hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trong hai ngày 10-11/12/2009, tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 100 giám đốc điều hành, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và các công ty đa quốc gia đã tham dự Hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ động thực vật hoang dã, góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của Việt Nam”. Hội thảo là kết quả của sự hợp tác đầu tiên giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, cùng Mạng lưới Giám sát Buôn bán Động Thực vật Hoang dã Quốc tế (TRAFFIC).
Ánh mắt buồn của chú khỉ con bị nuôi nhốt ở Quảng Bình. (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng)
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, đại diện của các doanh nghiệp đã được nghe về sự cần thiết của việc bảo vệ động thực vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; những hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể làm dựa trên những điển hình của một số Tổ chức phi chính phủ và Công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, như Phòng Thương mại Châu Âu, Holcim Việt Nam, Công ty Intrepid Đông Dương, Công ty Nội thất Trường Thanh và Công ty TNHH Chăn nuôi và Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát.
Cùng tham gia Hội thảo có các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, các chuyên gia hàng đầu của tổ chức thương mại, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn động, thực vật hoang dã, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, để cùng với các nhà doanh nghiệp bàn về chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường.
Báo cáo dẫn đề của Hội thảo nhận định: “Hơn bao giờ hết, chúng ta đang đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong nền kinh tế của nước ta. Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh cũng như các doanh nhân đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc thực thi các chính sách về môi trường, trong đó có các chính sách về buôn bán động thực vật hoang dã.”
Trong đợt khảo sát của TRAFFIC tiến hành năm 2005, doanh nhân và quan chức nhà nước là hai nhóm tiêu thụ sản phẩm từ động thực vật hoang dã nhiều nhất tại Hà Nội và đã trở thành đối tượng trọng điểm của một Chiến dịch nhằm thay đổi thái độ và hành vi liên quan đến việc tiêu thụ động thực vật hoang dã, do Đại Sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tài trợ. Một Hội thảo khác cũng đã được tổ chức vào tháng 8 năm 2009 để nâng cao nhận thức các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về vấn đề này.
“Với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng hướng tới phát triển bền vững, thương mại sẽ ngày càng gắn liền với việc bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có cơ hội tạo vị thế cạnh tranh trong xu hướng đó mà thực chất sự phát triển bền vững của quốc gia trong việc bảo vệ các loài động vật và thực vật hoang dã về lâu dài cũng sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp” - Tiến sỹ Đoàn Duy Khương, phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam nói.
Việc buôn bán động thực vật hoang dã làm thực phẩm, dược phẩm và các hàng xa xỉ phẩm đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã ở Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Kết quả là sự sinh tồn của rất nhiều loài sinh vật quý hiếm chỉ có thể được tìm thấy trong khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Một trong số những loài đó là Tê giác Java - một trong số những loài tê giác được đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo chung của TRAFFIC, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về tình trạng buôn lậu quốc tế sừng tê giác gia tăng đáng báo động từ Châu Phi sang Châu Á, trong đó Việt Nam được coi là một điểm đến đáng chú ý trong đường dây buôn lậu này. Ở Việt Nam, hiện chỉ còn nhiều nhất là 5 con tê giác sinh sống trong tự nhiên.
Hội thảo này là sự tiếp nối những hoạt động thiết thực hướng tới việc kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam chung tay cùng xã hội tham gia việc bảo vệ động thực vật hoang dã một cách bền vững.
Ông Thomas Osborn, Điều phối viên của tổ chức TRAFFIC Chương trình Tiểu vùng sông Mê-kông, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện: “Buôn bán động thực vật hoang dã không bền vững là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy doanh nhân là một trong hai nhóm tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm động vật hoang dã ở Hà Nội, vì vậy nâng cao nhận thức cho họ về vấn đề này và xây dựng các chiến lược nhằm giảm việc tiêu thụ là một sáng kiến quan trong trong bảo tồn nguồn tài nguyên hoang dã quý giá của khu vực.”
Hội thảo có 10 bài tham luận, với nội dung bên cạnh việc làm rõ, sâu sắc ý nghĩa của công tác bảo vệ động thực vật hoang dã, còn tập trung vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội (trong đó nhấn mạnh đối tượng doanh nhân) về tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của việc buôn bán bất hợp pháp và không bền vững động thực vật hoang dã. Theo đó, làm thay đổi thái độ ứng xử và hành vi sử dụng các sản phẩm động thực vật hoang dã bị khai thác bất hợp pháp và không bền vững ở các doanh nhân, đồng thời phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong việc hỗ trợ các hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã của Việt Nam.
Ngoài ra, Hội thảo cũng tập trung thảo luận về các giải pháp bảo vệ động thực vật hoang dã, trong đó đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và doanh nhân, đồng thời kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong bảo tồn động thực vật hoang dã.
Theo TRAFFIC
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, đại diện của các doanh nghiệp đã được nghe về sự cần thiết của việc bảo vệ động thực vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; những hỗ trợ mà doanh nghiệp có thể làm dựa trên những điển hình của một số Tổ chức phi chính phủ và Công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, như Phòng Thương mại Châu Âu, Holcim Việt Nam, Công ty Intrepid Đông Dương, Công ty Nội thất Trường Thanh và Công ty TNHH Chăn nuôi và Kinh doanh Cá sấu Tồn Phát.
Cùng tham gia Hội thảo có các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, các chuyên gia hàng đầu của tổ chức thương mại, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn động, thực vật hoang dã, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, để cùng với các nhà doanh nghiệp bàn về chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường.
Báo cáo dẫn đề của Hội thảo nhận định: “Hơn bao giờ hết, chúng ta đang đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về đa dạng sinh học, một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong nền kinh tế của nước ta. Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh cũng như các doanh nhân đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc thực thi các chính sách về môi trường, trong đó có các chính sách về buôn bán động thực vật hoang dã.”
Trong đợt khảo sát của TRAFFIC tiến hành năm 2005, doanh nhân và quan chức nhà nước là hai nhóm tiêu thụ sản phẩm từ động thực vật hoang dã nhiều nhất tại Hà Nội và đã trở thành đối tượng trọng điểm của một Chiến dịch nhằm thay đổi thái độ và hành vi liên quan đến việc tiêu thụ động thực vật hoang dã, do Đại Sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tài trợ. Một Hội thảo khác cũng đã được tổ chức vào tháng 8 năm 2009 để nâng cao nhận thức các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về vấn đề này.
“Với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng hướng tới phát triển bền vững, thương mại sẽ ngày càng gắn liền với việc bảo vệ các loài hoang dã, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có cơ hội tạo vị thế cạnh tranh trong xu hướng đó mà thực chất sự phát triển bền vững của quốc gia trong việc bảo vệ các loài động vật và thực vật hoang dã về lâu dài cũng sẽ đem lại sự phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp” - Tiến sỹ Đoàn Duy Khương, phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam nói.
Việc buôn bán động thực vật hoang dã làm thực phẩm, dược phẩm và các hàng xa xỉ phẩm đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã ở Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Kết quả là sự sinh tồn của rất nhiều loài sinh vật quý hiếm chỉ có thể được tìm thấy trong khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Một trong số những loài đó là Tê giác Java - một trong số những loài tê giác được đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo chung của TRAFFIC, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về tình trạng buôn lậu quốc tế sừng tê giác gia tăng đáng báo động từ Châu Phi sang Châu Á, trong đó Việt Nam được coi là một điểm đến đáng chú ý trong đường dây buôn lậu này. Ở Việt Nam, hiện chỉ còn nhiều nhất là 5 con tê giác sinh sống trong tự nhiên.
Hội thảo này là sự tiếp nối những hoạt động thiết thực hướng tới việc kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam chung tay cùng xã hội tham gia việc bảo vệ động thực vật hoang dã một cách bền vững.
Ông Thomas Osborn, Điều phối viên của tổ chức TRAFFIC Chương trình Tiểu vùng sông Mê-kông, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện: “Buôn bán động thực vật hoang dã không bền vững là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy doanh nhân là một trong hai nhóm tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm động vật hoang dã ở Hà Nội, vì vậy nâng cao nhận thức cho họ về vấn đề này và xây dựng các chiến lược nhằm giảm việc tiêu thụ là một sáng kiến quan trong trong bảo tồn nguồn tài nguyên hoang dã quý giá của khu vực.”
Hội thảo có 10 bài tham luận, với nội dung bên cạnh việc làm rõ, sâu sắc ý nghĩa của công tác bảo vệ động thực vật hoang dã, còn tập trung vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội (trong đó nhấn mạnh đối tượng doanh nhân) về tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội của việc buôn bán bất hợp pháp và không bền vững động thực vật hoang dã. Theo đó, làm thay đổi thái độ ứng xử và hành vi sử dụng các sản phẩm động thực vật hoang dã bị khai thác bất hợp pháp và không bền vững ở các doanh nhân, đồng thời phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong việc hỗ trợ các hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã của Việt Nam.
Ngoài ra, Hội thảo cũng tập trung thảo luận về các giải pháp bảo vệ động thực vật hoang dã, trong đó đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và doanh nhân, đồng thời kiến nghị với Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong bảo tồn động thực vật hoang dã.
Theo TRAFFIC