hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Nạo vét Hồ Gươm bằng công nghệ Sediturtle, Đức làm tăng lượng oxy hòa tan, giúp các sinh vật dưới lòng hồ, trong đó có các "cụ" Rùa dễ thở hơn.
Duới sự giúp đỡ của các chuyên gia CHLB Đức, từ ngày 18/11, khoảng 1/10 diện tích hồ Gươm sẽ được nạo vét thử nghiệm theo công nghệ Sediturtle.
Theo Tiến sĩ Hà Đình Đức, Chủ nhiệm dự án Phục hồi - ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm, việc lựa chọn công nghệ Sediturtle của Đức là kết quả của quá trình khảo sát thực địa bắt đầu từ năm 2008, với nhiều phương án cải tạo được đưa ra nghiên cứu.
Công nghệ Sediturtle đã được áp dụng phổ biến tại các hồ ở Đức và một số quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ với kết quả cải thiện môi trường rất khả quan. "Việc áp dụng công nghệ này tại hồ Gươm và các hồ khác ở Hà Nội là lựa chọn khả thi nhất trong thời điểm hiện nay", Tiến sĩ Hà Đình Đức khẳng định.
Tích tụ một lượng chất thải lớn trong nhiều năm, ngày nay đáy hồ Gươm là một lớp bùn dày chứa nhiều chất ô nhiễm. Lượng nước cũng như chất lượng nước của hồ đang biến đổi theo chiều hướng tồi tệ. Nếu không được cải tạo, chỉ trong 50 năm nữa, toàn bộ hồ Gươm sẽ biến thành một vùng sinh lầy ô nhiễm.
Trước những ý kiến quan ngại về việc quá trình nạo vét bùn có thể ảnh hưởng đến đời sống của loài rùa quý trong hồ Gươm, ông Hà Đình Đức khẳng định quá trình này không ảnh hưởng đến đời sống của loài rùa bởi khu vực nạo vét đã được ngăn lưới để rùa không thể xâm nhập và hoạt động của máy hút cũng không gây ra nhiều tiếng ồn hay làm xáo trộn thủy lưu.
Khảo sát những mẫu nước hồ đã qua xử lý trong ngày đầu tiên, ông cho biết, nhiều thông số môi trường đã được cải thiện đáng kể, trong đó quan trọng nhất là chỉ số DO (lượng oxy hòa tan), yếu tố ảnh tích cực đến đời sống của các sinh vật trong lòng hồ.
Theo ban quản lý dự án cải tạo hồ Gươm, việc nạo vét thử nghiệm sẽ được tiến hành đến hết ngày 27/11. Kế hoạch nạo vét bùn trên toàn bộ diện tích hồ Gươm chỉ được thực hiện chính thức khi chương trình nạo vét thử nghiệm này thành công.
Sau đây là những ghi nhận của Đất Việt về quá trình vét bùn tại hồ gươm bằng công nghệ Sediturtle.
Máy nạo hút được đặt trong lòng hồ là loại máy nhỏ, không gây khuấy động lòng hồ, với công suất hút khoảng 30 khối/h.
Bùn hút lên được đưa vào máy tiếp nhận và phân loại.
Trong chiếc máy này, các vật thể rắn sẽ được tách khỏi bùn nhão.
Bùn nhão sẽ được chuyển đến hệ thống máy ép tách bùn.
Tại đây, bùn được ép sạch nước sau khi được cán mỏng lại dưới dạng rắn.
Mỗi ngày sẽ có khoảng 3 mét khối bùn ép được thải ra từ chiếc máy này.
Lượng bùn này sẽ được công nhân của công ty Cấp thoát nước Hà Nội hút lên xe tải và vận chuyển về khu vực Yên Sở.
Nước ép từ bùn xả ra sẽ được bơm lên một bể lọc.
Nước được lọc sẽ phải qua một quá trình phân tích kỹ lưỡng trước khi được xả trở lại hồ.
Toàn bộ hệ thống này được vận hành dưới sự điều khiển của hai chuyên gia kỹ thuật Đức và hai công nhân người Thái Lan.
Tiến sĩ Hà Đình Đức cho biết ông rất lạc quan về triển vọng cải tạo nước hồ Gươm bằng công nghệ Sediturtle.
Dự án cải tạo hồ Gươm là một phần của dự án Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để ổn định và phục hồi môi trường một số hồ ở Hà Nội.
Dự án được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang của Đức tài trợ với mục tiêu nhằm phát triển các chiến lược và biện pháp kỹ thuật để tái tạo bền vững và nhạy cảm dựa trên cơ sở của nền kỹ thuật Đức để nạo vét bùn (sediturtle) sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Một mặt các khảo sát về môi trường địa chất, thủy địa học, thủy học, sinh học, hoá học và môi trường sinh vật nước ngọt sẽ được thực thi trong vòng hơn 2 năm để tạo nền tảng cho quá trình vệ sinh vùng hồ; mặt khác biện pháp sử dụng sediturtle sẽ được thể nghiệm ở những vùng hồ tương tự tại Hà Nội.
Hồng Quân
Duới sự giúp đỡ của các chuyên gia CHLB Đức, từ ngày 18/11, khoảng 1/10 diện tích hồ Gươm sẽ được nạo vét thử nghiệm theo công nghệ Sediturtle.
Theo Tiến sĩ Hà Đình Đức, Chủ nhiệm dự án Phục hồi - ổn định bền vững hồ Hoàn Kiếm, việc lựa chọn công nghệ Sediturtle của Đức là kết quả của quá trình khảo sát thực địa bắt đầu từ năm 2008, với nhiều phương án cải tạo được đưa ra nghiên cứu.
Công nghệ Sediturtle đã được áp dụng phổ biến tại các hồ ở Đức và một số quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ với kết quả cải thiện môi trường rất khả quan. "Việc áp dụng công nghệ này tại hồ Gươm và các hồ khác ở Hà Nội là lựa chọn khả thi nhất trong thời điểm hiện nay", Tiến sĩ Hà Đình Đức khẳng định.
Tích tụ một lượng chất thải lớn trong nhiều năm, ngày nay đáy hồ Gươm là một lớp bùn dày chứa nhiều chất ô nhiễm. Lượng nước cũng như chất lượng nước của hồ đang biến đổi theo chiều hướng tồi tệ. Nếu không được cải tạo, chỉ trong 50 năm nữa, toàn bộ hồ Gươm sẽ biến thành một vùng sinh lầy ô nhiễm.
Trước những ý kiến quan ngại về việc quá trình nạo vét bùn có thể ảnh hưởng đến đời sống của loài rùa quý trong hồ Gươm, ông Hà Đình Đức khẳng định quá trình này không ảnh hưởng đến đời sống của loài rùa bởi khu vực nạo vét đã được ngăn lưới để rùa không thể xâm nhập và hoạt động của máy hút cũng không gây ra nhiều tiếng ồn hay làm xáo trộn thủy lưu.
Khảo sát những mẫu nước hồ đã qua xử lý trong ngày đầu tiên, ông cho biết, nhiều thông số môi trường đã được cải thiện đáng kể, trong đó quan trọng nhất là chỉ số DO (lượng oxy hòa tan), yếu tố ảnh tích cực đến đời sống của các sinh vật trong lòng hồ.
Theo ban quản lý dự án cải tạo hồ Gươm, việc nạo vét thử nghiệm sẽ được tiến hành đến hết ngày 27/11. Kế hoạch nạo vét bùn trên toàn bộ diện tích hồ Gươm chỉ được thực hiện chính thức khi chương trình nạo vét thử nghiệm này thành công.
Sau đây là những ghi nhận của Đất Việt về quá trình vét bùn tại hồ gươm bằng công nghệ Sediturtle.
Máy nạo hút được đặt trong lòng hồ là loại máy nhỏ, không gây khuấy động lòng hồ, với công suất hút khoảng 30 khối/h.
Bùn hút lên được đưa vào máy tiếp nhận và phân loại.
Trong chiếc máy này, các vật thể rắn sẽ được tách khỏi bùn nhão.
Bùn nhão sẽ được chuyển đến hệ thống máy ép tách bùn.
Tại đây, bùn được ép sạch nước sau khi được cán mỏng lại dưới dạng rắn.
Mỗi ngày sẽ có khoảng 3 mét khối bùn ép được thải ra từ chiếc máy này.
Lượng bùn này sẽ được công nhân của công ty Cấp thoát nước Hà Nội hút lên xe tải và vận chuyển về khu vực Yên Sở.
Nước ép từ bùn xả ra sẽ được bơm lên một bể lọc.
Nước được lọc sẽ phải qua một quá trình phân tích kỹ lưỡng trước khi được xả trở lại hồ.
Toàn bộ hệ thống này được vận hành dưới sự điều khiển của hai chuyên gia kỹ thuật Đức và hai công nhân người Thái Lan.
Tiến sĩ Hà Đình Đức cho biết ông rất lạc quan về triển vọng cải tạo nước hồ Gươm bằng công nghệ Sediturtle.
Dự án cải tạo hồ Gươm là một phần của dự án Dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ hút bùn của CHLB Đức để ổn định và phục hồi môi trường một số hồ ở Hà Nội.
Dự án được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang của Đức tài trợ với mục tiêu nhằm phát triển các chiến lược và biện pháp kỹ thuật để tái tạo bền vững và nhạy cảm dựa trên cơ sở của nền kỹ thuật Đức để nạo vét bùn (sediturtle) sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Một mặt các khảo sát về môi trường địa chất, thủy địa học, thủy học, sinh học, hoá học và môi trường sinh vật nước ngọt sẽ được thực thi trong vòng hơn 2 năm để tạo nền tảng cho quá trình vệ sinh vùng hồ; mặt khác biện pháp sử dụng sediturtle sẽ được thể nghiệm ở những vùng hồ tương tự tại Hà Nội.
Hồng Quân