hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trên đường trở về, một nhóm người đi ngược vào rừng, Hồ Văn Nen bấm nhỏ bảo với tôi rằng, những người lạ mặt đó là thợ săn đang vào rừng để đi... săn voi. Hỏi tại sao biết? Nen bảo rằng, anh đã sống ở đây mấy chục năm nay, nhìn người lạ vào rừng trong thời khắc này là biết họ đi săn.
Một ngày đầu năm, tôi vượt rừng cùng người dẫn đường, theo dấu đàn voi dữ mấy hôm trước về phá hoa màu tại các xã Phước Gia, Phước Trà (Quảng Nam).
Vượt qua những con đường trơn trượt của dân sơn tràng vừa mới mở, dấu vết đàn voi dữ đêm hôm qua hiển hiện trước mắt. Những gương mặt người nháu nát vì lo sợ voi dữ tấn công. Những rẫy chuối, đậu, bắp, những khu rừng cao su vừa mới trồng bị voi chà nát…
Tất cả bao trùm quanh tôi một nỗi lo sợ mơ hồ đàn voi xuất hiện…
PHẬP PHỒNG MẠNG SỐNG
Vẫn biết rằng nguy hiểm rập rình phía trước, nhưng nhờ người dẫn đường tên Hồ Văn Nen (nhà ở xã thôn 5 xã Phước Gia) trấn an, tôi lấy lại bình tĩnh để tiếp tục cuộc hành trình theo dấu chân voi. Trước khi vào rừng, Nen dặn tôi rằng, nếu lỡ voi rừng truy đuổi cứ thế mà chạy, đừng bao giờ chạy lên dốc, mà cứ chạy xuống dốc, ắt voi sẽ không đuổi kịp.
Những vết chân voi khổng lồ. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo lời Hồ Văn Nen kể lại, liên tục trong những ngày đầu năm nay, cứ vào buổi chiều gần tối là mấy "ổng" (voi - PV) kéo về. Kể từ ngày mấy "ổng" về, bà con đi làm rẫy, trồng và chăm sóc cao su tai khu vực phải về sớm và đi với nhau từng nhóm nhó để đề phòng bất trắc.
Những ai sống ở rừng lâu năm, đủ can đảm mới dám ở lại. Nhưng cho dù có ở lại cũng phải canh chừng. “Không hiểu răng mà đàn voi rừng ni hung lắm. Trước đây mình gặp nó nhiều lần trong rừng sâu khi đi lấy ong, cả đàn có đến 5 con, hiền khô à…" - Năn kể.
“Hồi đó vùng ni làm chi có người, toàn rừng rậm, cả khu vực ni hổ, voi rừng nhiều lắm, dể chừng có đến 3 đàn voi cùng chung sống. Bà con mình đi rừng gặp voi coi như gặp hên. Chớ có đâu như bây chừ, nghe hơi người là voi xông đến tấn công ngay…” -già Hồ Én ở khu vực rừng thôn 5, xã Phước Gia kể.
Đưa tôi ra khu rẫy phía sau khu rẫy, già Én chỉ hững dấu chân voi dẫm nát vườn chuối ông vừa mới trồng. Những dấu chân voi còn mới toanh.
“Cả mùa mưa năm ngoái thấy mấy "ổng" không kéo về, bà con mình mừng thầm cái bụng. Ai dè, đầu năm ni "ổng" lại về, bà con mình làm cái nương, cái rẫy ở đây lo lắm. Đi lên rẫy không dám đi sớm, phải chờ trưa mới dám đi, còn chiều thì lo về sớm. Mà ở vùng ni, mấy năm trước "ổng" rất ít về. Không biết tại răng năm ni "ổng" lại về, khổ hết biết…” - ông Hồ En kể trong nỗi sợ hãi.
Voi, nỗi sợ hãi của bà con vùng Phước Sơn, Phước Trà. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo nhiều bà con sinh sống tại khu vực thôn 5 xã Phước Gia và Phước Trà kể lại, vào chiều chập choạng tối, đàn voi mới lù lù kéo nhau về, cả dàn có 3 con.
Kể từ khi đàn voi rừng xuất hiện trong những ngày cuối năm 2008 và đầu năm 2009, bà con ở đây sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu cho tính mạng và đời sống của mình. Bởi một diện tích hoa màu bị voi phá nát. Lo nhất là những hộ nhận trồng cao su, bởi vốn đầu tư lớn, chỉ cần voi kéo nhau đi ngang qua cũng gây thiệt hại lớn.
Nhiều hộ nhận trồng cao su ở Phước Gia và Phước Trà bị đàn voi đi qua dẫm nát giờ chỉ biết kêu trời, không có cách nào bảo vệ được. Lo sợ voi về phá nương rẫy, một số hộ dân bất chấp nguy hiểm rập rình từ đàn voi dữ, vẫn ở lại trong rẫy để canh chừng.
Chúng tôi tiếp tục đi. Mới 2 giờ chiều mà quanh khu vực rẫy của các hộ ông Hồ Năng, Hồ Nanh…xã Phước Gia đã bắt đầu nổi khói lửa, mà như lời các ông bảo là để đuổi voi, bảo vệ hoa màu và cao su mới vừa trồng.
“Hơn 1 tuần ni, anh em mình quyết bám trụ lại trong rẫy để đuổi voi, không có đêm mô ngủ yên. Mỗi khi nghe tiếng động là đem xoong nồi, mâm ra gõ và đốt lửa cả đêm để xua đuổi. Chuối, sắn mấy "ổng" có phá cũng không đáng bao nhiêu. Chớ cao su mà "ổng" kéo đi ngang qua dẫm nát thì thiệt hại lớn lắm cán bộ à…” - ông Hồ Năng tâm sự.
SỐNG CÙNG VOI DỮ
Suốt một ngày lội rừng theo dấu voi rừng cùng bà con hai xã Phước Gia và Phước Trà, tôi mới thấm hết nỗi lo của bà con từng đêm ở vùng cao này.
“Không biết tại răng mà đàn voi ni hung dữ, mấy "ổng" mà đi đến đâu là ruộng vườn, nhà cửa, hoa màu tan hoang đến đó. Khổ nhất là khi mấy "ổng" nghe hơi người là xông đến quật chết ngay, có đốt lửa, gõ tiếng động mấy ổng cũng chẳng sợ. Không biết có cách chi để đuổi mấy ổng về rừng, đừng quậy phá bà con nữa để yên ổn mà làm ăn. Năm hết tết đến rồi mà ổng cũng về quậy phá, không biết làm răng mà mần ăn đây…” - ông Hồ Doan, nhà ở Phước Gia có khu rấy trồng cao su trong rừng lo lắng.
Đốt lửa xua voi - Ảnh: Hoàng Anh
Hiện tại, khu vực rừng nơi đàn voi dữ kéo về trong mấy ngày qua có khoảng hơn 150 hộ dân của 2 xã Phước Trà, và Phước Gia làm nương rẫy, trồng rừng và trồng cao su.
Điều đáng lo nhất vẫn là tính mạng của bà con đi làm rẫy tại đây. Già làng Hồ Văn Rây bảo: "Bà con tui bao đời nay sống chung với mấy "ổng", mấy ngài (bà con gọi voi cung kính bằng ông, còn hổ là ngài). Còn bây giờ do bọn phá rừng, đụng đến nơi các "ổng" ở, lại còn chọc phá, nên mấy "ổng" mới giận, kéo về làng tàn phá. Nhiều đêm tui cúi đầu vái lạy, nhưng mấy "ổng" đâu có tha. Kiểu ni bà con mình làm răng yên ổn mà làm ăn, chắc phải bỏ rẫy, bỏ làng mà đi thôi…”.
Ông Hồ Văn Dục - Chủ tịch UBND xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức cho biết, một diện tích lớn hoa màu và cây cao su của bà con vừa mới trồng tại khu vực rừng thôn 5 xã Phước Gia, đã bị đàn voi dữ phá nát trong những ngày qua.
Theo ông Dục, xã đã có văn bản báo cáo ngành chức năng của huyện có biện pháp bảo vệ dân và giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại do voi phá nương rẫy. Nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, ông Đào Bội Thuyên tâm sự: "Hơn 1 tuần ni khi voi dữ về đe doạ tính mạng bà con, ruột gan tui nóng như lửa đốt. Vẫn chưa có biện pháp bảo vệ dân, và bảo vệ cả đàn voi. Biện pháp truyền thống vẫn là đốt lửa, gây tiếng động nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ có biện pháp duy nhất là vận động bà con không vào khu vực đàn voi xuất hiện. Nhưng khổ nỗi, khu vực đàn voi thường xuât hiện là vùng sản xuất của bà con, chẳng lẽ bỏ nương rẫy, bà con biết sống thế nào đây?”.
Ngay sau khi nhận được tin đàn voi dữ xuất hiện, lực lượng kiểm lâm của huyện Hiệp Đức phối hợp với ngành chức năng của huyện triển khai các biện pháp bảo vệ dân, bảo vệ đàn voi. Tuy nhiên, việc bảo vệ đúng như lời ông Thuyên nói, chỉ bằng hình thức vận động bà con không vào rừng, không ở lại đêm trên nương rẫy nơi đàn voi xuất hiện để đề phòng.
Trước khi rời nơi đây, tôi quay ngược nhìn những nóc nhà tạm nơi ven rừng, những đống lửa đỏ suốt ngày đêm. Nhìn những gương mặt phờ phạc vì thức đêm, vì lo lắng cho tính mạng cũng như đời sống của mình. Không biết rồi đây họ sẽ sống như thế nào, khi đàn voi dữ bất ngờ xuất hiện ban đêm…?!
Trên đường trở về, một nhóm người đi ngược vào rừng, Hồ Văn Nen bấm nhỏ bảo với tôi rằng, những người lạ mặt đó là những thợ săn đang vào rừng để đi... săn voi. Hỏi tại sao biết? Nen bảo rằng, anh đã sống ở đây mấy chục năm nay, nhìn người lạ vào rừng trong thời khắc này là biết họ đi săn.
Theo lời Nen kể, những người lạ mặt này anh đã gặp nhiều lần trong rừng sâu Phước Gia, Phước Trà khi đi lấy ong rừng. Họ đi săn, nhưng không bắn heo, bắn nai mà chủ yếu là bắn hổ, bắn voi mà thôi. Đã có lần chính những người này nhờ anh dẫn đường sang tận Nà Lau của huyện Nông Sơn hồi năm ngoái, khi có tin đàn voi dữ xuất hiện tại đây, nhưng anh từ chối.
Theo VietNamNet
Một ngày đầu năm, tôi vượt rừng cùng người dẫn đường, theo dấu đàn voi dữ mấy hôm trước về phá hoa màu tại các xã Phước Gia, Phước Trà (Quảng Nam).
Vượt qua những con đường trơn trượt của dân sơn tràng vừa mới mở, dấu vết đàn voi dữ đêm hôm qua hiển hiện trước mắt. Những gương mặt người nháu nát vì lo sợ voi dữ tấn công. Những rẫy chuối, đậu, bắp, những khu rừng cao su vừa mới trồng bị voi chà nát…
Tất cả bao trùm quanh tôi một nỗi lo sợ mơ hồ đàn voi xuất hiện…
PHẬP PHỒNG MẠNG SỐNG
Vẫn biết rằng nguy hiểm rập rình phía trước, nhưng nhờ người dẫn đường tên Hồ Văn Nen (nhà ở xã thôn 5 xã Phước Gia) trấn an, tôi lấy lại bình tĩnh để tiếp tục cuộc hành trình theo dấu chân voi. Trước khi vào rừng, Nen dặn tôi rằng, nếu lỡ voi rừng truy đuổi cứ thế mà chạy, đừng bao giờ chạy lên dốc, mà cứ chạy xuống dốc, ắt voi sẽ không đuổi kịp.
Những vết chân voi khổng lồ. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo lời Hồ Văn Nen kể lại, liên tục trong những ngày đầu năm nay, cứ vào buổi chiều gần tối là mấy "ổng" (voi - PV) kéo về. Kể từ ngày mấy "ổng" về, bà con đi làm rẫy, trồng và chăm sóc cao su tai khu vực phải về sớm và đi với nhau từng nhóm nhó để đề phòng bất trắc.
Những ai sống ở rừng lâu năm, đủ can đảm mới dám ở lại. Nhưng cho dù có ở lại cũng phải canh chừng. “Không hiểu răng mà đàn voi rừng ni hung lắm. Trước đây mình gặp nó nhiều lần trong rừng sâu khi đi lấy ong, cả đàn có đến 5 con, hiền khô à…" - Năn kể.
“Hồi đó vùng ni làm chi có người, toàn rừng rậm, cả khu vực ni hổ, voi rừng nhiều lắm, dể chừng có đến 3 đàn voi cùng chung sống. Bà con mình đi rừng gặp voi coi như gặp hên. Chớ có đâu như bây chừ, nghe hơi người là voi xông đến tấn công ngay…” -già Hồ Én ở khu vực rừng thôn 5, xã Phước Gia kể.
Đưa tôi ra khu rẫy phía sau khu rẫy, già Én chỉ hững dấu chân voi dẫm nát vườn chuối ông vừa mới trồng. Những dấu chân voi còn mới toanh.
“Cả mùa mưa năm ngoái thấy mấy "ổng" không kéo về, bà con mình mừng thầm cái bụng. Ai dè, đầu năm ni "ổng" lại về, bà con mình làm cái nương, cái rẫy ở đây lo lắm. Đi lên rẫy không dám đi sớm, phải chờ trưa mới dám đi, còn chiều thì lo về sớm. Mà ở vùng ni, mấy năm trước "ổng" rất ít về. Không biết tại răng năm ni "ổng" lại về, khổ hết biết…” - ông Hồ En kể trong nỗi sợ hãi.
Voi, nỗi sợ hãi của bà con vùng Phước Sơn, Phước Trà. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo nhiều bà con sinh sống tại khu vực thôn 5 xã Phước Gia và Phước Trà kể lại, vào chiều chập choạng tối, đàn voi mới lù lù kéo nhau về, cả dàn có 3 con.
Kể từ khi đàn voi rừng xuất hiện trong những ngày cuối năm 2008 và đầu năm 2009, bà con ở đây sống trong tâm trạng thấp thỏm lo âu cho tính mạng và đời sống của mình. Bởi một diện tích hoa màu bị voi phá nát. Lo nhất là những hộ nhận trồng cao su, bởi vốn đầu tư lớn, chỉ cần voi kéo nhau đi ngang qua cũng gây thiệt hại lớn.
Nhiều hộ nhận trồng cao su ở Phước Gia và Phước Trà bị đàn voi đi qua dẫm nát giờ chỉ biết kêu trời, không có cách nào bảo vệ được. Lo sợ voi về phá nương rẫy, một số hộ dân bất chấp nguy hiểm rập rình từ đàn voi dữ, vẫn ở lại trong rẫy để canh chừng.
Chúng tôi tiếp tục đi. Mới 2 giờ chiều mà quanh khu vực rẫy của các hộ ông Hồ Năng, Hồ Nanh…xã Phước Gia đã bắt đầu nổi khói lửa, mà như lời các ông bảo là để đuổi voi, bảo vệ hoa màu và cao su mới vừa trồng.
“Hơn 1 tuần ni, anh em mình quyết bám trụ lại trong rẫy để đuổi voi, không có đêm mô ngủ yên. Mỗi khi nghe tiếng động là đem xoong nồi, mâm ra gõ và đốt lửa cả đêm để xua đuổi. Chuối, sắn mấy "ổng" có phá cũng không đáng bao nhiêu. Chớ cao su mà "ổng" kéo đi ngang qua dẫm nát thì thiệt hại lớn lắm cán bộ à…” - ông Hồ Năng tâm sự.
SỐNG CÙNG VOI DỮ
Suốt một ngày lội rừng theo dấu voi rừng cùng bà con hai xã Phước Gia và Phước Trà, tôi mới thấm hết nỗi lo của bà con từng đêm ở vùng cao này.
“Không biết tại răng mà đàn voi ni hung dữ, mấy "ổng" mà đi đến đâu là ruộng vườn, nhà cửa, hoa màu tan hoang đến đó. Khổ nhất là khi mấy "ổng" nghe hơi người là xông đến quật chết ngay, có đốt lửa, gõ tiếng động mấy ổng cũng chẳng sợ. Không biết có cách chi để đuổi mấy ổng về rừng, đừng quậy phá bà con nữa để yên ổn mà làm ăn. Năm hết tết đến rồi mà ổng cũng về quậy phá, không biết làm răng mà mần ăn đây…” - ông Hồ Doan, nhà ở Phước Gia có khu rấy trồng cao su trong rừng lo lắng.
Đốt lửa xua voi - Ảnh: Hoàng Anh
Hiện tại, khu vực rừng nơi đàn voi dữ kéo về trong mấy ngày qua có khoảng hơn 150 hộ dân của 2 xã Phước Trà, và Phước Gia làm nương rẫy, trồng rừng và trồng cao su.
Điều đáng lo nhất vẫn là tính mạng của bà con đi làm rẫy tại đây. Già làng Hồ Văn Rây bảo: "Bà con tui bao đời nay sống chung với mấy "ổng", mấy ngài (bà con gọi voi cung kính bằng ông, còn hổ là ngài). Còn bây giờ do bọn phá rừng, đụng đến nơi các "ổng" ở, lại còn chọc phá, nên mấy "ổng" mới giận, kéo về làng tàn phá. Nhiều đêm tui cúi đầu vái lạy, nhưng mấy "ổng" đâu có tha. Kiểu ni bà con mình làm răng yên ổn mà làm ăn, chắc phải bỏ rẫy, bỏ làng mà đi thôi…”.
Ông Hồ Văn Dục - Chủ tịch UBND xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức cho biết, một diện tích lớn hoa màu và cây cao su của bà con vừa mới trồng tại khu vực rừng thôn 5 xã Phước Gia, đã bị đàn voi dữ phá nát trong những ngày qua.
Theo ông Dục, xã đã có văn bản báo cáo ngành chức năng của huyện có biện pháp bảo vệ dân và giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại do voi phá nương rẫy. Nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm.
Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, ông Đào Bội Thuyên tâm sự: "Hơn 1 tuần ni khi voi dữ về đe doạ tính mạng bà con, ruột gan tui nóng như lửa đốt. Vẫn chưa có biện pháp bảo vệ dân, và bảo vệ cả đàn voi. Biện pháp truyền thống vẫn là đốt lửa, gây tiếng động nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ có biện pháp duy nhất là vận động bà con không vào khu vực đàn voi xuất hiện. Nhưng khổ nỗi, khu vực đàn voi thường xuât hiện là vùng sản xuất của bà con, chẳng lẽ bỏ nương rẫy, bà con biết sống thế nào đây?”.
Ngay sau khi nhận được tin đàn voi dữ xuất hiện, lực lượng kiểm lâm của huyện Hiệp Đức phối hợp với ngành chức năng của huyện triển khai các biện pháp bảo vệ dân, bảo vệ đàn voi. Tuy nhiên, việc bảo vệ đúng như lời ông Thuyên nói, chỉ bằng hình thức vận động bà con không vào rừng, không ở lại đêm trên nương rẫy nơi đàn voi xuất hiện để đề phòng.
Trước khi rời nơi đây, tôi quay ngược nhìn những nóc nhà tạm nơi ven rừng, những đống lửa đỏ suốt ngày đêm. Nhìn những gương mặt phờ phạc vì thức đêm, vì lo lắng cho tính mạng cũng như đời sống của mình. Không biết rồi đây họ sẽ sống như thế nào, khi đàn voi dữ bất ngờ xuất hiện ban đêm…?!
Trên đường trở về, một nhóm người đi ngược vào rừng, Hồ Văn Nen bấm nhỏ bảo với tôi rằng, những người lạ mặt đó là những thợ săn đang vào rừng để đi... săn voi. Hỏi tại sao biết? Nen bảo rằng, anh đã sống ở đây mấy chục năm nay, nhìn người lạ vào rừng trong thời khắc này là biết họ đi săn.
Theo lời Nen kể, những người lạ mặt này anh đã gặp nhiều lần trong rừng sâu Phước Gia, Phước Trà khi đi lấy ong rừng. Họ đi săn, nhưng không bắn heo, bắn nai mà chủ yếu là bắn hổ, bắn voi mà thôi. Đã có lần chính những người này nhờ anh dẫn đường sang tận Nà Lau của huyện Nông Sơn hồi năm ngoái, khi có tin đàn voi dữ xuất hiện tại đây, nhưng anh từ chối.
Theo VietNamNet