hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Người bị rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang bành... cắn dù nặng đến đâu nhưng còn thở là ông Bùi Hồng Thái, thôn Châu Sơn, xã Thạch Bình (Thạch Thành - Thanh Hóa) sẽ cứu được.
Thừa hưởng một tài sản vô giá
Chúng tôi tìm đến nhà ông Bùi Hồng Thái vào lúc ông đang chữa trị cho anh Bùi Văn Dũng, bị hổ mang bành cắn khi anh lên rừng làm rẫy. Ngoài 70 tuổi nhưng động tác của ông vẫn nhanh nhẹn. Chỉ với một ống nứa và “thuốc” là ba lá trầu và chín miếng cau, ông đã chữa cho anh Thái qua khỏi cơn nguy kịch.
Bí quyết của ông Thái được đó là với mỗi lá trầu được chia làm ba phần đều nhau cuộn với một miếng cau. Lần lượt, ông bỏ từng miếng cau trầu đưa lên miệng nhai. Miếng cau trầu nhai xong được đắp vào chỗ rắn cắn, rồi ông đặt một đầu ống nứa vào vết thương, đầu kia đưa lên miệng để hút độc. Công việc diễn ra cho đến khi thổi xong 243 lần.
Được chữa trị, anh Bùi Văn Dũng cảm kích đã biếu ông một ít tiền nhưng ông kiên quyết không nhận. “Tôi chữa trị giúp người là vì cái tâm chứ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện được đền đáp. Cứu người là tình cảm và cũng là trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi con người chúng ta đều phải làm”, ông Thái nói.
Ông Thái tiếp thu bí quyết chữa rắn cắn từ cụ Bùi Thị Thao, thân mẫu của ông, từ khi 10 tuổi. Cụ là người đã tìm ra phương pháp chữa bệnh này và đã từng cứu sống nhiều người đi rừng bị rắn cắn. Do bận công việc đồng áng, thời gian chữa bệnh thu hẹp nên cụ truyền nghề lại cho con trai mình.
Ông Thái kể, trước khi truyền nghề, cụ Thao căn dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết nâng niu, trân trọng nghề. Không được lạm dụng bài thuốc này để trục lợi. Có như vậy nghề mới gắn bó theo con, giúp con cứu được người được người”.
Ông đã thầm hứa chữa rắn cắn không phải để kiếm sống mà chỉ giúp người trước linh cữu mẹ mình. Theo nghề chính là sư phạm nhưng khi đang học cũng như thời gian còn đứng trên bục giảng, ông vẫn kiêm chữa rắn cắn cho người. Từ năm 1988, ông nghỉ hưu, nhiều thời gian nhàn rỗi hơn nên chữa cho cả vật nuôi như trâu, bò...
Giúp hàng trăm người tái sinh
Trong khoảng 20 năm (1988 - 2009), với bài thuốc gia truyền trên, ông Thái đã chữa khỏi cho hơn 300 người và hàng nghìn vật nuôi thoát khỏi “lưỡi hái” của rắn độc. Tiếng lành về ông ngày càng lan xa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Việt, công tác tại bệnh viện huyện Thạch Thành, cho biết: “Ông Thái là một lương y mà tôi rất khâm phục không chỉ vì tài chữa rắn cắn mà còn vì ông sống vì chữ tâm”.
Anh Việt từng bị rắn cặp nong cắn. Do chủ quan nên ban đầu anh chỉ tiêm thuốc, truyền nước, đến khi nọc độc của rắn làm cho anh bị tê liệt, không nói được, gia đình mới nhờ ông Thái đến chữa bệnh. Sau ba ngày được ông Thái chữa trị, bệnh của anh thuyên giảm. “Nếu không có ông cứu giúp thì tôi chắc chắn không sống được đến ngày hôm nay. Bí quyết trị độc rắn của ông có giá trị khoa học rất lớn”, anh Việt nói.
Căn nhà ba gian của ông Bùi Hồng Thái vẫn dành góc nhỏ để đặt giường cho người bệnh. Ông Thái hiện cũng là người có nhiều con nhất xã Thạch Bình bởi có tới 24 người được chữa trị, xin nhận ông làm cha nuôi. Anh Lê Văn Biền, một con nuôi của ông bày tỏ: “Cha Thái là người thứ hai sinh ra tôi, nếu không có cha thì giờ đây tôi không còn trên đời này”.
Ông Thái dự định sẽ truyền nghề cho người có tấm lòng của một lương y. “Khi trị cho người bị rắn cắn, tôi luôn đi theo một phương pháp khoa học như bắt mạch và bấm huyệt. Còn bài thuốc gia truyền sau này sẽ được truyền cho người có y đức”, ông nói.
Đất Việt
Thừa hưởng một tài sản vô giá
Chúng tôi tìm đến nhà ông Bùi Hồng Thái vào lúc ông đang chữa trị cho anh Bùi Văn Dũng, bị hổ mang bành cắn khi anh lên rừng làm rẫy. Ngoài 70 tuổi nhưng động tác của ông vẫn nhanh nhẹn. Chỉ với một ống nứa và “thuốc” là ba lá trầu và chín miếng cau, ông đã chữa cho anh Thái qua khỏi cơn nguy kịch.
Bí quyết của ông Thái được đó là với mỗi lá trầu được chia làm ba phần đều nhau cuộn với một miếng cau. Lần lượt, ông bỏ từng miếng cau trầu đưa lên miệng nhai. Miếng cau trầu nhai xong được đắp vào chỗ rắn cắn, rồi ông đặt một đầu ống nứa vào vết thương, đầu kia đưa lên miệng để hút độc. Công việc diễn ra cho đến khi thổi xong 243 lần.
Ông Bùi Hồng Thái
Được chữa trị, anh Bùi Văn Dũng cảm kích đã biếu ông một ít tiền nhưng ông kiên quyết không nhận. “Tôi chữa trị giúp người là vì cái tâm chứ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện được đền đáp. Cứu người là tình cảm và cũng là trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi con người chúng ta đều phải làm”, ông Thái nói.
Ông Thái tiếp thu bí quyết chữa rắn cắn từ cụ Bùi Thị Thao, thân mẫu của ông, từ khi 10 tuổi. Cụ là người đã tìm ra phương pháp chữa bệnh này và đã từng cứu sống nhiều người đi rừng bị rắn cắn. Do bận công việc đồng áng, thời gian chữa bệnh thu hẹp nên cụ truyền nghề lại cho con trai mình.
Ông Thái kể, trước khi truyền nghề, cụ Thao căn dặn: “Để trở thành một lương y tốt là việc rất khó, con phải biết nâng niu, trân trọng nghề. Không được lạm dụng bài thuốc này để trục lợi. Có như vậy nghề mới gắn bó theo con, giúp con cứu được người được người”.
Ông đã thầm hứa chữa rắn cắn không phải để kiếm sống mà chỉ giúp người trước linh cữu mẹ mình. Theo nghề chính là sư phạm nhưng khi đang học cũng như thời gian còn đứng trên bục giảng, ông vẫn kiêm chữa rắn cắn cho người. Từ năm 1988, ông nghỉ hưu, nhiều thời gian nhàn rỗi hơn nên chữa cho cả vật nuôi như trâu, bò...
Giúp hàng trăm người tái sinh
Trong khoảng 20 năm (1988 - 2009), với bài thuốc gia truyền trên, ông Thái đã chữa khỏi cho hơn 300 người và hàng nghìn vật nuôi thoát khỏi “lưỡi hái” của rắn độc. Tiếng lành về ông ngày càng lan xa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Việt, công tác tại bệnh viện huyện Thạch Thành, cho biết: “Ông Thái là một lương y mà tôi rất khâm phục không chỉ vì tài chữa rắn cắn mà còn vì ông sống vì chữ tâm”.
Anh Việt từng bị rắn cặp nong cắn. Do chủ quan nên ban đầu anh chỉ tiêm thuốc, truyền nước, đến khi nọc độc của rắn làm cho anh bị tê liệt, không nói được, gia đình mới nhờ ông Thái đến chữa bệnh. Sau ba ngày được ông Thái chữa trị, bệnh của anh thuyên giảm. “Nếu không có ông cứu giúp thì tôi chắc chắn không sống được đến ngày hôm nay. Bí quyết trị độc rắn của ông có giá trị khoa học rất lớn”, anh Việt nói.
Căn nhà ba gian của ông Bùi Hồng Thái vẫn dành góc nhỏ để đặt giường cho người bệnh. Ông Thái hiện cũng là người có nhiều con nhất xã Thạch Bình bởi có tới 24 người được chữa trị, xin nhận ông làm cha nuôi. Anh Lê Văn Biền, một con nuôi của ông bày tỏ: “Cha Thái là người thứ hai sinh ra tôi, nếu không có cha thì giờ đây tôi không còn trên đời này”.
Ông Thái dự định sẽ truyền nghề cho người có tấm lòng của một lương y. “Khi trị cho người bị rắn cắn, tôi luôn đi theo một phương pháp khoa học như bắt mạch và bấm huyệt. Còn bài thuốc gia truyền sau này sẽ được truyền cho người có y đức”, ông nói.
Đất Việt