hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trong rừng, bò tót hầu như không có đối thủ, trừ những con hổ to lớn. Thế mà, có một cán bộ lâm nghiệp nhỏ nhắn đã theo dấu chân, săn tìm và đối diện với những con bò tót khổng lồ ở rừng Ma Nới rồi chộp được những bức ảnh quý giá, chứng minh sự tồn tại của loài thú quý hiếm này ở vùng rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm ĐồngVượt chặng đường dài đến cuối huyện Ninh Sơn - Ninh Thuận, chúng tôi rẽ sang Quốc lộ 27 để đến rừng sâu Ma Nới. Lối đi càng sâu vào rừng càng hiểm trở. Đến nơi, chúng tôi mới biết chuyện bò tót xuất hiện ở vùng rừng này đã gây phấn khích cho biết bao người, nhưng với đồng bào Rắc Lây ở Ma Nới, chuyện về con min, tiếng Rắc Lây còn gọi là kvây (con vật hung dữ và to lớn), chẳng xa lạ gì.
Những chú bò tót trong rừng Ma Nới được anh Nguyễn Văn Hữu chụp từ năm 2005 với chiếc máy ảnh 2.5 mega pixel
Ngày càng cạn kiệt
Bí thư Đảng ủy xã Ma Nới, ông Đá Mài Soai, là một già làng Rắc Lây từng tham gia du kích từ năm 1960 và có cả chục năm sống trong rừng già vùng chiến khu Anh Dũng, tiền thân của xã Ma Nới ngày nay, nơi có 92% dân số là đồng bào Rắc Lây. Hướng mắt lên đỉnh Cà Mao mây phủ, ông Soai hồi tưởng: “Ngày xưa, kvây ở vùng này nhiều lắm, nhưng chỉ những toán thợ săn nổi tiếng mới dám đương đầu. Thời kháng chiến, trong chiến khu Anh Dũng, nhiều lúc du kích chúng tôi gặp những đàn kvây 50 - 60 con lao ào ào như vũ bão qua những cánh rừng, phải trèo lên cây cổ thụ tránh. Giờ thì gần hết rồi, người ta săn dữ quá!”.
Đàn bò tót đông đúc từng tồn tại trong tiềm thức của ông Đá Mài Soai và những người Rắc Lây nay đã gần cạn kiệt. Người dân địa phương áng chừng chỉ còn vài chục cá thể bò tót lẩn quất đâu đó dưới những cánh rừng và đang vơi cạn dần do bị săn đuổi đến kiệt cùng.
Khá lâu rồi, cả ngành lâm nghiệp Ninh Thuận và người dân địa phương ít ai nhắc đến chuyện bò tót. Nhiều người còn khẳng định làm gì còn bò tót ở vùng rừng này! Thế nhưng, những cuộc săn bắn bò tót bị phát hiện và những tay thợ săn phải vào vòng lao lý trong thời gian gần đây đã chứng minh có một quần chủng bò tót đang tồn tại ở vùng Ma Nới. Theo ông Lê Quang Dũng, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, không gian hoạt động và di chuyển của bò tót ở vùng này rất rộng, trong khoảng diện tích trên 10.000 ha rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng. Làm thế nào để chứng minh sự hiện diện của đàn bò tót ở Ma Nới?
Trong rừng, bò tót hầu như không có đối thủ, ngoại trừ những con hổ to lớn. Thế mà, có một cán bộ lâm nghiệp nhỏ nhắn đã theo dấu chân, săn tìm và đối diện với những con bò tót to lớn ở Ma Nới rồi chộp được những bức ảnh quý giá về chúng. Anh là Nguyễn Văn Hữu, 34 tuổi, cán bộ Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, được giao nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của loài thú quý hiếm này ở vùng rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng. Ròng rã 2 tháng trời nằm giữa rừng sâu Ma Nới mai phục, Hữu và một người bạn Rắc Lây đã ghi được những bức ảnh bò tót quý giá.
Săn ảnh bò tót với máy ảnh... 2.5 mega pixel!
Nguyễn Văn Hữu kể lần gần đây nhất anh gặp bò tót ở Ma Nới là cuối năm 2008. “Chính mắt tôi trông thấy 4 con chưa trưởng thành. Điều này chứng tỏ đàn bò tót vẫn đang tồn tại và còn có khả năng sinh sản ở vùng này” - anh hào hứng.
Chuyến theo dấu chân bò tót đầu tiên của Hữu cách nay đã 4 năm, vào tháng 3-2005. Người dân Ma Nới phát hiện nhiều dấu chân và phân bò tót ở tiểu khu 128. Lập tức, ban giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn cử Hữu cấp tốc học chụp ảnh để vào rừng săn ảnh loài thú quý này. Sau 3 ngày làm quen với chiếc máy ảnh Sony 2.5 mega pixel, Hữu cùng một thanh niên Rắc Lây tên Chamalé Long lên đường. Nơi người dân phát hiện bò tót cách khu dân cư hơn 10 km đường chim bay và ở độ cao gần 1.000 m. Hai anh đã dựng lều, bám trụ giữa rừng sâu hoang vắng. Đêm giá buốt, dù lạnh cóng song hai anh không dám đốt lửa, vì bò tót là loài cực kỳ thính hơi và rất nhạy cảm với ánh lửa. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là chúng sẵn sàng đương đầu kháng cự hoặc biến vút vào rừng sâu. Hai chuyến đầu tiên, Hữu bất lực. “Tôi đã 4 lần phát hiện và nhìn rõ những con bò tót. Song, chiếc máy ảnh độ phân giải quá kém đã không ghi nổi hình ảnh con bò nặng hơn 1 tấn cách chỗ tôi nấp 50 m vào ban đêm”. Nhiều ngày trôi qua, Hữu mệt mỏi, thất vọng và đã có ý định bỏ cuộc...
Thế rồi, họ thành công ở lần lên rừng thứ ba. Hữu kể: “Với chiếc máy ảnh như vậy và với sự nhanh nhạy của bò tót, tôi nghĩ chỉ có thể chụp chúng vào ban ngày. Thế là tôi và Long đã thức suốt một tuần để canh không cho bò tót ra ăn đêm, khiến chúng đói phải mò ra kiếm ăn ban ngày”. “Chiến thuật” này đã mang lại kết quả. Hữu đưa cho chúng tôi 4 bức ảnh bò tót khá rõ, trong đó có một bức chụp con bò tót đực to đùng với cặp sừng nhọn hoắt và ánh mắt dữ tợn đang ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào ống kính. Hữu cho biết đây là tấm ảnh đầu tiên anh chụp được và cách con bò tót ở cự ly chừng 20 m, ngược hướng gió. “Với kinh nghiệm đi rừng, tôi và Long đã leo lên ngọn cây cổ thụ khi con vật chưa kịp phát hiện. Đèn flash lóe sáng, con vật nhìn thấy tôi trên cây và nó chạy thục mạng”. Sau đó, anh tiếp tục bám trụ, sử dụng “chiến thuật” cũ và đã chụp thêm được 3 bức ảnh về đàn bò tót quý hiếm.
“Tôi không phải là dân chụp ảnh chuyên nghiệp, chất lượng thiết bị cũng kém nên những bức ảnh chụp được không rõ nét lắm” - Hữu tiếc nuối. Chúng tôi chợt nhớ mười mấy năm trước, các chuyên gia người Anh thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khi chụp ảnh đàn tê giác một sừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã phải dùng hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại và phải dùng bẫy ảnh, song cũng mất hàng năm trời mới thành công. Tạm so sánh như thế để thấy rõ hơn sự nhiệt tâm và công sức của Hữu cùng người bạn đồng hành, khi đã mang về những bức ảnh bò tót quý giá bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải chỉ 2.5 mega pixel.
Chuyện bò tót hiện diện ở cánh rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng làm nức lòng những nhà khoa học và các cơ quan bảo vệ rừng cũng như người dân địa phương. Song, tin này cũng làm những cánh thợ săn thú với lòng tham vô đáy, bất chấp pháp luật đã theo dấu bò tót mò vào tận rừng sâu để săn đuổi chúng...
Bò tót có tên khoa học Bos gaurus, là một trong những loài thú đặc biệt quý hiếm, được xếp vào nhóm 1B trong Sách đỏ và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Theo TS Phạm Trọng Ảnh (Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật VN), bò tót trưởng thành cao đến 1,9 m, nặng khoảng 1.000 kg, con đực có thể lên tới 2.000 kg. Ước tính ở VN còn tổng cộng 200-400 con bò tót và bò rừng, trong đó bò tót quý hiếm hơn nhiều.
NLĐO
Ngày càng cạn kiệt
Bí thư Đảng ủy xã Ma Nới, ông Đá Mài Soai, là một già làng Rắc Lây từng tham gia du kích từ năm 1960 và có cả chục năm sống trong rừng già vùng chiến khu Anh Dũng, tiền thân của xã Ma Nới ngày nay, nơi có 92% dân số là đồng bào Rắc Lây. Hướng mắt lên đỉnh Cà Mao mây phủ, ông Soai hồi tưởng: “Ngày xưa, kvây ở vùng này nhiều lắm, nhưng chỉ những toán thợ săn nổi tiếng mới dám đương đầu. Thời kháng chiến, trong chiến khu Anh Dũng, nhiều lúc du kích chúng tôi gặp những đàn kvây 50 - 60 con lao ào ào như vũ bão qua những cánh rừng, phải trèo lên cây cổ thụ tránh. Giờ thì gần hết rồi, người ta săn dữ quá!”.
Đàn bò tót đông đúc từng tồn tại trong tiềm thức của ông Đá Mài Soai và những người Rắc Lây nay đã gần cạn kiệt. Người dân địa phương áng chừng chỉ còn vài chục cá thể bò tót lẩn quất đâu đó dưới những cánh rừng và đang vơi cạn dần do bị săn đuổi đến kiệt cùng.
Khá lâu rồi, cả ngành lâm nghiệp Ninh Thuận và người dân địa phương ít ai nhắc đến chuyện bò tót. Nhiều người còn khẳng định làm gì còn bò tót ở vùng rừng này! Thế nhưng, những cuộc săn bắn bò tót bị phát hiện và những tay thợ săn phải vào vòng lao lý trong thời gian gần đây đã chứng minh có một quần chủng bò tót đang tồn tại ở vùng Ma Nới. Theo ông Lê Quang Dũng, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, không gian hoạt động và di chuyển của bò tót ở vùng này rất rộng, trong khoảng diện tích trên 10.000 ha rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng. Làm thế nào để chứng minh sự hiện diện của đàn bò tót ở Ma Nới?
Trong rừng, bò tót hầu như không có đối thủ, ngoại trừ những con hổ to lớn. Thế mà, có một cán bộ lâm nghiệp nhỏ nhắn đã theo dấu chân, săn tìm và đối diện với những con bò tót to lớn ở Ma Nới rồi chộp được những bức ảnh quý giá về chúng. Anh là Nguyễn Văn Hữu, 34 tuổi, cán bộ Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn, được giao nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của loài thú quý hiếm này ở vùng rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng. Ròng rã 2 tháng trời nằm giữa rừng sâu Ma Nới mai phục, Hữu và một người bạn Rắc Lây đã ghi được những bức ảnh bò tót quý giá.
Săn ảnh bò tót với máy ảnh... 2.5 mega pixel!
Nguyễn Văn Hữu kể lần gần đây nhất anh gặp bò tót ở Ma Nới là cuối năm 2008. “Chính mắt tôi trông thấy 4 con chưa trưởng thành. Điều này chứng tỏ đàn bò tót vẫn đang tồn tại và còn có khả năng sinh sản ở vùng này” - anh hào hứng.
Chuyến theo dấu chân bò tót đầu tiên của Hữu cách nay đã 4 năm, vào tháng 3-2005. Người dân Ma Nới phát hiện nhiều dấu chân và phân bò tót ở tiểu khu 128. Lập tức, ban giám đốc Công ty Lâm nghiệp Ninh Sơn cử Hữu cấp tốc học chụp ảnh để vào rừng săn ảnh loài thú quý này. Sau 3 ngày làm quen với chiếc máy ảnh Sony 2.5 mega pixel, Hữu cùng một thanh niên Rắc Lây tên Chamalé Long lên đường. Nơi người dân phát hiện bò tót cách khu dân cư hơn 10 km đường chim bay và ở độ cao gần 1.000 m. Hai anh đã dựng lều, bám trụ giữa rừng sâu hoang vắng. Đêm giá buốt, dù lạnh cóng song hai anh không dám đốt lửa, vì bò tót là loài cực kỳ thính hơi và rất nhạy cảm với ánh lửa. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là chúng sẵn sàng đương đầu kháng cự hoặc biến vút vào rừng sâu. Hai chuyến đầu tiên, Hữu bất lực. “Tôi đã 4 lần phát hiện và nhìn rõ những con bò tót. Song, chiếc máy ảnh độ phân giải quá kém đã không ghi nổi hình ảnh con bò nặng hơn 1 tấn cách chỗ tôi nấp 50 m vào ban đêm”. Nhiều ngày trôi qua, Hữu mệt mỏi, thất vọng và đã có ý định bỏ cuộc...
Thế rồi, họ thành công ở lần lên rừng thứ ba. Hữu kể: “Với chiếc máy ảnh như vậy và với sự nhanh nhạy của bò tót, tôi nghĩ chỉ có thể chụp chúng vào ban ngày. Thế là tôi và Long đã thức suốt một tuần để canh không cho bò tót ra ăn đêm, khiến chúng đói phải mò ra kiếm ăn ban ngày”. “Chiến thuật” này đã mang lại kết quả. Hữu đưa cho chúng tôi 4 bức ảnh bò tót khá rõ, trong đó có một bức chụp con bò tót đực to đùng với cặp sừng nhọn hoắt và ánh mắt dữ tợn đang ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào ống kính. Hữu cho biết đây là tấm ảnh đầu tiên anh chụp được và cách con bò tót ở cự ly chừng 20 m, ngược hướng gió. “Với kinh nghiệm đi rừng, tôi và Long đã leo lên ngọn cây cổ thụ khi con vật chưa kịp phát hiện. Đèn flash lóe sáng, con vật nhìn thấy tôi trên cây và nó chạy thục mạng”. Sau đó, anh tiếp tục bám trụ, sử dụng “chiến thuật” cũ và đã chụp thêm được 3 bức ảnh về đàn bò tót quý hiếm.
“Tôi không phải là dân chụp ảnh chuyên nghiệp, chất lượng thiết bị cũng kém nên những bức ảnh chụp được không rõ nét lắm” - Hữu tiếc nuối. Chúng tôi chợt nhớ mười mấy năm trước, các chuyên gia người Anh thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khi chụp ảnh đàn tê giác một sừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã phải dùng hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại và phải dùng bẫy ảnh, song cũng mất hàng năm trời mới thành công. Tạm so sánh như thế để thấy rõ hơn sự nhiệt tâm và công sức của Hữu cùng người bạn đồng hành, khi đã mang về những bức ảnh bò tót quý giá bằng chiếc máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải chỉ 2.5 mega pixel.
Chuyện bò tót hiện diện ở cánh rừng giáp ranh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng làm nức lòng những nhà khoa học và các cơ quan bảo vệ rừng cũng như người dân địa phương. Song, tin này cũng làm những cánh thợ săn thú với lòng tham vô đáy, bất chấp pháp luật đã theo dấu bò tót mò vào tận rừng sâu để săn đuổi chúng...
Bò tót có tên khoa học Bos gaurus, là một trong những loài thú đặc biệt quý hiếm, được xếp vào nhóm 1B trong Sách đỏ và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Theo TS Phạm Trọng Ảnh (Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật VN), bò tót trưởng thành cao đến 1,9 m, nặng khoảng 1.000 kg, con đực có thể lên tới 2.000 kg. Ước tính ở VN còn tổng cộng 200-400 con bò tót và bò rừng, trong đó bò tót quý hiếm hơn nhiều.
NLĐO