• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tấn bi kịch mang tên...“dã thú”!

Hoangminh

Member
Bài 1:
Tấn bi kịch mang tên...“dã thú”!

Cập nhật lúc 07:19, Thứ Ba, 30/03/2010 (GMT+7)
,

– Ngay trong vườn cấm Quốc gia, tê tê vẫn dễ dàng bị thợ săn chột cổ. Ngay giữa khu dự trữ sinh quyển, mèo rừng vẫn dễ dàng bị thợ săn nã đạn. Còn thoát ra từ những chuồng thú “tù đày” nhiều con thú đánh mất bản năng lại phải rơi vào kiếp “tâm thần”…


TIN LIÊN QUAN

Gần đây, chỉ riêng tại TP.HCM đã có rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như rắn hổ chúa, cu ly, tê tê… được lực lượng Cảnh sát môi trường và Kiểm lâm giải thoát khỏi nạn buôn bán trái phép.

Song, tấn bi kịch của những loài thú quý hiếm này vẫn còn tiếp diễn trong những cánh rừng, những quán nhậu hạng sang, những căn chuồng nuôi nhốt - tù đày…

Chết vì mang tiếng cường dương

Một con tê tê bị gãy hai chân vì sập bẫy thợ săn, bác sĩ thú y của Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã cố gắng nhưng không níu kéo được sự sống của nó. Ảnh: H.Mến
Tê tê còn gọi là con trút. Dân gian truyền miệng vảy tê tê có thể trị độc, thịt và máu có tác dụng bồi bổ cho phụ nữ thể tạng yếu. Đặc biệt người ta còn đồn đoán đàn ông ăn thịt tê tê sẽ rất cường dương.

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định về những thông tin trên, nhưng không biết bao nhiêu con tê tê đã phải chết tức tưởi. Vụ 33 con tê tê được cảnh sát môi trường TP.HCM, giải cứu ở sân bay Tân Sơn Nhất mà VietNamNet đưa tin mới đây chỉ là số ít cá thể may mắn thoát khỏi “kiếp nạn” từ rừng vào quán nhậu.
Mặc dù Chính phủ cũng đã bảo vệ tê tê bằng cách xếp chúng vào nhóm IIB trong Nghị định 32 (nhóm động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) nhưng “tấn bi kịch” của đời tê tê vẫn chưa thể chấm dứt.
Anh Đỗ Ngọc Tuấn, một trong những nhân viên thông thạo đường rừng nhất ở vườn quốc gia Cát Tiên từng lắc đầu nói với chúng tôi: “Có ngày tôi phải phá 400 - 500 sợi dây mà người ta giăng trong rừng để bẫy thú”.
Số bẫy thú nhiều đến nỗi, đôi lúc thợ săn không nhớ hết vị trí mình đặt bẫy. Chúng tôi mãi nhớ hình ảnh một con chim lớn dính bẫy nhưng thợ săn quên gỡ khiến xác nó bị côn trùng rỉa rơ xương, kiểm lâm cũng không thể nhận diện đây là chim gì.

Một con chim bị dính bẫy ở Vườn quốc gia Cát Tiên nhưng thợ săn quên gỡ khiến xác bị côn trùng rỉa đến nỗi không thể nhận diện đây là chim gì. Ảnh: H.Mến Ban Quản lý Vườn quốc gia Cát Tiên ghi nhận được tại khu rừng này có khoảng 1.020 loài động vật, trong đó có 40 loài nằm trong sách đỏ (thú quý hiếm). Song công tác bảo tồn thú ở đây đang đối mặt với khó khăn do ngày càng có nhiều tay săn từ nơi khác đổ về.

Con về cõi âm, con lạc lối

Mèo rừng bị sát hại tại rừng Cần Giờ. Ảnh: H.Mến
Với hệ động thực vật đa dạng, quý hiếm, UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ (TP.HCM) là khu dự trữ sinh quyển của thế giới từ năm 2000. Đây được xem là không gian an toàn cho các loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, cách đây không lâu, khi chúng tôi đặt chân đến nơi này, lại chứng kiến hình ảnh một chú mèo rừng bị thợ săn nã đạn, sát hại một cách không thương tiếc.

Hạt Kiểm lâm Cần Giờ đã thu giữ tang vật là một cây súng và một chú mèo rừng bị bắn tóe máu. Hiện mèo rừng được xếp vào nhóm IB, nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại do có giá trị đặc biệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Nhưng mặc cho pháp luật bảo vệ và dân gian có hù dọa “ăn mèo nghèo 3 năm” những con mèo vẫn không thể né tấn bi kịch như những loài thú quý khác. Hiện chưa có cơ quan nào điều tra, thống kê về số lượng mèo rừng bị thợ săn sát hại đưa về bán cho các quán nhậu TP.HCM. Tuy nhiên, thực tế, đã từng có cả mèo rừng sống thoát khỏi bọn con buôn, trốn chạy trên đường phố Sài Gòn.

Một con mèo rừng sau khi trốn chạy tại giao lộ Trần Hưng Đạo – Ngô Quyền, quận 5 (TP.HCM) được phát hiện, đưa về Trung tâm cứu hộ. Ảnh. C.T.V

(Theo Nghị định 32 của Chính phủ, ở Việt Nam hiện có 151 loài được liệt vào danh sách động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, phân ra nhóm IB là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm 62 loài (chồn bay, mèo rừng, hổ, hươu vàng, hổ mang chúa, cu ly...), nhóm IIB là nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm 89 loài (cầy hương, cheo cheo, trăn đất, cá sấu hoa cà, cá sấu nước ngọt...).

Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP, cho biết buôn bán động vật hoang dã thuộc nhóm IB có thể bị phạt tù, nhóm IIB có thể phạt hành chính đến 450 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, có một thực tế đáng buồn là dân nhậu lại rất thích “nhúng đũa” vào những “món cấm”. Họ sẵn sàng bỏ ra số tiền hậu hĩ để trả cho chủ nhà hàng có “món cấm”. Và các chủ nhà hàng này cũng sẵn lòng trích lại số tiền không nhỏ để trả cho những người tàn sát thú quý.
  • Hoàng Mến
 
mấy người này dã man quá

mình thật sự rất đau lòng trước những cảnh này.mình nuôi 6 con chó,3 con mèo,tuy là loại vật,nhưng mình thấy chúng rất tình cảm,chúng rất thông minh,chúng biết buồn,biết giận,biết ganh tỵ,biết yêu thương chủ nhân.vậy tại sao cứ phải bắn giết đông vật chứ?chúng cũng biết sợ hãi,biết đau đớn mà.tước đoạt một sự sống bé nhỏ,không thể tự vệ.làm sao nhẫn tâm vậy chứ?chúng cũng có máu,cũng có da thịt như con người mà?giết một con vật được,thì tiến đến giết một con người đâu khó khăn gì đâu
 

Cún Mèo

Member
Mình căm thù những thằng ăn thịt thú rừng!

Mong thần rừng hiển linh, vật cho chúng nó dở sống dở chết, thân bại danh liệt...

Bọn súc sinh, giòi bọ.
 

Hoangminh

Member
Bài 2:Bi kịch của những con thú “tâm thần”

Bài 2:
Bi kịch của những con thú “tâm thần”

Cập nhật lúc 14:55, Thứ Tư, 31/03/2010 (GMT+7)
,

- Làm sao trở lại rừng khi mà những con gấu đã quên cách tìm thức ăn, những con khỉ cũng chẳng còn giữ được bản chất lanh lợi của dòng họ Tôn vốn có?
Những con gấu ngựa ì ục ôm thùng phi tập thể dục cho cơ thể săn chắc. Những con gấu chó mải miết đi tìm mật ong được giấu trong những hốc cây, hoặc vươn thân mình hái những chiếc lá chuối non được ai đó treo lủng lẳng trên đầu …
Đây là hình ảnh những con thú đang cố gắng tìm lại bản năng của mình sau nhiều ngày bị con người “đánh cắp”. Chúng ta có thể tận mắt chứng kiến những cảnh tượng như vậy ở Trung tâm cứu hộ gấu, tọa lạc ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Nơi hầu hết các con gấu đều do lực lượng kiểm lâm tịch thu đưa về từ các điểm nuôi nhốt trái phép, tại Việt Nam.

Đói lả cũng không biết tìm thức ăn

Gấu chó và gấu ngựa đều thuộc nhóm IB, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Tuy nhiên tình trạng “bỏ tù” gấu để lấy mật vẫn phổ biến. Ông Nguyễn Vũ Khôi, Giám đốc tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WAR, đơn vị tài trợ xây trung tâm cứu hộ gấu, cho rằng chính việc giam gấu triền miên trong những căn chuồng chật hẹp đã khiến gấu bị mất bản năng hoang dã, không thể leo cây, di chuyển nhanh lẹ tìm mồi.


Con gấu này không đủ sức để học bài leo thùng phi, luyện cơ bắp
WAR đã dùng lưới B40 rào quanh 1ha đất của Vườn quốc gia Cát Tiên, và thả hàng chục con gấu vào đây để giúp chúng lấy lại cảm giác rừng xanh. Các nhân viên của WAR cũng giấu thức ăn đâu đó để gấu tự tìm lấy. Tất cả việc này đều nhằm giúp gấu có thể không chết đói khi đơn độc trở lại rừng.

Song vẫn không ít những con gấu dù đói lả nhưng chẳng biết cách tìm thức ăn. Mặc dù thức ăn được nhân viên cứu hộ giấu cách nó chỉ vài mét. Thậm chí có con không nhấc chân nổi do trước đây suốt ngày ngồi một chỗ trong lồng nhốt Song, lo lắng lớn nhất của những chuyên gia cứu hộ gấu có lẽ là hội chứng “hiền quá đáng” ở gấu.


Nuôi nhốt lâu ngày đã làm gấu quên bản năng của loài thú. Một con gấu dù được thả ra tự nhiên nhưng vẫn vật vờ như bị tâm thần. Ảnh: Hoàng Mến

Nhiều con do nuôi làm kiểng ở các khu du lịch, mỗi ngày tiếp xúc hàng ngàn lượt người nên sinh ra vô cảm hoặc tâm trạng bất thường như bệnh nhân tâm thần. Có con chẳng buồn tự vệ khi các chuyên gia giả vờ đánh. “Bản năng sinh tồn yếu ớt, không biết khi trở lại rừng, chúng có bảo vệ được mình trước những tay thợ săn và cả những loài thú dữ khác không?” - các nhân viên cứu hộ lo lắng.

Thất vọng với … “Tôn Ngộ Không”

Chúng tôi từng được một bác sĩ thú y ở Vườn quốc gia Cát Tiên dẫn đi thăm một con khỉ mặt đỏ đang điều trị tại đây. Con này ốm nhách, lông nhiều chỗ mọc không nổi, ánh mắt đờ dại, đi lại lững thững như người tâm thần. Theo vị bác sĩ này, khỉ sống ngoài tự nhiên phải kiếm đồng loại để ghép bầy. Tuy nhiên “phong độ” của con khỉ mặt đỏ lại xuống cấp trầm trọng nên chưa đủ sức cuốn hút bạn tình! Và sức khỏe của nó cũng chưa thể bay nhảy, chuyền cành theo tiếng gọi của đồng loại.


Những con khỉ, con vượn được đưa về trung tâm cứu hộ trong trạng thái "nửa tỉnh nửa mê", mất hết bản năng lanh lẹ vốn có. Ảnh: H.Mến
Theo lời kể của các nhân viên đang làm việc tại Vườn quốc gia Cát Tiên, rất nhiều con khỉ đã phục hồi “công lực”, được nhân viên đem thả vào rừng. Nhưng chúng vẫn lẽo đẽo chạy theo chân của các nhân viên. “Chẳng biết chúng chưa đủ tự tin để về rừng hay chúng còn quen hơi người”, một nhân viên nói.

Để thu ngắn hành trình trở lại tự nhiên của dòng họ Tôn Ngộ Không, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM nhiều năm qua đã tích cực vận động các hộ dân có nuôi nhốt khỉ, vượn, vọc hãy nhanh chóng bàn giao để chi cục phóng thích chúng. Tuy nhiên số lượng các hộ dân thực hiện theo tiếng gọi của lực lượng kiểm lâm trong một hai năm trở lại đây chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

  • Hoàng Mến
 

Hoangminh

Member
Bài 3:
Thú hiếm cuốn về rừng rồi lại chồm vào chốn chai lọ!
Cập nhật lúc 07:06, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+7)
, – Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2010, Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi (TP.HCM) đã tiếp nhận 150 động vật hoang dã (ĐVHD), trong đó có những loài cực kỳ quý hiếm, nguy cấp như rắn hổ mang chúa, culy, chim cao cát…


TIN LIÊN QUAN
Bi kịch của những con thú “tâm thần”
Tấn bi kịch mang tên...“dã thú”!



Có lẽ ai cũng biết, ĐVHD ở rừng sau khi bị bắt phần lớn được chuyển về các nhà hàng, quán nhậu ở các thành phố để tiêu thụ. Thế nhưng việc khoanh vùng các nhà hàng, quán nhậu “VIP” để xử phạt vẫn chưa được thực hiện quyết liệt.

TP.HCM: điểm tiêu thụ thú cực lớn

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Vũ Khôi, Giám đốc điều hành Tổ chức Bảo tồn ĐVHD thế giới tại Việt Nam, nói:

TP.HCM không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là điểm trung chuyển ĐVHD lớn do có đường biển, đường bộ, đường hàng không thuận lợi. Các đường dây cung cấp ĐVHD quý hiếm hoạt động ngày càng tinh vi.

Phóng viên: Vậy ông nhận định thế nào về tình hình buôn bán ĐVHD ở TP.HCM hiện nay?

Ông Nguyễn Vũ Khôi: Trong 3 tháng đầu năm 2010, Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi (TP.HCM) đã tiếp nhận được 150 ĐVHD, trong đó có những loài nguy cấp, cực kỳ quý hiếm như rắn hổ mang chúa, culy, chim cao cát… Số động vật rừng này chủ yếu được lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường tịch thu từ những vụ buôn bán trái phép, một số ít từ các các hộ nuôi thú cưng.


Trong thực đơn, nhiều nhà hàng ở TP.HCM quảng cáo cả món rắn hổ mang chúa- ĐVHD cực kỳ quý hiếm thuộc nhóm nguy cấp. Nhân viên một nhà hàng ở TP.HCM đem rắn hổ mang giết thịt tại bàn cho thực khách "thưởng ngoạn". Ảnh: Nhật Tân.


Tính từ năm 2004 đến nay, các loài động vật rừng thuộc nhóm bò sát ( rắn, rùa…) được đưa về Trung tâm cứu hộ Củ Chi trong các năm hầu như không tăng, giảm đáng kể.

Nếu chỉ căn cứ vào số lượng ĐVHD tiếp nhận rất khó để có thể nhận định tình trạng mua bán ĐVHD tăng hay giảm. Song có một điều có thể nhận ra là các chủ nhà hàng, quán nhậu biết rõ việc mua bán ĐVHD là vi phạm pháp luật. Vì thế họ không trưng hàng ra như trước kia mà nhốt, giấu ở nơi khác. Chỉ khi nào có khách gọi họ mới mang thú ra.

“Đại gia” thích xơi thịt rừng

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về công tác kiểm tra, xử phạt các nhà hàng, quán nhậu bán ĐVHD ở TP.HCM ?

Ông Nguyễn Vũ Khôi: Theo tôi biết, hiện nay Chi cục Kiểm lâm TP.HCM có đội cơ động làm nhiệm vụ kiểm tra các nhà hàng, quán nhậu bán thịt ĐVHD. Song đội này chỉ có 3 người, vì thế, số nhà hàng bán ĐVHD bị phát hiện, xử phạt rất ít.

Trong khi đó, để có ĐVHD cung cấp thường xuyên cho các nhà hàng, quán nhậu phải có những “đại lý” tập trung hàng với số lượng lớn. Và để thịt thú rừng từ rừng về quán nhậu buộc phải có cả một đường dây hoạt động chuyên nghịêp.

Phóng viên: Các chủ nhà hàng, quán nhậu, người buôn bán ĐVHD khi bị phát hiện, họ đều khai là chỉ mua thú trôi nổi trên thị trường. Ở TP.HCM hầu như chưa có vụ buôn bán ĐVHD nào được truy xét đến cùng. Do đó, các đường dây cung cấp ĐVHD vẫn chưa bị phá vỡ, ông có thấy như vậy không?


Hai con rái cá - ĐVHD quý hiếm, nguy cấp vừa được cảnh sát môi trường và Kiểm lâm TP.HCM giải thoát khỏi một hộ dân ở quận Gò Vấp. Ảnh: Nhật Tân.


Ông Nguyễn Vũ Khôi: Đúng là các lực lượng chức năng chưa truy xét, điều tra đến cùng để phá vỡ các đường dây cung cấp ĐVHD số lượng lớn và xử lý thích đáng những người vi phạm.

Ngoài ra, theo tôi cũng cần có quy định xử phạt cả những người ăn thịt ĐVHD. Có thể nói những người ăn thịt ĐVHD ở các nhà hàng, quán nhậu là những người giàu có, có địa vị trong xã hội. Họ biết rất rõ các chủ nhà hàng mua bán ĐVHD là bất hợp pháp nhưng họ vẫn cứ ăn.

Dùng hình thức tuyên truyền đối với những đối tượng này rất khó có hiệu quả. Cách tốt nhất là xử lý bằng pháp luật. Có thể bắt những người ăn thịt ĐVHD phải lao động công ích chẳng hạn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những chế tài này.

Giải thoát chỗ này, bị tóm chỗ khác!

Phóng viên: ĐVHD sau khi được giải thoát khỏi quán nhậu, được cứu hộ và thả về rừng nhưng chúng có thể bị bắt rồi lại được đưa về quán nhậu. Vậy công tác cứu hộ có trở nên vô nghĩa không, thưa ông?

Ông Nguyễn Vũ Khôi: Hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện gắn chip để theo dõi sau khi được thả về rừng các con thú sẽ sống ra sao. Tuy nhiên, để tránh bị bắt lại, chúng tôi cố gắng đưa chúng đến những nơi rất khó phát hiện…



Sau khi được giải thoát ở sân Tân Sơn Nhất, những con tê tê này được cứu hộ và thả về rừng. Nhưng chẳng thể nào biết được chúng sẽ sống ra sao, có bị bắt lại hay không? (Ảnh do Tổ chức Bảo tồn ĐVHD thế giới tại Việt Nam, cung cấp)

Trước khi thả thú về rừng, cơ quan cứu hộ sẽ kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo chúng có thể hoà nhập với điều kiện tự nhiên. Còn thực tế, chúng có bị bắt lại hay không phụ thuộc vào các lực lượng có chức năng bảo vệ động vật rừng như kiểm lâm …

Cuộc chiến chống lại nạn “tàn sát ĐVHD” không thể thực hiện thành công ngay mà cần có thời gian lâu dài. Tôi nghĩ chương trình này nên được đưa vào trường học để giáo dục các em học sinh. Hiện một số trường Quốc tế cấp Tiểu học ở TP.HCM thỉnh thoảng cũng tổ chức cho học sinh tham quan Trung tâm cứu hộ ĐVHD ở Củ Chi. Qua đó, cũng góp phần giáo dục các em có ý thức bảo vệ ĐVHD.

Xin cảm ơn ông!

•Nhật Tân (thực hiện)
 

yeucho89

Member
càng đọc càng thấy buồn.Con người chẳng bao giờ chân trọng những gì mình đang có,đến khi mất đi rồi mới hối tiếc,mới kêu gọi bảo vệ này nọ kia.
 
Cái bọn này sao lại ác thế không biết!làm cho mấy con thú tội nghiệp đau đớn trước khi chết.
 
Top