• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tại sao hồng hạc đứng một chân?

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Đó là một trong những bí ẩn khó hiểu nhất của thiên nhiên và khiến các nhà sinh học thắc mắc. Có nhiều lý thuyết đã được đưa ra nhưng chẳng nhà khoa học nào giải thích được một cách xác thực lý do của thế đứng lạ lùng này.

Ảnh: Pixdaus.com​

Giờ đây, sau một thời gian dài nghiên cứu loài chim hồng hạc tại Caribê, hai chuyên gia thuộc Đại học Thánh Joseph (Mỹ) tin rằng họ đã tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Hồng hạc phải đứng một chân để điều hòa thân nhiệt. Để có được kết luận này, các nhà khoa học đã phải tìm hiểu và đánh giá liệu đứng một chân có phải là cách để hồng hạc đỡ mỏi, hoặc giúp loài chim này nhanh chóng tránh thoát kẻ thù, hay là rút ngắn thời gian bay. Họ đã loại bỏ mọi lý thuyết trên và đồng thời cũng lưu ý rằng hồng hạc cũng chẳng để ý đến chuyện chọn chân nào để đứng. Cuối cùng, hai nhà nghiên cứu phát hiện hồng hạc thường đứng một chân khi ở dưới nước. Điều này cho phép chúng mất ít thân nhiệt hơn bằng việc nhúng cả hai chân vào trong nước.

Thanh Niên
 

trangphuong

Active Member
Tại sao chim hồng hạc đứng một chân




(VFEJ) - Một trong những điều đơn giản nhất nhưng cũng là một điều bí ẩn nhất chưa giải thích được trong tự nhiên rằng tại sao chim hồng hạc thích đứng một chân?

Câu hỏi này đều được các nhà sinh học và các khách tham quan sở thú nêu ra; tuy đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng, đến nay, vẫn chưa có một giải thích cuối cùng nào.








Duy trì sự mát mẻ hoặc giữ ấm?




Ngày nay, sau khi tổ chức một cuộc nghiên cứu thấu đáo về loài chim hồng hạc vùng Caribê (Caribbean) được nuôi nhốt, hai nhà khoa học tin rằng cuối cùng họ đã có câu trả lời cho câu hỏi này. Hai ông cho rằng chim hồng hạc đứng một chân là để điều hòa nhiệt độ cơ thể của chúng.




Matthew Anderson và Sarah Willians là những nhà tâm lý học so sánh của Đại học Saint Joseph ở Philadelphia, Mỹ, quan tâm đến việc nghiên cứu sự tiến hóa của tập tính.




Anderson phát biểu: “Chim hồng hạc thu hút sự chú ý của tôi bởi nhiều lý do khác nhau”.




“Nói về mặt khoa học, bản tính sống thành đàn ở mức độ cao của chim hồng hạc đã khiến chúng trở thành loài tiêu biểu cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của quần thể lên tập tính”. “Nói về mặt nghệ thuật, chim hồng hạc là loài chim lớn, đẹp và mang tính hình tượng”.




“Có lẽ, quan trọng nhất là, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra nghiên cứu được tiến hành trên chim hồng hạc mang tính kinh nghiệm, hướng đến giả thuyết và ít hệ thống đến như thế“.




Ý kiến một bên





Nghiên cứu của Anderson và William bắt đầu bằng việc tìm hiểu thói quen sử dụng một bên ở chim hồng hạc: chúng không cho thấy bất kì sự ưu tiên sử dụng bên nào của cơ thể để thực hiện những công việc khác nhau, như là con người có thể thuận tay phải hoặc tay trái.







Chim hồng hạc không thích nghỉ ngơi trên một chân hơn những loài khác. Tuy nhiên, hầu hết chim hồng hạc thích nghỉ ngơi với đầu nghiêng sang phải. Những con chim hồng hạc thích nghỉ ngơi với đầu nghiêng sang trái có vẻ dễ bị lôi cuốn vào những cuộc chạm trán hung hãn với các con chim khác. Điều này ủng hộ cho ý kiến về việc thuận tay phải hay nghiêng đầu qua phải sẽ đẩy mạnh sự gắn kết trong bầy đàn chim hồng hạc.






Họ thấy chim hồng hạc thích nghỉ ngơi với đầu được để một bên hơn so với bên kia, và bên mà hồng hạc nghiêng đầu qua sẽ quyết định mức độ gây hấn của nó với những con khác trong đàn.




Điều này khiến các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ về việc chim hồng hạc cũng thích đứng trên chân này hơn chân kia và, từ đó, tại sao chúng đứng một chân, thử nghiệm theo kinh nghiệm câu hỏi này cho lần đầu tiên.




Để nghiên cứu, Anderson và Williams dành vài tháng để quan sát tập tính của chim hồng hạc vùng Caribe được nuôi nhốt (Phoenicopterus ruber) ở Vườn thú Philadelphia tại Pennsylvania, và mỗi con chim đều được mang một dải băng để nhận dạng.




Đầu tiên, họ kiểm tra việc đứng một chân có giúp làm giảm sự mệt mỏi của chân chim hay giúp chim hồng hạc tránh các loài động vật ăn thịt một cách nhanh chóng hơn bằng cách rút ngắn thời gian cất cánh.




Cả hai giả thuyết được đề xuất như là lý do cho việc nghỉ ngơi trên một chân ở chim hồng hạc.




Các nhà khoa học đã bác bỏ hai giả thuyết về lợi ích của việc đứng một chân, vì nghiên cứu của họ cho thấy chim hồng hạc phải mất nhiều thời gian hơn và đó mất nhiều năng lượng để di chuyển về phía trước sau khi nghỉ ngơi trên một chân so với sau khi nghỉ ngơi trên hai chân.




Chim hồng hạc cũng không cho thấy có sự ưu tiên đứng trên chân nào hơn. Việc đứng một chân cũng không giúp chim hồng hạc giữ thăng bằng trong điều kiện có gió, như một ý kiến khác đã đưa ra.




Giảm nhiệt khi lội nước





Tuy nhiên, theo báo cáo trong tạp chí Sinh học Động vật, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy chim hồng hạc khi đứng trong nước rất thích đứng trên một chân hơn khi đứng trên đất liền.




"Bởi vì nước vẫn luôn lấy đi thân nhiệt nhiều hơn, kết quả này chứng minh cho giả thuyết điều hòa nhiệt độ", Anderson nói.




Tóm lại, những con chim đứng trên một chân để bảo tồn nhiệt độ cơ thể. Nếu chúng cho hai chân vào trong nước, chứ không phải một chân, chúng sẽ bị mất nhiều nhiệt hơn là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi chúng dùng quá nhiều thời gian để lội nước.




Anderson khẳng định: "Các kết quả cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng điều hòa nhiệt độ là một chức năng cơ bản của sự nghỉ ngơi trên một chân của chim hồng hạc".




Chúng cũng có thể luân phiên thay đổi chân mà chúng đứng để tránh một chân trở nên quá lạnh.




Anderson nói thêm: "Nếu cứ đứng trên một chân không thay đổi, chúng có nguy cơ bị mất thân nhiệt nhiều hơn và có khả năng mô bị phá hủy do lạnh".




Các nhà nghiên cứu cũng đã không để ý đến một số giả thuyết kỳ quặc hơn, ví dụ giả thuyết cho rằng đứng trên một chân sẽ giúp máu chim hồng hạc lưu thông tốt hơn bằng cách hạn chế ảnh hưởng của trọng lực trên hệ thống tuần hoàn của chúng. Nhưng họ không loại bỏ ý tưởng rằng có thể có thêm các lợi ích cũng như bảo toàn thân nhiệt.




Anderson phát biểu, "Với lối sống lội nước của chim cao cẳng, có thể việc nghỉ ngơi trên một chân cũng giúp chim hồng hạc giảm sự lo lắng về nấm hoặc vật ký sinh".




Các loài chim khác, chẳng hạn như diệc, cò, vịt và nhiều loài khác cũng thường đứng trên một chân trong nước, có thể do cùng một lý do như chim hồng hạc. Nhưng vì chim hồng hạc có xu hướng mất nhiều thời gian cho việc kiếm ăn trong nước bằng bộ lọc hơn những con chim khác, điều này vẫn còn phải nghiên cứu.




Thảo Nguyên (theo BBC)
 
Top