• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Trả rùa về với biển

TTCT - Trong suốt mấy chục năm qua ơ vịnh nha trang Rùa không còn lên bờ đẻ nữa. Nhưng mới đây, ở đảo yến rùa biển đã đẻ được hàng trăm trứng, một tín hiệu rất đáng mừng cho môi trường biển vịnh Nha Trang.

Đảo Yến, nơi rùa lên đẻ trứng

Toàn bộ 108 trứng đã lần lượt nở. Tính đến 15-10, các chú rùa con được 20 ngày tuổi. Ngoài ra còn trên 100 trứng vẫn chưa nở. Khi rùa con nuôi lớn 2-3cm sẽ được công nhân Công ty Yến Sào trả lại biển nhằm bảo đảm chúng sống được. Trước đó, đã có một số rùa con lớn đúng quy định được thả lại biển.

Theo bà Trịnh Thu Minh - cán bộ trạm thực nghiệm nuôi sinh vật biển Viện Hải dương học Nha Trang, để giữ môi trường biển và bảo vệ loài rùa biển, phải tăng cường kiểm tra thu giữ rùa bị nuôi hoặc bắt trái phép để trả rùa về biển.

“Không thể đem rùa thả xuống biển là xong mà cần có sự tham gia của các nhà chuyên môn và tăng cường kiểm tra, kiểm soát vì có khả năng rùa sẽ bị người dân bắt lại” - bà Minh nói. Bên cạnh đó, rùa cần có những bãi cát để đẻ nên phải thả rùa ở những nơi an toàn và có nơi để chúng lên bờ đẻ trứng, cũng như phải thả chúng ở những nơi có dòng chảy phù hợp. Những con rùa bị bắt giữ lâu cần được theo dõi trước khi trả lại biển, vì khi bị nuôi nhốt rùa đã mất nhiều tập tính bản năng.

Việc rùa biển bắt đầu xuất hiện trong khu vực bảo tồn biển, kèm theo nhu cầu tìm những bãi cát yên tĩnh để sinh sản là tín hiệu đáng mừng. Mùa sinh sản của chúng từ tháng 7 đến tháng 11 hăng năm. Bãi cát của các đảo yến ngoài khơi Nha Trang nằm trong vùng bảo tồn là nơi lý tưởng cho rùa lên bờ sinh nở. Từ đầu năm đến nay, đảo Bàng Lớn thuộc khu vực Hòn Tre đã có rùa lên bờ đẻ trứng thường xuyên. Rùa con được nuôi lớn, sau đó đem thả trở lại biển.

Ý thức bảo vệ rùa của người dân trong vùng biển Nha Trang được nâng lên là điều đáng khích lệ. Tháng 9-2006, ông Bùi Mỹ ở phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang đã tự nguyện tặng 13 con rùa biển cho khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, trọng lượng mỗi con 2-4kg.

Rùa biển đẻ trứng - Ảnh tư liệu

Trong 50 năm qua số lượng rùa biển giảm hơn 80%. Việc khai thác rùa biển làm món ăn và làm hàng mỹ nghệ khiến rùa biển trong vịnh Nha Trang ngày càng cạn kiệt. Để rồi trong khoảng thời gian dài không hề thấy rùa biển lên bãi cát đẻ và các thợ lặn cũng chẳng thấy rùa khi lặn xuống biển. Lý do cạn kiệt rùa biển trong vịnh Nha Trang ngoài việc khai thác kiểu tận diệt, còn nguyên nhân khác là tình trạng dùng mìn đánh cá trên biển khiến gần như tất cả sinh vật lớn nhỏ đều chết, sự phục hồi rất chậm.

Từ năm 2001, khu bảo tồn Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang có nhiều hình thức bảo vệ môi trường biển như: tạo phao neo để tàu thuyền không thả neo trực tiếp làm hư hại thềm san hô, tuần tra để ngăn chặn kịp tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt tại vùng biển này, phát động lặn dọn rác dưới đáy biển khu lặn biển... Nhưng mãi đến năm 2004 rùa biển mới xuất hiện trở lại trong vùng biển vịnh Nha Trang.

Đầu tháng 12-2004, ngư dân bắt giữ hai con rùa biển tại đảo Hòn Tre khi chúng lên bờ tìm nơi sinh sản. Hai con rùa đã được ngư dân đem giao nộp và sau đó thả lại biển trong khu vực vịnh Nha Trang. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hai con rùa này ở độ tuổi 25-30 năm. Tuy nhiên, tình trạng lấy trứng rùa làm lương thực những năm gần đây vẫn đang xảy ra tại vùng biển này.

Hiện có năm loài rùa biển đang sinh sống trong vùng biển Việt Nam. Đó là: vích (Chelonia mydas), đồi mồi (Etmochlys imbricata), quản đồng (Caretta caretta), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea) và rùa da (Dermochelys cortacea). Những loài trên được liệt vào hàng động vật quý hiếm trên thế giới cần được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
 
Top