• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thêm một số phân tích về hình dáng chó PQ trong bản cổ

catsamac

Member


Mình dùng một số các hình cơ bản để phân tích thêm về hình dánh chó PQ trong bản cổ. MỌi người cho ý kiến nha

- Hình vuông của khung xương. Đã được nếu
- Hai hình tròn đồng tâm:
+ Hình dáng tổng thể trong hình tròn lớn
+ Hình tròn nhỏ: toàn bộ thân chính
- Đường kẻ chia hai hình vuông; đi qua hai khớp gối và điểm thấp nhất ở ngực
- Đường chéo hình vuông kéo dài đi qua chính giữa hai mắt
 
Hiện nay thì PQ còn có những đặc điểm này không vậy.Sợ rằng tìm 1 con đủ tiêu chuẩn thế này hiện nay là không thể...
 
bác catsamac kì công quá , nhưng bây giờ tìm đâu ra con PQ có đủ những đặc điểm trên , tốt nhất bác cứ cho anh em cái mẫu chọn chó PQ thời nay là anh em cám ơn bác lắm rồi , mẫu này chỉ theo cơ sở lí thuyết mà thôi
 

catsamac

Member
Ở bản mô tả này nếu quan sát kỹ ta còn thấy nhiều hình cơ bản hơn nữa. Vấn đề mình nêu ra để mọi người đánh giá thêm đó là:

- Sự ảnh hưởng của hình dạng lên chức năng của chó PQ

Hình tròn là hình lý tưởng: có diện tích lớn nhất, thể tích lớn nhất, lực tác động được phân bố đều trên bề mặt. Giống như cái bánh xe vậy.

Hình vuông cho khung xương: hình vuông là hình lý tưởng, nếu là hình chữ nhật đứng chó sẽ gặp khó khăn khi chạy, nếu là hình chữ nhật nằm chó sẽ gặp khó khăn khi quan sát. Theo quan sát thì chó PQ sử dụng mắt để quan sát nhiều hơn các loại chó khác: trèo lên mái nhà để nhìn xa chứng tỏ điều này.

Ở bản vẽ này có thể dễ nhận thấy dáng của chó PQ rất lý tưởng về hình học và vật lý học (cần phân tích kỹ hơn): từ đó có thể giải thích tại sao chó PQ lại khéo léo, tốc độ chạy cao, chuyển hướng nhanh và nhảy rất cao không cần lấy đà.

Tai hình tam giác cân hướng về phía trước: khả năng nghe rất tốt. Có một số cá thể tai cụp, việc tai bị cụp nhưng vẫn hướng về phía trước sẽ không làm ảnh hưởng đến việc nghe và định vị chính xác (3 chiều). Việc hai tai hướng về phía trước song song với nhau rất quan trọng. Giống như tại sao mắt người lại nhìn thấy hình ảnh 3 chiều và xác định được tương đối khoảng cách. Nếu ta chỉ nhìn bằng 1 mắt sẽ không nhìn được 3D và xác định được khoảng cách.

Đầu khá dài mõm lớn nhưng thuôn không bè nếu xem xét kỹ có dạng khí động học cho tốc độ cao (xem hình dáng thiết kế đầu các máy bay tiêm kích)

Cổ: gần ngang bằng với đầu, dài bằng chiều dài của đầu (7 đốt sống cổ). Chiều dài này rất hợp lý.

Đây là một số đánh giá sơ bộ của mình về ảnh hưởng của hình dáng đến chức năng của chó PQ. Đang kiếm phần mềm xây dựng mô hình vật lý để nghiên cứu thêm về điều này. Mô hình đưa vào phân tích sẽ là một hình dạng lý tưởng và hiện tại chưa có một hình dạng nào lý tưởng hơn bản mô tả cổ này.

Rất mong sự đóng góp thêm của mọi người
 

TA_HUA

Member
Hình như đường chéo còn lại của hình vuông đi qua cái... của PQ đực. Chẳng biết có đúng không nữa nếu sai nhờ các MOD xoá giúp. Bây giờ mà dùng compa và thước kẻ đi mua PQ không biết khi nào mới mua được PQ nữa bác catsamac nhỉ? Cảm ơn bác vì những nhận xét rất hay.
 

catsamac

Member
Trên thực tế, như bác Ta_hua nói khó mang cọmpa thước kẻ đi xác định cũng đúng. Cũng khó có một con chó nào lý tưởng như con này. Theo mình: chỉ cần quan sát sai số không quá nhiều so với chuẩn là ọk! Ví dụ: khung xương rõ là hình chữ nhật, hoặc ức quá nhỏ (yếu),...
 
hy vọng đây chỉ là bản mô tả cổ, qua thời gian và năm tháng chó PQ ngày nay đã phần nào khác với chó PQ cổ cũng như người nguyên thuỷ với con người hiện đại ngày nay. Nếu lấy hình ảnh PQ cổ là tiêu điểm để đánh giá thì chắc không có con PQ nào đạt được tiêu chí này bác ạ. thử hỏi trong số chúng ta có mấy ai đẹp được như người mẫu Trần Bình Minh không? anh ấy cũng là người Việt đấy.
 

catsamac

Member
Bản cổ mô tả chó PQ là bản được vẽ tay. Do đó rất có thể tác giả đã tập hợp tất cả các đặc điểm nổi bật của chó PQ cà xây dựng ra một hình mẫu lý tưởng. Hình mẫu lý tưởng này có một kết cấu khung xương rất chuẩn, có thể nói không chỉ lý tưởng đối với chó PQ. Nhưng sự lý tưởng này vẫn mang đậm tính chất hiện thực của phong cách hội hoạ thời Phục Hưng

(Nghệ thuật hội hoạ thời Phục Hưng, trải qua các thời kỳ barốc, cổ điển, v.v. cho đến mãi sau này cũng vẫn giữ cái phương châm: đưa những chi tiết hiện thực của đời sống vào hội hoạ, dù là hội hoạ tôn giáo, hay chỉ là những truyện tích thần thoại, lịch sử, hoặc những cảnh sinh hoạt đời thường. Mục đích của nghệ thuật không còn giới hạn vào việc minh hoạ những truyện tích có tính chất tôn giáo nữa, mà người hoạ sĩ còn có sứ mệnh phản ánh cái thế giới xung quanh mà mắt mình nhìn thấy)


Chiều cao bao nhiêu là đẹp? Theo tôi cao hay thấp không quan trọng bằng sự hài hoà. Các chi tiết cũng không cần phải mẫu mực nhưng cần sự hài hoà.

Ví dụ điển hình về tượng David: đã có rất nhiều danh họa đại tài lấy nó làm nguồn cảm hứng thêu dệt tài năng của mình, nhưng dường như chưa ai bao hàm được mọi vẻ đẹp của David thông qua một tác phẩm như Michelangelo và cũng như chưa ai bước qua được cái ngưỡng tinh thần của David như ông đã lột tả. David của ông hội đủ 3 chiều: thời gian, không gian và sự chuyển động. Những người chạm khắc David theo góc nhìn “giải phẫu”, chàng chăn cừu David của Michelagelo ra đời từ góc độ “hình học”. Luật “Xa gần” được Michelagelo áp dụng triệt để ở bức kiệt tác này. Nói như James Leonard Amodeo, nhà phê bình của tạp chí Fine Art thì “David của Michelagelo là tổng hợp những chỉ số bất xứng hài hòa trong một tổng thể cân xứng đến tuyệt vời”. Sự bất xứng thể hiện ở cái đầu quá to, cánh tay quá dài, hai chân quá ngắn hay bàn tay phải to quá khổ, nhưng nếu đứng ở dưới và ngước nhìn lên một công trình cao 7m thì hẳn bạn sẽ chỉ còn tấm tắc “sao đẹp thế”. Mọi sự chuyển động, thần thái của David được Michelagelo tính toán kỹ càng đến từng góc cạnh. Ông từng bảo "Đối xứng hay không là qua cách nhìn của người thưởng ngoạn”.
 

CENTIMET

Member
moá ơi! bác CSM đi xa quá..hihix..Cent theo không kịp..châm chạm chút bác ới, bác ơi!
hi hi
 

catsamac

Member
Ý mình muốn nói là với chó PQ, không quan trọng là to hay nhỏ hơn so với bản mô tả cổ. Cái cần thiết nhất là sự hài hòa trong đường nét, khung xương, xoáy,......

Việc lai tạo để cố cải thiện chiều cao CPQ cũng chưa chắc đã tốt vì như vậy nó khó trở thành con vật cưng (pet) do thân hình lớn. Thân hình lớn, giả dụ như chó Thái, sẽ kém khéo léo khi di chuyển phù hợp với địa hình rộng. Ở Việt Nam mình đất chật người đông lấy đâu ra chỗ cho nó phát huy. Theo tài liệu về các giống chó chiến và săn đa phần chiều cao dao động khoảng 50-60cm.

American Indian Dog - Người vệ sỹ tin cẩn của thổ dân da đỏ: Cao: (48 – 54 cm). Chó cái cao 18 – 20 inches (46–51cm)
(Trông cũng khá giống chó PQ)

Bull Terrier chuẩn: Cao: 21 - 22 inches (53 – 56 cm). Cân nặng: 45 - 60 pounds (20 – 27kg).

Chongqinh - Loài chó quí hiếm Trung Quốc: Cao: 16 – 19.5 inches (40 – 50 cm)

Dachshund - Thợ săn hang hốc: Loại trung bình: Cao: 14 – 18 inches (35 – 45 cm)

Foxhound American - Người thợ săn lão luyện: Cao: 21-25 inches (53-64cm). Nặng: 65-75 pounds (29-34kg)

Pharaoh Hound - Loài chó săn của các vị vua Ai Cập: 59 – 63 cm (20 - 25kg). Chó cái cao: 21 - 24 inches (53 - 61 cm)

................................................................

Hầu hết các loại chó săn khung xương đều vuông!
 

ChiThanh

New Member
Ngoại trừ hình vuông để chỉ sự bằng nhau giữa chiều dài và chiều cao, đường chia ngang hình vuông chỉ độ sâu của ngực ra. Các hình còn lại chả có ý nghĩa quái gì cả.
Khi xem cũng như đo chó người ta phải căn cứ vào các điểm cố định trên thân chó, chẳng ai đi đo theo các điểm không cố định cả. Đo còn khó nữa là vẽ vòng tròn rồi giao của hai đường tưởng tượng kéo dài với một đường không cố định. Chắc mấy cái đó chỉ áp dụng được cho chó...đá hoặc là con cạo lông mà dân ta hay gọi là chó thui mất:) Khoác thêm bộ lông với mấy cái xoáy rồi ông lại vẽ, rồi lại đối xứng với bất đối xứng thì mấy ông cẩu học cũng ra chợ người Giảng võ sớm!
Bác này xứng đáng là bậc thầy của cái nhà ông Michelangelo:(
Xin các ngài đừng vẽ rắn thêm chân. CPQ vốn nó đã có quá nhiều huyền thoại với tiêu chuẩn hư hư thực thực rồi!
 

catsamac

Member
" Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Nhưng mà người Tràng An bây giờ cũng bớt thanh lịch nhiều! Tôi cũng chẳng tranh cãi với các bác làm gì cho bực mình nên không muốn viết tiếp về các phân tích này vì các lý do:

- Đây chỉ là nghiên cứu nhỏ, chưa phải là chân lý. Cần đưa ra để mọi người góp ý, phản biện với tinh thần xây dựng.

- Với việc đã tiến hoá hàng triệu năm, các loài không chỉ chó tất cả mọi đặc điểm đều hoàn hảo nhưng do sử dụng cho các mục đích khác nhau nên khác nhau. Cấu tạo từ một cơ thể sống là hoàn hảo theo mọi phương diện khoa học. Con người với sự phát triển khoa học mạnh mẽ cũng chưa từng tạo ra được một cơ thể sống nhỏ nhất như các vi sinh vật (tảo đơn bào)
 

gnoulal

Member
Bình tĩnh thảo luận tiếp đi bác CSM ui! Rất ủng hộ cách làm việc và quan sát như thế của bác. Tuy nhiên mình có chút í kiến như thế này:
- bản mô tả CPQ này có thể tin cậy được không phải là do phong cách thời phục hưng mà là vì nó được xây dựng theo mục đích mô tả theo phong cách tả chân, không phải tranh nghệ thuật, thường đòi hỏi phải có mẫu vật và đòi hỏi chính xác cao.
- Tượng david có lẽ không nên làm ví dụ. Bức tượng ra đời vẫn dựa trên những tỉ lệ chuẩn đã có sẵn thời phục hưng. Không chuẩn chỉ là ý kiến khắt khe của các nhà phê bình. Với lại bàn rộng quá dễ lõang vấn đề dễ gây tranh cãi(hơn nữa chúng ta có lẽ không đủ sức)
- Qua phân tích củau CSM, mình thấy hình tròn bên ngòai là phát hiện rất hay. Từ đó có thể thấy ngòai khung vuông, tương quan giữa chiều dài và tư thế cổ có ảnh hưởng nhiều đến vóc dáng con chó. Không biết đúng không, nhưng qua hình vẽ mình thấy tương quan tồng chiều cao và dài của con chó khá tốt – gần như bằng nhau. Hơn nữa tỉ lệ giữa khung chính(thân hình) và các chiều tổng thể gần như là tỉ lệ vàng(tỉ lệ tốt nhất cho sự cân đối, khỏang 0.62 – đại khái như hai chiều của các khổ giấy chuẩn).
Góp í chút có gì sai mong ae bỏ qua nha.
 

gnoulal

Member

tiếp í bác CSM.....................................................................................................................
 

catsamac

Member
Tỉ lệ vàng bác nói rất chuẩn 0.62. Thực ra đó là tỉ lệ 5/8 thường được dùng để bố cục các điểm trọng tâm trong tranh nghệ thuật (mình đang kiếm lại tài liệu mà chưa được). Các hình vẽ cũng chỉ xác định tương đối không thể xác định chính xác 100%. Thực tế cũng chẳng bao giờ cân - đo - đong - đếm thứ gì tuyệt đối cả. Sự tuyệt đối chỉ có trên lý thuyết. Ví dụ như bạn dùng thước mét để đo một khoảng cách. Dù bạn có cố gắng đến đâu thì vẫn có sai số. Đoạn thẳng càng dài thì mỗi lần đo sẽ khác nhau càng lớn. Ngoài ra cái thước của bạn bản thân cũng tồn tại một sai lệch cơ bản chưa kể đến các yếu tố khác như sự dãn nở nhiệt, áp suất,....
Do đó, để phân tích ta cần tuyệt đối hoá. Ví dụ như Pitago khi đưa ra cong thức nổi tiếng làm cơ sở cho hình học là: a2 = b2 + c2. Ông cũng dùng vô số phép đo thực tế để kiểm chứng, những kết quả kiểm chứng cũng chỉ ~ chứ không có tuyệt đối.
 

catsamac

Member
Xem lại bản vẽ này có thể thấy CPQ xưa có bàn chân không thẳng tắp mà hơi hạ một chút giống tiêu chuẩn của GSD. Góc hạ bàn khoảng 15độ

Hai chân sau tương đối cũng thẳng, không choãi hẳn ra phía sau giống các bản chụp chó TRB ở showdog.

Đuôi giống hệt như một cái lưỡi liềm cắt lúa.

Con chó này chắc chắn là màu vàng vì thấy rất rõ các mảng hình sáng tối. Để ý kỹ ở cổ có 1 mảng lông nhạt màu hơn các phần khác giống như đang đeo huy chương vậy! Cũng có một mảng lông nhạt màu hơn gần đó: ở ngay phía sau hai chân trước, phần ngực

Ở bàn chân cũng không có dạng "chân quả quýt" như một tiêu chuẩn mọi người vẫn nêu.

Lưng: phần hông phía trên hai chân sau gấp khúc, không thẳng. Góc gấp khúc này khá lớn khoảng 30độ
 
Top