Chỉ còn hơn chục ngày nữa là tới Tết nguyên đán, khắp nơi nơi trên mảnh đất Việt Nam đều tràn ngập không khí tưng bừng chuẩn bị đón Tết, đón Xuân. Em xin mạn phép lập topic này để tất cả anh chị em Vietpet ta cùng đóng góp các bài viết, thư, hoạ, postcard về Tết cổ truyền của dân tộc... Gọi là góp chút không khí Tết cho Diễn đàn 
Và em xin mở đầu bằng bài viết của báo Thanh Niên về tranh Đông Hồ, một trong những nghề cổ truyền của đất Bắc.
Lưu giữ và bảo tồn tranh Đông Hồ
(TNO) Là người dân Việt Nam, ai cũng biết đến những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng của mảnh đất Kinh Bắc. Theo như lời của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì không có thể loại tranh dân gian nào mang đậm không khí Tết như những bức tranh Đông Hồ này. Làng tranh Đông Hồ xưa có tới 17 dòng họ làm tranh, nhưng đến nay chỉ còn hai dòng họ vẫn giữ được nghề truyền thống là dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Và để góp phần níu giữ những phong vị dân gian của dòng tranh truyền thống đã tồn tại trên 500 năm này, cụ Nguyễn Đăng Chế đã cùng gia đình xây dựng Trung tâm lưu giữ và bảo tồn tranh Đông Hồ. Sau đây là những hình ảnh tại khu bảo tồn này:
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế bên bản tranh ván gỗ Nghỉ ngơi
Và em xin mở đầu bằng bài viết của báo Thanh Niên về tranh Đông Hồ, một trong những nghề cổ truyền của đất Bắc.
Lưu giữ và bảo tồn tranh Đông Hồ
(TNO) Là người dân Việt Nam, ai cũng biết đến những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng của mảnh đất Kinh Bắc. Theo như lời của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì không có thể loại tranh dân gian nào mang đậm không khí Tết như những bức tranh Đông Hồ này. Làng tranh Đông Hồ xưa có tới 17 dòng họ làm tranh, nhưng đến nay chỉ còn hai dòng họ vẫn giữ được nghề truyền thống là dòng họ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Và để góp phần níu giữ những phong vị dân gian của dòng tranh truyền thống đã tồn tại trên 500 năm này, cụ Nguyễn Đăng Chế đã cùng gia đình xây dựng Trung tâm lưu giữ và bảo tồn tranh Đông Hồ. Sau đây là những hình ảnh tại khu bảo tồn này:

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế bên bộ lịch tranh Đông Hồ năm Kỷ Sửu – 2009, với hình ảnh tiêu biểu của bức tranh Cưỡi trâu thổi sáo. Cụ Chế cho biết, riêng về tranh dân gian thì chỉ có duy nhất dòng tranh Đông Hồ là có tranh về con trâu, hình ảnh cưỡi trâu thổi sáo thể hiện thông điệp “Hà điệp cái thanh thanh”, cầu mong sự thanh bình luôn đến với mọi nhà.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế bên bản tranh ván gỗ Nghỉ ngơi

Nghệ nhân trẻ tỉ mỉ thực hiện từng đường nét trên tranh ván gỗ

Quét giấy điệp. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp, người ta nghiền nát vỏ con điệp trộn với hồ, rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên một màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng.

Giấy điệp sau khi quét xong phải được phơi khô thật kỹ. Rồi sau đó mới sử dụng vẽ hoặc in tranh.

Tranh được in xong cũng phải được phơi khô để màu tranh được đều, đẹp và sắc nét.

Một góc bộ sưu tập các bản khắc gỗ của gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Anh Nguyễn Đăng Tâm – con trai của cụ Chế - kiểm tra những bản khắc gỗ cổ gia truyền có gần 200 năm nay. Anh Tâm là một trong những người con kế tục cụ Chế trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống nổi tiếng của gia đình và đất nước mình.
Thiện Tâm – Hiền Nhi