được bảo vệ; phát triển được một đội ngũ bảo tồn voi và chuyên gia chăm sóc voi; hình thành bệnh viện cho voi làm cơ sở chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu sinh sản cho voi; quan hệ với các tổ chức quốc tế để tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật hiện đại về bảo tồn, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu sinh sản của voi...”.
Và phương án lập khu vực bảo tồn voi khoảng 200ha với kinh phí hơn 58 tỉ đồng do Nhà nước đầu tư đã được nhóm nghiên cứu đưa ra và nhận được nhiều sự đồng tình.
TRUNG TÂN
PGS.TS Bảo Huy (khoa nông lâm nghiệp ĐH Tây nguyên), chủ trì “Dự án bảo tồn voi Đắc Lắc”, cho biết: “Trong cuộc khảo sát mới nhất của nhóm nghiên cứu cho thấy chỉ riêng Đắc Lắc ước có 80-110 con voi rừng và 61 voi nhà. Tuy số liệu này nói lên sự khả quan của đàn voi rừng tại Đắc Lắc cũng như của VN nhưng đàn voi đang đứng trước nhiều nguy cơ...”.
Theo ông Hà Công Bình - chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Đắc Lắc, lý do dẫn đến sự sụt giảm số lượng đàn voi là do sự “xâm chiếm” của từng đoàn người di cư, sự hiện diện của máy móc trong rừng gây ra tiếng ồn cũng làm đàn voi vốn già yếu càng bị hao mòn dần theo thời gian. Trong khi đó chúng ta mới chỉ nêu trong các văn bản nhà nước về việc bảo tồn voi, đưa voi vào nhóm IB - cấm săn bắt và sử dụng với mục đích thương mại mà chưa có một dự án bảo vệ, bảo tồn voi thật sự.
Ảnh minh hoạ
Ông Vong Nhi, phó chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, cho biết: “Chúng ta phải khẳng định là việc phá hết rừng thì voi lấy đâu ra môi trường để sống. Trong khi đó, cách làm giữa các bộ ngành không đồng nhất, chồng chéo nhau, đất sống của voi bị thu hẹp. Quy hoạch dân cư ra sao, diện tích lâm nghiệp như thế nào để bảo vệ voi? Cần có được sự rõ ràng, mạch lạc những việc như vậy thì mới nên nghĩ đến việc lập trung tâm bảo tồn.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Tây nguyên trình bày tại hội thảo, khu vực có phân bố voi của Đắc Lắc nằm tại ba huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea H’Leo. Trong 310.000ha rừng, chỉ có khoảng 160.000ha rừng là an toàn cho voi (rừng đặc dụng và phòng hộ). Nhưng diện tích rừng đó ngày càng bị thu hẹp, khu vực sinh sống và tuyến di chuyển của voi đang bị thay đổi. Có những nơi như Ia Lơi, Ya Lốp, Ea R’Vê của huyện Ea Súp voi phải di chuyển qua vùng canh tác của con người, phải “sống chung” và gây mâu thuẫn với con người.
PGS.TS Bảo Huy nhấn mạnh: “Ban đầu chúng tôi chỉ được đề nghị lập dự án thôi nhưng khi tiến hành nghiên cứu thấy cần có một trung tâm bảo tồn voi với mục đích: voi rừng có khu sinh cảnh sinh sống và phát triển bầy đàn; voi nhà được phát triển bầy đàn và chăm sóc sức khỏe; truyền thống văn hóa liên quan đến voi được bảo vệ; phát triển được một đội ngũ bảo tồn voi và chuyên gia chăm sóc voi; hình thành bệnh viện cho voi làm cơ sở chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu sinh sản cho voi; quan hệ với các tổ chức quốc tế để tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật hiện đại về bảo tồn, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu sinh sản của voi...”.
Và phương án lập khu vực bảo tồn voi khoảng 200ha với kinh phí hơn 58 tỉ đồng do Nhà nước đầu tư đã được nhóm nghiên cứu đưa ra và nhận được nhiều sự đồng tình.
TRUNG TÂN