hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Hàng rào được làm bằng những tổ ong nối liền với nhau làm giảm đáng kể sự tàn phá cây trồng của voi, các nhà khoa học Đại học Oxford cho biết.
Hàng rào được làm bằng những tổ ong nằm trên các cọc bên dưới mái rơm nhỏ (để tránh ánh nắng mặt trời). Các tổ ong được nối với nhau bằng dây rào dài 8 mét. Voi tránh các tổ ong và sẽ tìm cách vượt qua dây rào, nhưng điều này sẽ khiến những tổ ong bị rung mạnh và những con voi sẽ sợ bị ong tấn công.
Cận cảnh hàng rào tổ ong chống lại sự những đợt tàn phá cây trồng của voi. (Ảnh: Đại học Oxford/Lucy King)
Kết quả của một nghiên cứu tại Kenya, được công bố trên tạp chí African Journal of Ecology, cho thấy một nông trại được bảo vệ bằng hàng rào tổ ong có tỷ lệ voi tấn công cây trồng thành công giảm 86%, và tỷ lệ voi tấn công giảm 150% so với nông trại không có hàng rào.
Tỷ lệ giảm đáng kể này được ghi nhận bất chấp thực tế rằng các tổ ong này không hề có ong. Điều này cho thấy voi vẫn nhớ những lần chạm trán “đau đớn” với ong mật châu Phi và thường tránh hình ảnh và mùi vị liên quan đến chúng.
Lucy King thuộc Khoa động vật học Đại học Oxford, người chỉ đạo dự án với sự cộng tác của quỹ từ thiện Save the Elephants, cho biết: “Nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy voi thường sợ và tránh băng ghi âm tiếng ong vo ve. Chúng tôi thiết kế hàng rào tổ ong như một phương pháp thực tiễn và rẻ tiền để tạo ra rào cản mà voi không dám vượt qua”.
Lucy King hào hứng: “Phản ứng từ các nông dân tham gia vào nghiên cứu rất tích cực. Thiết kế hàng rào tổ ong của chúng tôi tỏ ra đủ hiệu quả, và đủ rẻ để các nông dân có thể tự xây dựng – nó cũng đồng thời bảo vệ nông trại khỏi những kẻ ăn trộm bò, và khi ong mật châu Phi đến sinh sống ở những tổ ong này, người nông dân sẽ có 2 đến 3 vụ thu hoạch mật ong mỗi năm”.
Trong 6 tuần nghiên cứu thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng GPS để theo dõi một con voi chuyên phá hoại “khét tiếng” gọi là “Genghis Khan”. Một số người nông dân phát hiện thấy Genghis đang tàn phá cây trồng trong một đàn voi đực 18 con.
Bất chấp lớp da dầy, những con voi trưởng thành có thể bị ong đốt quanh mắt hoặc trên lưng, trong khi đó những con nhỏ có khả năng chết do nọc độc của một bầy ong vì chúng chưa phát triển lớp da dầy bảo vệ. Lucky King cho biết: “Chúng tôi hy vọng những kết quả này sẽ khích lệ những người nông dân ở khu vực khác tự xây dựng hàng rào tổ ong để giảm thiểu mâu thuẫn giữa con người và voi dẫn đến bi kịch: những con voi bị bắn chết, trong khi những người nông dân mất hết cây trồng”.
Khoahoc
Lời bình: Hy vọng rằng qua bài này, một số bà con ở những khu vực có voi sinh sống có thể áp dụng phương pháp này để tránh voi vào phá hoại mùa màng và đe dọa cuộc sống của người dân, cũng tránh cho voi khỏi bị sát hại.
Hàng rào được làm bằng những tổ ong nằm trên các cọc bên dưới mái rơm nhỏ (để tránh ánh nắng mặt trời). Các tổ ong được nối với nhau bằng dây rào dài 8 mét. Voi tránh các tổ ong và sẽ tìm cách vượt qua dây rào, nhưng điều này sẽ khiến những tổ ong bị rung mạnh và những con voi sẽ sợ bị ong tấn công.
Kết quả của một nghiên cứu tại Kenya, được công bố trên tạp chí African Journal of Ecology, cho thấy một nông trại được bảo vệ bằng hàng rào tổ ong có tỷ lệ voi tấn công cây trồng thành công giảm 86%, và tỷ lệ voi tấn công giảm 150% so với nông trại không có hàng rào.
Tỷ lệ giảm đáng kể này được ghi nhận bất chấp thực tế rằng các tổ ong này không hề có ong. Điều này cho thấy voi vẫn nhớ những lần chạm trán “đau đớn” với ong mật châu Phi và thường tránh hình ảnh và mùi vị liên quan đến chúng.
Lucy King thuộc Khoa động vật học Đại học Oxford, người chỉ đạo dự án với sự cộng tác của quỹ từ thiện Save the Elephants, cho biết: “Nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy voi thường sợ và tránh băng ghi âm tiếng ong vo ve. Chúng tôi thiết kế hàng rào tổ ong như một phương pháp thực tiễn và rẻ tiền để tạo ra rào cản mà voi không dám vượt qua”.
Lucy King hào hứng: “Phản ứng từ các nông dân tham gia vào nghiên cứu rất tích cực. Thiết kế hàng rào tổ ong của chúng tôi tỏ ra đủ hiệu quả, và đủ rẻ để các nông dân có thể tự xây dựng – nó cũng đồng thời bảo vệ nông trại khỏi những kẻ ăn trộm bò, và khi ong mật châu Phi đến sinh sống ở những tổ ong này, người nông dân sẽ có 2 đến 3 vụ thu hoạch mật ong mỗi năm”.
Trong 6 tuần nghiên cứu thử nghiệm, nhóm nghiên cứu sử dụng GPS để theo dõi một con voi chuyên phá hoại “khét tiếng” gọi là “Genghis Khan”. Một số người nông dân phát hiện thấy Genghis đang tàn phá cây trồng trong một đàn voi đực 18 con.
Bất chấp lớp da dầy, những con voi trưởng thành có thể bị ong đốt quanh mắt hoặc trên lưng, trong khi đó những con nhỏ có khả năng chết do nọc độc của một bầy ong vì chúng chưa phát triển lớp da dầy bảo vệ. Lucky King cho biết: “Chúng tôi hy vọng những kết quả này sẽ khích lệ những người nông dân ở khu vực khác tự xây dựng hàng rào tổ ong để giảm thiểu mâu thuẫn giữa con người và voi dẫn đến bi kịch: những con voi bị bắn chết, trong khi những người nông dân mất hết cây trồng”.
Khoahoc
Lời bình: Hy vọng rằng qua bài này, một số bà con ở những khu vực có voi sinh sống có thể áp dụng phương pháp này để tránh voi vào phá hoại mùa màng và đe dọa cuộc sống của người dân, cũng tránh cho voi khỏi bị sát hại.