• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tập huấn cho cự ly siêu dài

Những chiến binh siêu đường dài hay là những chặng Marathon trên không trung

Những chặng đua đường dài hay còn gọi là những chặng Marathon trên không trung đã tiến triển từ nguồn gốc của môn thể thao đua chim bồ câu ở châu Âu và mặc dù có rất nhiều người ưa chuộng các chặng bay nước rút và các cự ly trung bình, tuy nhiên vẫn còn điều gì đó rất tuyệt vời và tạo cảm xúc đặc biệt khi chào đón sự trở về nhà của con chim trong một cuộc đua mà chỉ có sức mạnh và ý chí của chúng mới làm được những điều tưởng chừng như bất khả thi. Chúng ta biết rằng với những cự ly siêu đường dài này có thể không có chim về trong ngày và chúng ta có thể phải chờ nhiều giờ hoặc ngày với những bất trắc do điều kiện thời tiết, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng có cái gì đó rất bí ẩn về những kinh nghiệm thu được. Và trong thực tế, thứ hạng giành được hay giải thưởng chỉ là thứ yếu và với nhiều người, không liên quan gì đến sự phấn khích khi nhìn thấy sự trở về của các con chim sau chặng bay dài cực khổ hàng vài trăm dặm với nhiều trở ngại đôi khi tưởng chừng kg thể vượt qua được. Liệu có môn thể thao nào khác có thể so sánh với điều này? Có lẽ là không!

Một ngàn bảy trăm sáu mươi mét là một khoảng cách, và khoảng cách này theo truyền thống được gọi là một dặm. Vì vậy, khoảng cách có thể được định nghĩa là chiều dài đo giữa hai điểm. Hoặc trong thể thao của chim bồ câu đua đo theo dặm hoặc mét giữa điểm thả chim bồ câu căn cứ nhà của chúng. Khoảng cách truyền thống trong môn thể thao này đã được chia nhỏ thành ba thể loại là cự ly ngắn, trung bình và dài. Những cự ly được kéo dài hơn những cự ly dài được gọi là siêu dài hoặc còn được gọi là Marathon ngày càng trở nên một phần của môn thể thao đua chim bồ câu trong thời gian gần đây.

Không có thoả thuận tổng quát hoặc chính thức nào trong việc phân chia 03 cự ly này, nhưng chúng cũng có thể được mọi người thống nhất như sau:
- Cự ly ngắn: từ 0 đến 200 dặm.
- Cự ly trung bình: từ 201 đến 400 dặm.
- Cự ly dài: từ 401 đến 600 dặm.
- Cự ly siêu dài (Marathon): trên 601 dặm.

Trong những điều kiện bay bình thường, các cự ly trên có thể là tổng quát, nhưng chúng ta cũng biết rằng nhiều vấn đề khác có liên quan rất khó đoán trước ví dụ như thời tiết thay đổi có thể biến một cuộc đua ở cự ly trung bình thành một cuộc đua đầy khó khăn và thử thách đối với lũ chim như khi chúng tham dự một chặng bay siêu dài. Để việc trao đổi thông tin rõ ràng hơn, bài viết này đề cập chủ yếu đến cự ly từ 401 đến 600 dặm.

Khi có dịp đọc về những nhà nuôi chim có tham gia đua các cự ly dài bên cạnh các cự ly ngắn và trung bình, họ thường giới thiệu chim của họ như giống chim bồ câu được cho rằng có khả năng bay và giành chiến thắng với mọi cự ly đua. Cũng như mọi thứ hay mọi loại động vật khác, đều có những cá nhân xuất sắc, trung bình và tệ hại, trong lịch sử của môn thể thao này cũng kg phải là ngoại lệ, đã có nhiều con chim nổi tiếng với những chiến tích lẫy lừng ở mọi chặng đua, nhưng sự thật là những con chim xuất sắc này có nguồn gốc từ một giống chim thuần chủng hay là sự lai tạo của nhiều giống chim thì vẫn là mối nghi ngờ chưa được giải toả. Tốc độ bay là một thành phần tối quan trọng trong các cự ly đua ngắn và trung bình, nhưng nó cũng là cần thiết trong cự ly dài hoặc siêu dài bên cạnh sức bền thể lực và sức mạnh ý chí của những con chim đua. Trong điều kiện thời tiết xấu hay kg thuận lợi thì sức bền thể lực sức mạnh ý chí sẽ là những yếu tố giúp các con chim vượt qua thử thách, nhưng tốc độ bay cũng là quan trọng giúp cho các con chim nhanh chóng rút ngắn thời gian về chuồng, nơi mà chúng có thể tiếp cận nguồn thức ăn cũng như sự nghỉ ngơi cần thiết.

Tôi đồng tình với ý kiến rằng sự phối ghép có chủ đích trong vòng 100 năm qua và đặc biệt trong 50 năm gần đây đã tạo ra những giống chim bồ câu đua với trí thông minh vượt trội. Khả năng trí óc thì quan trọng hơn khả năng cơ bắp. Ngay cả khi con chim có thể chất cực tốt nhưng kg có khả năng trí óc cần thiết, cụ thể là thiếu khả năng định hướng và mong muốn trở về căn cứ nhà mãnh liệt, con chim đó cũng sẽ là vô dụng trong môn thể thao này.

Vâng, khả năng cao trong việc định hướng bay, thị giác tốt, mong muốn trở về căn cứ nhà mãnh liệt, và sức bền bỉ thể lực là những gì chúng ta mong muốn thấy ở những con chim đua của mình. Trong thực tế, những con chim vô địch thường hội tụ đầy đủ các yếu tố này. Thông qua việc phối ghép có chọn lọc, các thế hệ sau càng phát triển hơn các nguồn gen quý giá này.

Những con chim non có nguồn gốc phù hợp với các chặng đua có cự ly dài và siêu dài phải là những con chim khoẻ mạnh, có khả năng cao trong việc định hướng bay và được tập huấn thường xuyên từ nhỏ để phát triển tối đa sức bền bỉ của cơ bắp cũng như khả năng ghi nhớ khu vực có căn cứ nhà. Nói cách khác, chúng phải được đưa vào một chương trình huấn luyện dài hạn được bắt đầu ngay từ những lần tự do bay quanh căn cứ nhà đến những lần tập huấn đầu tiên theo hành trình ngày càng xa theo hướng cần bay. Sau khi đạt đến cự ly tập huấn khoảng 20 dặm, chúng sẽ được cho tập huấn bay theo ba hướng còn lại cũng có cự ly 20 dặm từ điểm này để đảm bảo chúng có thể tìm đường về căn cứ nhà trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào mà khiến chúng kg thể duy trì đường bay thẳng như mong muốn. Tập huấn bay ba hướng còn lại là tạm ổn trong chương trình tập huấn, nhưng số lần tập huấn theo ba hướng này kg nhất thiết phải nhiều như số lần tập huấn theo hướng bay chính, thông thường là 06 lần cho cự ly 20 miles khi lũ chim non đã đánh vòng tốt và bay khá xa trong phạm vi căn cứ nhà của chúng. Trong 06 lần tập huấn theo hướng bay chính này, nhiều nhà nuôi chim đề xuất nên có chim lớn bay kèm lũ chim non, hoặc ít nhất cũng được 03 lần bay có chim lớn bay kèm để lũ chim non học hỏi kinh nghiệm. Lũ chim non sau đó được tập huấn xa hơn theo hướng bay chính, 03 lần tại mốc 40 dặm và 03 lần tại mốc 80 dặm mà kg có chim lớn bay kèm. Điều quan trọng khi huấn luyện chim non là sự đều đặn, một khi bạn đã bắt đầu chương trình, cần cho chúng bay liên tục.

Một số nhà nuôi chim còn muốn đảm bảo rằng lũ chim non nhận được kinh nghiệm bay và phát triển khả năng tách đám đông để tìm đường về căn cứ nhà, mặc dù có nhiều con chim siêu hạng kg hề được gửi dự đua khi chúng còn là chim non. Sau một hoặc hai lần được gửi đi đua, chim non được trở lại chương trình huấn luyện. Trong năm đầu tiên, cần đảm bảo rằng lũ chim non kg bị tập huấn tại những cự ly vượt quá 100 dặm cũng như kg tham dự những cuộc đua có cự ly dài hơn 150 dặm. Để đào tạo được những con chim có khả năng bay cự ly dài cũng như siêu dài, cần đảm bảo rằng lũ chim có đủ thời gian phát triển cần thiết cho cơ bắp cũng như trí óc, hoặc chúng sẽ gia nhập bầy chim hoang dã nếu chúng ta ép chúng phải bay những cự ly quá dài so với khả năng của chúng ngay khi chúng chỉ là những con chim non.

Sau khi lũ chim được 02 năm tuổi, chúng sẽ được tập huấn xa hơn với những cự ly trong khoảng cách từ 200 đến 350 dặm xen kẽ với những chặng tập huấn với cự ly 50 dặm, tối thiểu 30 lần tổng cộng. Sau khi được 03 năm tuổi lũ chim sẽ kg cần phải được tập huấn thường xuyên nữa, chỉ cần những chặng tập huấn với cự ly trong khoảng cách từ 50 đến 80 dặm vài lần trước cuộc đua chính để duy trì thể lực và vóc dáng. Với những con chim có nguồn gốc tốt cộng với 03 năm kinh nghiệm tập huấn, chúng hoàn toàn có khả năng chinh phục những cự ly dài và siêu dài.

{Bài viết được sưu tầm và lược dịch, chỉ mang giá trị tham khảo}
 
Top