hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(Dân trí) - Nhiều năm trở lại đây, đàn voi nhà ở Đắk Lắk không còn sinh đẻ nên số lượng cứ ít dần. Từ lâu, chúng đã cam chịu cảnh bị cưa ngà, cắt trụi lông đuôi thì, giờ đây, đàn voi lại gánh một nỗi sợ hãi thường trực, đó là... ngộ độc.
Chết vì uống nước sông nhiễm bẩn
Đã từ lâu lắm, "vua" Đàn Năng Long - người sở hữu nhiều voi nhất vùng Tây Nguyên không dám cho đàn voi (5 con) của mình ra sông vui đùa. Chỉ tay ra hồ Lắc (thuộc thị trấn Liên Sơn, Lắc, Đắk Lắk) ngay trước cửa trại voi của mình, ông Long buồn bã kể: "Y- Trút, voi đầu đàn (của gia đình) và cũng là con voi to nhất Đắk Lắk đã chết do ăn phải cỏ nhiễm thuốc trừ sâu và uống nước ở hồ Lắc. Trước đây vài năm, hồ Lắc nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ cùng nhiều cá, tôm. Vậy mà vài năm trở lại đây, nước hồ đã biến đổi, khiến cá tôm chết dần và không thể sinh sôi. Đó là do thuốc trừ sâu của người dân phun cho những cánh đồng trồng lúa quanh hồ, lâu ngày ngấm dần xuống nước, cùng với rác thải sinh hoạt".
Voi bản Đôn đứng trước nguy cơ diệt vong
Từ khi con Y- Trút bị chết, ông Long phải đào giếng để lấy nước cho voi uống và tắm rửa. Vả lại, chính đàn voi từ khi chứng kiến cái chết của Y - Trút cũng chẳng còn dám ra vui vầy ở hồ như trước nữa. Cả khi phải chở người ngang qua hồ, chúng cũng nhất định không chịu uống nước dù có khát đến mấy.
Trước đây, đàn voi của ông Long nổi tiếng oai phong lẫm liệt, giờ chúng cũng phải cam chịu cảnh ngộ cay đắng chung của voi nhà, đó là bị cưa ngà và sở hữu một chiếc đuôi cụt ngủn, trơ trọi vì đã bị cắt trụi hết lông.
Bà Hthu, vợ ông Long tâm sự: "Voi phải cưa ngà cho bớt dữ vừa đảm bảo an toàn cho khách du lịch muốn cưỡi voi vừa tránh sự truy sát của bọn săn trộm. Thế nhưng từ vài năm trở lại đây, bỗng thêm lông đuôi voi lọt vào tầm ngắm của chúng. Mới đây thôi, một con voi ở đây đã bị trộm chặt đuôi. Sợ quá, tôi cũng đành phải bấm bụng tỉa hết lông đuôi của đàn voi nhà mình, kẻo chúng bị “xẻo” lúc nào không biết thì tội lắm!".
Nhìn những chú voi trước oai phong lẫm liệt mà giờ mắt luôn cụp, không còn cặp ngà, lại ve vẩy cái đuôi trụi lủi, bà HThu ứa nước mắt.
Ông Long cũng chẳng vui hơn. Ngày ngày, cùng người nài già chăm sóc đàn, vầng trán ông lại hằn thêm những nếp nhăn suy tư, lo lắng cho sự suy vong của đàn voi Tây Nguyên đã hiện hữu rất gần.
Chết vì uống nước sông nhiễm bẩn
Đã từ lâu lắm, "vua" Đàn Năng Long - người sở hữu nhiều voi nhất vùng Tây Nguyên không dám cho đàn voi (5 con) của mình ra sông vui đùa. Chỉ tay ra hồ Lắc (thuộc thị trấn Liên Sơn, Lắc, Đắk Lắk) ngay trước cửa trại voi của mình, ông Long buồn bã kể: "Y- Trút, voi đầu đàn (của gia đình) và cũng là con voi to nhất Đắk Lắk đã chết do ăn phải cỏ nhiễm thuốc trừ sâu và uống nước ở hồ Lắc. Trước đây vài năm, hồ Lắc nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ cùng nhiều cá, tôm. Vậy mà vài năm trở lại đây, nước hồ đã biến đổi, khiến cá tôm chết dần và không thể sinh sôi. Đó là do thuốc trừ sâu của người dân phun cho những cánh đồng trồng lúa quanh hồ, lâu ngày ngấm dần xuống nước, cùng với rác thải sinh hoạt".
Voi bản Đôn đứng trước nguy cơ diệt vong
Từ khi con Y- Trút bị chết, ông Long phải đào giếng để lấy nước cho voi uống và tắm rửa. Vả lại, chính đàn voi từ khi chứng kiến cái chết của Y - Trút cũng chẳng còn dám ra vui vầy ở hồ như trước nữa. Cả khi phải chở người ngang qua hồ, chúng cũng nhất định không chịu uống nước dù có khát đến mấy.
Trước đây, đàn voi của ông Long nổi tiếng oai phong lẫm liệt, giờ chúng cũng phải cam chịu cảnh ngộ cay đắng chung của voi nhà, đó là bị cưa ngà và sở hữu một chiếc đuôi cụt ngủn, trơ trọi vì đã bị cắt trụi hết lông.
Bà Hthu, vợ ông Long tâm sự: "Voi phải cưa ngà cho bớt dữ vừa đảm bảo an toàn cho khách du lịch muốn cưỡi voi vừa tránh sự truy sát của bọn săn trộm. Thế nhưng từ vài năm trở lại đây, bỗng thêm lông đuôi voi lọt vào tầm ngắm của chúng. Mới đây thôi, một con voi ở đây đã bị trộm chặt đuôi. Sợ quá, tôi cũng đành phải bấm bụng tỉa hết lông đuôi của đàn voi nhà mình, kẻo chúng bị “xẻo” lúc nào không biết thì tội lắm!".
Nhìn những chú voi trước oai phong lẫm liệt mà giờ mắt luôn cụp, không còn cặp ngà, lại ve vẩy cái đuôi trụi lủi, bà HThu ứa nước mắt.
Ông Long cũng chẳng vui hơn. Ngày ngày, cùng người nài già chăm sóc đàn, vầng trán ông lại hằn thêm những nếp nhăn suy tư, lo lắng cho sự suy vong của đàn voi Tây Nguyên đã hiện hữu rất gần.