hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tình trạng buôn lậu động vật quý hiếm vẫn tiếp diễn không hề suy giảm. Gần đây, các nhà chức trách Thái Lan đã bắt quả tang một nhóm buôn lậu khi chúng đang buôn bán trái phép loài chim sáo đá Châu Á nhiều màu, loài chim quý hiếm vào một nước láng giềng.
Sáo đá châu Á có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì khả năng bắt sâu bọ rất tốt (Ảnh: Enews.mcot.net)
Cuối tháng trước, bọn buôn lậu đã bị Uỷ ban Phòng chống Tội phạm Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Thái Lan bắt giữ trước khi chúng vượt biên giới vào Malaysia.Trên 300 trong tổng số 500 con sáo đá Châu Á đã chết vì thiếu thức ăn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển trái phép.
Ông Pol. Maj. Charnchai Prakobkarn thuộc Uỷ ban Phòng chống Tội phạm môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên ở Songkhla cho biết: “Bọn tội phạm buôn lậu thú nhận với cảnh sát rằng Malaysia đang trong giai đoạn khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên nhu cầu đối với chim sáo đá để bắt sâu bọ thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là rất cao”.
Loài sáo đá Châu Á bị săn bắt ở Bắc và Trung Bộ Thái Lan và được vận chuyển về phía nam trước khi đưa qua biên giới. Một con sáo đá Châu Á có những đặc điểm nổi trội về màu lông đen trắng, vùng da quanh mắt màu vàng và mỏ màu cam sậm. Thường cư trú ở những cánh đồng lúa và đầm lầy, loài chim này có thể được huấn luyện để biết nói. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì khả năng bắt sâu bọ rất tốt.
Các thống kê chính thức cho thấy chào mào cũng là một loài bị buôn bán trái phép nhiều nhất ở 5 khu vực biên giới Nam Thái Lan. Hơn 500 con hoạ mi mép đỏ được cảnh sát phát hiện bị buôn lậu, phần lớn được vận chuyển sang các tỉnh biên giới phía Nam để gây giống.
Nhu cầu đối với tê tê và sư tử rất cũng rất cao. Bọn buôn lậu thường mang hàng từ Malaysia và Indonesia đi qua Thái Lan và nhập vào thị trường Trung Quốc: “Nhu cầu đối với các loài động vật này đang ngày càng tăng lên, điển hình là tê tê. Người nước ngoài, ví dụ người Trung Quốc tin rằng tê tê có thể là một bài thuốc cường dương. Chúng tôi cũng nhiều lần bắt giữ xác sư tử buôn lậu.” - Ông Aram Sriprang, Trưởng bộ phận Bảo vệ động vật hoang dã ở Songkhla, cho biết.
Tình hình buôn bán trái phép động vật hoang dã được dự báo sẽ còn phức tạp hơn do nhu cầu về động vật hoang dã cao kết hợp với sự suy thoái của nền kinh tế. Các hành vi buôn lậu cũng ngày càng tinh vi và khôn khéo hơn.
Thiên Nhiên
Sáo đá châu Á có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì khả năng bắt sâu bọ rất tốt (Ảnh: Enews.mcot.net)
Cuối tháng trước, bọn buôn lậu đã bị Uỷ ban Phòng chống Tội phạm Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Thái Lan bắt giữ trước khi chúng vượt biên giới vào Malaysia.Trên 300 trong tổng số 500 con sáo đá Châu Á đã chết vì thiếu thức ăn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển trái phép.
Ông Pol. Maj. Charnchai Prakobkarn thuộc Uỷ ban Phòng chống Tội phạm môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên ở Songkhla cho biết: “Bọn tội phạm buôn lậu thú nhận với cảnh sát rằng Malaysia đang trong giai đoạn khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên nhu cầu đối với chim sáo đá để bắt sâu bọ thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là rất cao”.
Loài sáo đá Châu Á bị săn bắt ở Bắc và Trung Bộ Thái Lan và được vận chuyển về phía nam trước khi đưa qua biên giới. Một con sáo đá Châu Á có những đặc điểm nổi trội về màu lông đen trắng, vùng da quanh mắt màu vàng và mỏ màu cam sậm. Thường cư trú ở những cánh đồng lúa và đầm lầy, loài chim này có thể được huấn luyện để biết nói. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì khả năng bắt sâu bọ rất tốt.
Các thống kê chính thức cho thấy chào mào cũng là một loài bị buôn bán trái phép nhiều nhất ở 5 khu vực biên giới Nam Thái Lan. Hơn 500 con hoạ mi mép đỏ được cảnh sát phát hiện bị buôn lậu, phần lớn được vận chuyển sang các tỉnh biên giới phía Nam để gây giống.
Nhu cầu đối với tê tê và sư tử rất cũng rất cao. Bọn buôn lậu thường mang hàng từ Malaysia và Indonesia đi qua Thái Lan và nhập vào thị trường Trung Quốc: “Nhu cầu đối với các loài động vật này đang ngày càng tăng lên, điển hình là tê tê. Người nước ngoài, ví dụ người Trung Quốc tin rằng tê tê có thể là một bài thuốc cường dương. Chúng tôi cũng nhiều lần bắt giữ xác sư tử buôn lậu.” - Ông Aram Sriprang, Trưởng bộ phận Bảo vệ động vật hoang dã ở Songkhla, cho biết.
Tình hình buôn bán trái phép động vật hoang dã được dự báo sẽ còn phức tạp hơn do nhu cầu về động vật hoang dã cao kết hợp với sự suy thoái của nền kinh tế. Các hành vi buôn lậu cũng ngày càng tinh vi và khôn khéo hơn.
Thiên Nhiên