nguyenhong
Member
Tưởng rằng ở di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là nơi bảo vệ nghiêm ngặt không có một lâm tặc nào bén mảng vào; ngược lại “rốn” động thực vật đặc trưng rừng nhiệt đới còn lại thuộc bậc nhất Việt Nam này hàng ngày có rất nhiều tay thợ săn thiện chiến, đủ các dạng nghề vào săn bắt thú. Có những loài thú đặc biệt quí hiếm đang báo động bị diệt chủng.
Nấu chì làm đạn ria dùng săn thú rừng ở xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình
THEO “VUA” ĐI SĂN “CHÚA”
Chúng tôi với vỏ bọc nhà buôn rắn hổ tầm cỡ từ TP. Hồ Chí Minh ra tìm mối lái và trực tiếp xem phương thức săn bắt rắn có bị trầy xước hoặc đánh đập ảnh hưởng đến sức khỏe của rắn không. Qua lời xã giao của người “trong nghề”, ông T.T.T ở bản Yên Hợp, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình là tay thợ săn rắn hổ mang chúa có tiếng ở Minh Hóa đã tin và đồng ý dẫn vào rừng Phong Nha - Kẻ Bàng xem trận địa bắt rắn hổ của ông. Trên đường đi, ông T.T.T tiết lộ cách trốn tránh lực lượng kiểm lâm của vườn quốc gia: “Kế hoạch trong đầu của tui là đi bẫy con rắn hổ mang chúa, nhưng miệng của tui luôn luôn “loa” to lên cho thiên hạ biết là đi bẫy con chuột trong rẫy. Có rứa mới tồn lại được lâu, mấy năm nay tui nuôi được đàn con khôn lớn là nhờ vào con rắn hổ mang chúa. Có ngày tui bán đến 4 triệu tiền rắn hổ chúa. Cả vùng ni không ai dám chơi với rắn hổ chúa như tui. Vì hắn cực độc, nó đánh vô một miếng coi như chết toi tại chỗ”.
Đến hệ thống bẫy của ông T.T.T, nhìn thấy rất đơn giản, một hàng rào bằng vỏ bao xi măng cao từ 50 - 70cm, khoảng 5m thì khoét một lỗ sát đất có đường kính 10cm, đặt một cái bẫy. Ông T.T.T thuyết minh tại chỗ: “Giàn bẫy ni có chiều dài khoảng 150m, trước khi đặt bẫy tui đi dò xét trên mấy hang lèn (đá vôi) là nơi ở của rắn hổ mang chúa. Hai bên có vách lèn dựng đứng chỉ có đường độc đạo ni là chỗ rắn thường xuống uống nước, đi tìm mồi”. Ông T.T.T có 3 giàn bẫy như thế này ở trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Bẫy của ông T.T.T chỉ có hai thanh kẹp tre, khi con rắn đi qua đụng vào que “mồi” nhảy, dây cáp phía sau kéo lại kẹp cổ rắn. Theo ông T.T.T, rắn hổ mang chúa 1 - 2kg thường hay đi từng đàn 3 - 5 con, mỗi khi có tiếng động nó lao chạy như tên bắn. Còn loại 3kg trở lên nó chẳng sợ ai, cứ bình thản đi, trở thành chúa rừng giống như tên gọi “hổ chúa”. “Hổ mang chúa xếp vào hàng hung dữ nhất, nhưng khi bỏ vào trong bao rồi nó hiền hơn hổ mang, tui xỏ tay vào lựa bắt từng con một” - ông T.T.T tỏ vẻ mình là vua rắn hổ mang chúa. Cũng theo ông T.T.T, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ngoài rắn hổ mang chúa (mặt trên đầu có hai chấm vảy lớn, nó ăn cả các loại rắn khác) còn có nhiều rắn hổ khác như: hổ mang (trên lưng gần sát đầu có hình giống như đầu rắn), hổ đất, hổ gió... Giá 1kg rắn hổ mang chúa sống dao động từ 700.000 - 1 triệu đồng, hổ mang thì rẻ hơn 300.000 - 400.000 đồng/kg . “Bắt các loại rắn hổ là nghề chính của tui. Tui còn bẫy những con thú khác nữa. Trên núi ni có cặp gấu ngựa hay đi ăn với nhau, tui đang lưỡng lự có nên bắt con gấu quí của bảo tồn không? Chứ đồ nớ muốn bắt hắn lúc mô cũng được. Vùng ni tui “quản” không ai dám vô mô” - ông T.T.T vẫn còn một chút “tình cảm” về loài gấu quí hiếm như đang nuôi trong chuồng nhà ông.
Con khỉ này bị thợ săn bắt sống ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng treo giá bán 800.000 đồng
NHỮNG “TẬP ĐOÀN” BẪY
Qua chỉ điểm của ông T.T.T, phía ngoài đường Hồ Chí Minh có bà Lương (xã Thượng Hóa) chuyên thu mua các loại động vật rừng ở khu vực phía bắc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Lần đầu gặp bà Lương cũng chối đây đẩy không mua bán gì. Nhưng khi tôi nói danh tính của ông T.T.T ở bản Yên Hợp ra, bà Lương bắt đầu vào chuyện: “Anh mua loại hàng chi? Hàng chết hay sống?”. Tôi trả lời: “Các loại rắn hổ em đã nghe ông T. nói rồi. Ở vùng này có loại cầy hương, khỉ, rùa, trút... với số lượng lớn không?”. Bà ta bắt đầu liệt kê chi tiết từng loại động vật: “Trước tê (kia) tui có đi hàng đường dài xuống tận Đồng Hới, bị bắt một vố hết mấy chục triệu đồng. Bây giờ tui chỉ mua đi bán lại ở gần, từ đây ra ngoài Troóc, nhiều thì xuống Đồng Lê cho chắc ăn. Nếu anh muốn mần ăn lâu dài thì cho tui mượn vốn trước để trữ nhiều hàng, tui đi gom hàng cả khu vực ni về cho. Nói về động vật rừng ở Thượng Hóa là đứng đầu bảng. Hàng sống thì nhốt chuồng, hàng chết bỏ vào tủ lạnh. Bắt đầu vào mùa bẫy rồi, nhiều thì tui không dám nói, một ngày kiếm 4 - 7 con cầy hương còn sống thì rất dễ. Khỉ sống là hơi khó, nó chủ yếu nằm trên cây, họ bắn chết là phần nhiều, một ngày gom được 10 - 15 cân (có con đạt trọng lượng khoảng 7kg)”. Cũng theo bà Lương, số lượng thu gom rắn thường như: rắn ráo, rắn sọc dưa... mỗi ngày 20kg khỏe re. Vừa nói đến đây, ông chồng bà Lương đi đầu về. Bà ta xởi lởi: “Anh ni (tôi) là lái to từ trong Nam ra. Đây là chồng em đang đi mua đồ bẫy ngoài Trung Hóa về đó, ít hôm nữa sẽ đi vô rừng mần ăn”. Tôi bắt chuyện ông chồng: “Nhà mình có được 200 cái bẫy không mà đi ra tận ngoài Trung Hóa mua dụng cụ luôn thế anh?”. “200 mà thấm chi, tui xếp vô dạng nhỏ, chưa đến 1.500 cái, đi trong ngày về, thi thoảng có ở lại đêm. Mấy băng trong xóm đi thành tập đoàn 4 - 5 đứa, có từ 3.000 đến 5.000 cái bẫy, tụi nó mần xa lắm, sát biên giới Việt - Lào, ở lại trong rừng mấy ngày mới về” - ông chồng trả lời cặn kẽ.
Theo như tiết lộ của vợ chồng bà Lương, đội quân đi bẫy, săn bắt thú rừng ở di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ ở một số xã nằm trong “vùng đỏ” rừng di sản, số người ở các xã vùng đệm như: Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch... (huyện Bố Trạch) cũng ùn ùn kéo vào rừng Phong Nha - Kẻ Bàng lén lút kiếm ăn. Các dụng cụ làm bẫy thú rừng người ta bày bán tràn lan ở Troóc, Trung Hóa... dọc hai bên đường Hồ Chí Minh, cần bao nhiêu cũng có.
----------------------------------------------------------------------------------
Vào vườn quốc gia không rõ lý do coi như là phi pháp
Ông Nguyễn Viết Nhung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích vùng lõi là 85.754ha và vùng đệm rộng 195.400ha, gồm 13 xã (thuộc huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh). Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát (18 loài, có rắn hổ mang, hổ mang chúa trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới). Đây là vườn quốc gia và di sản thiên nhiên thế giới được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ các nguồn động vật quí hiếm, tính đa dạng sinh học. Ai vào rừng không rõ lý do coi như là phi pháp. Điều 12, Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi: săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
HẢI LUẬN
Nấu chì làm đạn ria dùng săn thú rừng ở xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình
THEO “VUA” ĐI SĂN “CHÚA”
Chúng tôi với vỏ bọc nhà buôn rắn hổ tầm cỡ từ TP. Hồ Chí Minh ra tìm mối lái và trực tiếp xem phương thức săn bắt rắn có bị trầy xước hoặc đánh đập ảnh hưởng đến sức khỏe của rắn không. Qua lời xã giao của người “trong nghề”, ông T.T.T ở bản Yên Hợp, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình là tay thợ săn rắn hổ mang chúa có tiếng ở Minh Hóa đã tin và đồng ý dẫn vào rừng Phong Nha - Kẻ Bàng xem trận địa bắt rắn hổ của ông. Trên đường đi, ông T.T.T tiết lộ cách trốn tránh lực lượng kiểm lâm của vườn quốc gia: “Kế hoạch trong đầu của tui là đi bẫy con rắn hổ mang chúa, nhưng miệng của tui luôn luôn “loa” to lên cho thiên hạ biết là đi bẫy con chuột trong rẫy. Có rứa mới tồn lại được lâu, mấy năm nay tui nuôi được đàn con khôn lớn là nhờ vào con rắn hổ mang chúa. Có ngày tui bán đến 4 triệu tiền rắn hổ chúa. Cả vùng ni không ai dám chơi với rắn hổ chúa như tui. Vì hắn cực độc, nó đánh vô một miếng coi như chết toi tại chỗ”.
Đến hệ thống bẫy của ông T.T.T, nhìn thấy rất đơn giản, một hàng rào bằng vỏ bao xi măng cao từ 50 - 70cm, khoảng 5m thì khoét một lỗ sát đất có đường kính 10cm, đặt một cái bẫy. Ông T.T.T thuyết minh tại chỗ: “Giàn bẫy ni có chiều dài khoảng 150m, trước khi đặt bẫy tui đi dò xét trên mấy hang lèn (đá vôi) là nơi ở của rắn hổ mang chúa. Hai bên có vách lèn dựng đứng chỉ có đường độc đạo ni là chỗ rắn thường xuống uống nước, đi tìm mồi”. Ông T.T.T có 3 giàn bẫy như thế này ở trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Bẫy của ông T.T.T chỉ có hai thanh kẹp tre, khi con rắn đi qua đụng vào que “mồi” nhảy, dây cáp phía sau kéo lại kẹp cổ rắn. Theo ông T.T.T, rắn hổ mang chúa 1 - 2kg thường hay đi từng đàn 3 - 5 con, mỗi khi có tiếng động nó lao chạy như tên bắn. Còn loại 3kg trở lên nó chẳng sợ ai, cứ bình thản đi, trở thành chúa rừng giống như tên gọi “hổ chúa”. “Hổ mang chúa xếp vào hàng hung dữ nhất, nhưng khi bỏ vào trong bao rồi nó hiền hơn hổ mang, tui xỏ tay vào lựa bắt từng con một” - ông T.T.T tỏ vẻ mình là vua rắn hổ mang chúa. Cũng theo ông T.T.T, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ngoài rắn hổ mang chúa (mặt trên đầu có hai chấm vảy lớn, nó ăn cả các loại rắn khác) còn có nhiều rắn hổ khác như: hổ mang (trên lưng gần sát đầu có hình giống như đầu rắn), hổ đất, hổ gió... Giá 1kg rắn hổ mang chúa sống dao động từ 700.000 - 1 triệu đồng, hổ mang thì rẻ hơn 300.000 - 400.000 đồng/kg . “Bắt các loại rắn hổ là nghề chính của tui. Tui còn bẫy những con thú khác nữa. Trên núi ni có cặp gấu ngựa hay đi ăn với nhau, tui đang lưỡng lự có nên bắt con gấu quí của bảo tồn không? Chứ đồ nớ muốn bắt hắn lúc mô cũng được. Vùng ni tui “quản” không ai dám vô mô” - ông T.T.T vẫn còn một chút “tình cảm” về loài gấu quí hiếm như đang nuôi trong chuồng nhà ông.
Con khỉ này bị thợ săn bắt sống ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng treo giá bán 800.000 đồng
NHỮNG “TẬP ĐOÀN” BẪY
Qua chỉ điểm của ông T.T.T, phía ngoài đường Hồ Chí Minh có bà Lương (xã Thượng Hóa) chuyên thu mua các loại động vật rừng ở khu vực phía bắc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Lần đầu gặp bà Lương cũng chối đây đẩy không mua bán gì. Nhưng khi tôi nói danh tính của ông T.T.T ở bản Yên Hợp ra, bà Lương bắt đầu vào chuyện: “Anh mua loại hàng chi? Hàng chết hay sống?”. Tôi trả lời: “Các loại rắn hổ em đã nghe ông T. nói rồi. Ở vùng này có loại cầy hương, khỉ, rùa, trút... với số lượng lớn không?”. Bà ta bắt đầu liệt kê chi tiết từng loại động vật: “Trước tê (kia) tui có đi hàng đường dài xuống tận Đồng Hới, bị bắt một vố hết mấy chục triệu đồng. Bây giờ tui chỉ mua đi bán lại ở gần, từ đây ra ngoài Troóc, nhiều thì xuống Đồng Lê cho chắc ăn. Nếu anh muốn mần ăn lâu dài thì cho tui mượn vốn trước để trữ nhiều hàng, tui đi gom hàng cả khu vực ni về cho. Nói về động vật rừng ở Thượng Hóa là đứng đầu bảng. Hàng sống thì nhốt chuồng, hàng chết bỏ vào tủ lạnh. Bắt đầu vào mùa bẫy rồi, nhiều thì tui không dám nói, một ngày kiếm 4 - 7 con cầy hương còn sống thì rất dễ. Khỉ sống là hơi khó, nó chủ yếu nằm trên cây, họ bắn chết là phần nhiều, một ngày gom được 10 - 15 cân (có con đạt trọng lượng khoảng 7kg)”. Cũng theo bà Lương, số lượng thu gom rắn thường như: rắn ráo, rắn sọc dưa... mỗi ngày 20kg khỏe re. Vừa nói đến đây, ông chồng bà Lương đi đầu về. Bà ta xởi lởi: “Anh ni (tôi) là lái to từ trong Nam ra. Đây là chồng em đang đi mua đồ bẫy ngoài Trung Hóa về đó, ít hôm nữa sẽ đi vô rừng mần ăn”. Tôi bắt chuyện ông chồng: “Nhà mình có được 200 cái bẫy không mà đi ra tận ngoài Trung Hóa mua dụng cụ luôn thế anh?”. “200 mà thấm chi, tui xếp vô dạng nhỏ, chưa đến 1.500 cái, đi trong ngày về, thi thoảng có ở lại đêm. Mấy băng trong xóm đi thành tập đoàn 4 - 5 đứa, có từ 3.000 đến 5.000 cái bẫy, tụi nó mần xa lắm, sát biên giới Việt - Lào, ở lại trong rừng mấy ngày mới về” - ông chồng trả lời cặn kẽ.
Theo như tiết lộ của vợ chồng bà Lương, đội quân đi bẫy, săn bắt thú rừng ở di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ ở một số xã nằm trong “vùng đỏ” rừng di sản, số người ở các xã vùng đệm như: Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch... (huyện Bố Trạch) cũng ùn ùn kéo vào rừng Phong Nha - Kẻ Bàng lén lút kiếm ăn. Các dụng cụ làm bẫy thú rừng người ta bày bán tràn lan ở Troóc, Trung Hóa... dọc hai bên đường Hồ Chí Minh, cần bao nhiêu cũng có.
----------------------------------------------------------------------------------
Vào vườn quốc gia không rõ lý do coi như là phi pháp
Ông Nguyễn Viết Nhung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích vùng lõi là 85.754ha và vùng đệm rộng 195.400ha, gồm 13 xã (thuộc huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh). Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát (18 loài, có rắn hổ mang, hổ mang chúa trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới). Đây là vườn quốc gia và di sản thiên nhiên thế giới được bảo vệ nghiêm ngặt để giữ các nguồn động vật quí hiếm, tính đa dạng sinh học. Ai vào rừng không rõ lý do coi như là phi pháp. Điều 12, Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi: săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
HẢI LUẬN