kanamura_husky
New Member
Tôtem sói
CHƯƠNG 1
[I[[I/]"Tộc khuyển nhung tự nhận tổ tiên của họ là hai con sói trắng, tôtem của họ là chó"[/I]
(Phạm Văn Lan-Trung Quốc thông sử giản biên, tập 1)
"Chu Mục Vương chinh phạt Khuyển Nhung, đem về bốn sói trắng, bốn hươu trắng."
(Hán thư- Hung Nô truyện)
Khi Trần Trận phục rong hố tuyết dùng ống nhòm đơn chộp đưôc một con sói gộc vào trong ống kinh, cậu thấy ánh mắt của con sói Mông Cổ nhọn như mũi dùi thép. Khắp người nổi da gà, áo sơ mi bị đội lên, gần như không dính vào da thịt. Có ông già Pilich ở bên, lần này Trần Trận không đến nỗi hồn vía lên mây, nhưng mồ hôi lạnh cứ túa ra từ các lỗ chân lông, áo ướt đẫm. Tuy lên thảo nguyên đã hai năm, nhưng cậu vẫn sợ sói gộc và sói đàn. Trong núi sâu, xa lều trại, đàn sói đông đeốn như thế, hơi thở của cậu cũng run. Trần Trận và ong già Pilich lúc này tay không súng, không mác, hông thòng lọng bắt ngựa, thậm chí ngay cả chiếc bàn đạp bằng sắt cũng không. Hai người chỉ mỗi hai cây roi, lỡ ra bọn sói ngưởi thấy hơi người, chắc chắn cả hai chầu trời sớm. Trần Trận thở hổn hển, quay sang nhìn ông già. Ông quan sát vòng vây của bọn sói bằng chiếc ống nhòm đơn. Ông kìm gọng, nói khẽ: Cậu nhát như thỏ đế, chẳng khác lũ cừu tí nào! Người Hán các cậu sợ sói từ trong máu, nếu không, sao cứ đến thảo nguyên là bại trận? Thấy Trần Trận không nói gì, ông khẽ nạt: Lần này thì đừng có cuống lên, phải quan sát động tĩnh, bọn sói không rững mỡ đùa nghịc cho vui đâu. Trần Trận gật đầu, cậu bốc một nắm tuyết nắm chặt, tuyết trong tay cậu đóng thành băng.
Dốc núi chênh chếch phía trước mặt, đàn dê vàng đông đúc tranh thủ bứt cỏ vẫn đề cao cảnh giác, nhưg hình như chúng chưa phát hiện ra âm mưu của sói. Một đầu của vòng cung bao vây ngày càng tới gần chỗ nấp của hai người. Trần Trận không dám cử động, cậu cảm thấy như bị đóng băng.
Đây lá lần thứ hai Trần Trận gặp đàn sói lớn như thế trên thảo nguyên. Lúc này, nỗi kinh hoàng khi lần thứ nhất gặp đàn sói khiến toán thân cậu run rẩy. Cậu tin rằng, bất cứ người Hán nào gặp cảnh ngộ như cậu mà gan mật không bị tồn thương thì chớ kể.
Cách đây hai năm, khi Trần Trận từ Bắc Kinh về lao động ở mục trường vùng biên này đã là cuối tháng 11, đây đó tuyết trắng mênh mông. Chưa có lều cấp cho thanh niên trí thức, Trần Trận đến ở cùng gia đình ông già Pilich, đả nhiệm việc chăn cừu. Hơn tháng sau, một hôm cùng ông già lên Ban Quản Lý mục trưiờng xa hơn 80 cây số nhận tai liệu học tập, nhân tiện mua sắm ít dồ nhật dụng. Lúc ra về, Ông già là uỷ viên Uỷ ban cách mạng mục trường phải ở lại họp đột xuất, nhưg tài liệu thì mục trường chỉ thị phải đem về ngay, không được để chậm. Trần Trận đành ra về một mình. Ông già đổi cho cậu con ngựa ô cao lớn của ông, nó vừa chạy nhanh vừa thuộc đường. Ông dặn đi dặn lại là không được đi dường tắt, cứ đường lớn mà đi, dọc đường hai ba mươi dặm lại có mốt lều dân, sẽ không xảy ra chuyện gì.
Trần Trận lên yên, lập tức cảm thấy sức mạnh tràn trề của con ngựa Mông Cổ thượng thặng, liền nảy ra cái ý phóng thật nhanh. Vừa lên đầu dốc, ngó thấy đỉnh Sacanôla, nơi trú ngụ của đại đội, cậu liền quên béng lời dặn của ông già, bỏ copn đường vòng dài hai mươi cây số, chạy theo đường tắt thẳng về đại đội cho nhanh.
Trời mỗi lúc mỗi lạnh, đi nửa đường thì có lẽ bị rét, mặt trời run rẩy lẩn xuống dưới đường chân trời. Hơi lạnh từ mặt tuyết dâng lên, vạt áo da cứng ngắc. Trần Trận co duỗi cánh tay, khuỷu tay và kích áo kêu sột ssoạt. Một lớp trắng hư sương muối phủ kín mình con ngựa ô, chân lún trong tuyết dày, con ngựa chạy chậm dần. Đồi núi nhấp nhô, cái nọ tiếp cái kia, nhìn khắp không thấy một sợi khói bếp. Con ngựa vẫn chạy nước kiệu, nó chưa mệt, nước chạy ổn định, người cưỡi không bị lắc. Trần Trận buông lỏng dây cương, mặc cho con ngựa tự điều chỉnh tốc độ và hướng chạy. Cậu bỗng chột dạ không hiểu chuyện gì cụ thể. Cậu sợ con ngựa lạc đường, sợ trời trở chứng, sợ bão tuyết, sợ chết cóng trên thảo nguyên, nhưng còn nỗi sợ nữa mà cậu quên: Sợ sói. Sắp đến một cái khe. Con ngựa ô dọc đường hoạt bát nhanh nhẹn, tai đảo bốn phía dò động tĩnh bỗng dừng phắt. Nó nhìn như đóng đinh vào cái khe và bắt đầu khịt mũi, bước chân rối loạn.Đây là lần đầu Trần Trận một mình một ngựa chạy đường trường trên thảo nguyên, cậu không biết sự nguy hiểm đang rình rập phía trước. Con ngựa ô nở to cánh mũi, mắt trợn tròn, tự động đổi hướng. Nó định tránh đường, nhưng Trần Trận không hiểu ngựa, cậu gò cương bắt nó chạy theo hướng cũ. Nước kiệu con ngựa càng rối, trở thành nửa chạy nửa lắc, vậy mà tiếng vó thì lại rất khoẻ, có thể chuyển sang nước đại bất cứ lúc nào. Trần Trận hiểu rằng mùa đông phải dữ sức cho ngựa nên gò cương không cho nó chạy vụt lên.
Con ngựa thấy hàng loạt cảnh báo mà không có tác dụng, bèn quay lại ngoạm ủng da trên chân cậu. Nhìn vào ánh mắt sợ hãi của con ngựa, Trần Trận cảm thấy hình như có sự nguy hiểm. Nhưng lúc này thì đã muộn,con ngựa đã run rẩy bước vào khe thẳm hinh phễu.
Khi nhìn vào trong khe, Trần Trận xuýt ngã ngựa. Trong ánh hoàng hôn, một đàn sói Mông Cổ vàng rực, sát khí đằng đằng đang đức trên một đồi tuyết cách khỏng hai mươi mét. Tát cả đều nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng, tia mắt nư những chùm lông nhím bay về phía cậu. Phía gần nhất là mấy con sói gộc, lớn như báo gấm, to gấp đôi, cao gấp rưỡi, dài bằng một thân rưỡi những con sói trong vườn thú Bắc Kinh. Lúc này những con đang ngồi đức vụt cả dậy, đuôi dũi thẳng như lưỡi lê tuốt khỏi vỏ, như cánh cung từ trên cao chĩa xuống, chuẩn bị một cuộc xung sát. Những con ói gộc vây quanh con sói chúa lông trắng, nhưng cổ, ức và bụng thì lại màu xám tro sáng như bạch kim, đầy vẻ dữ dằn. Đàn sói không dưới 40 con. Sau này, khi Trần Trận kể lại cách bài binh bố trân của bầy sói cho ông Pilich, ông dùng ngón tay trỏ gạt mồ hôi trán rói bảo, có đến 8 phần là đàn sói đang học, chúng đang phân công tập kích một đàn ngựa sau núi. May mà sói khi ấy không đói. Sói đói thì lông không phát sáng.
Trong một thoáng, Trần Trân mất sạch cảm giác. Cái dấu hiệu cúi cùng mà cậu biết được là tiếng động rủn người như hai đồng bạc trắng đập vào nhau, chắc chắn dó là tiếng va chạm của hồn vía cậu va đập vào thiên linh cái khi thoát ra khỏi đầu. Cậu cảm thấy dễ mười mấy giây sinh mạng của cậu đã đứa đoạn, chỉ còn là cái xác không hồn. Cậu sở dĩ không ngã vì con ngựa cậu đang cưỡi không phải là con ngựa thường. Nó là một con ngựa săn niổ tiếng, trưởng thành qua hàng trăm trận chiến đấu với sói.
Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc, con ngựa trở lại bình tĩnh đến ngạc nhiên. Nó làm ra vẻ không thấy đàn sói, hoặc ra cái điều ngẫu nhiên bắt gặp đàn sói đang tụ tập, tiếp tục chậm rãi bước tới như một khách qua đường. Nó tỏ ra gan lì, bước chân đĩnh đạc không rụt rè, cũng không dướp đường mà chạy, mà như một diễn viên thượng thặng đội cốc pha lê trên đầu, nó điều chỉnh nhịp đi sao cho uyển chuyển sao cho người trên lưng không ngã xuống làm mồi cho sói.
Có lẽ do dũng khí và sự thông mjinh của con ngựa mà hồn vía Trần Trận lại trở về với cậu. Cũng có thể Trần Trận được trời rủ lòng thương, trả lại linh hồn và thổi vào đấy lòng tin và nghị lực. Khi thể xác nhận lại hồn vía, cậu coi như từ cõi chết trở về, điềm tĩnh đến ngạc nhiên

CHƯƠNG 1
[I[[I/]"Tộc khuyển nhung tự nhận tổ tiên của họ là hai con sói trắng, tôtem của họ là chó"[/I]
(Phạm Văn Lan-Trung Quốc thông sử giản biên, tập 1)
"Chu Mục Vương chinh phạt Khuyển Nhung, đem về bốn sói trắng, bốn hươu trắng."
(Hán thư- Hung Nô truyện)
Khi Trần Trận phục rong hố tuyết dùng ống nhòm đơn chộp đưôc một con sói gộc vào trong ống kinh, cậu thấy ánh mắt của con sói Mông Cổ nhọn như mũi dùi thép. Khắp người nổi da gà, áo sơ mi bị đội lên, gần như không dính vào da thịt. Có ông già Pilich ở bên, lần này Trần Trận không đến nỗi hồn vía lên mây, nhưng mồ hôi lạnh cứ túa ra từ các lỗ chân lông, áo ướt đẫm. Tuy lên thảo nguyên đã hai năm, nhưng cậu vẫn sợ sói gộc và sói đàn. Trong núi sâu, xa lều trại, đàn sói đông đeốn như thế, hơi thở của cậu cũng run. Trần Trận và ong già Pilich lúc này tay không súng, không mác, hông thòng lọng bắt ngựa, thậm chí ngay cả chiếc bàn đạp bằng sắt cũng không. Hai người chỉ mỗi hai cây roi, lỡ ra bọn sói ngưởi thấy hơi người, chắc chắn cả hai chầu trời sớm. Trần Trận thở hổn hển, quay sang nhìn ông già. Ông quan sát vòng vây của bọn sói bằng chiếc ống nhòm đơn. Ông kìm gọng, nói khẽ: Cậu nhát như thỏ đế, chẳng khác lũ cừu tí nào! Người Hán các cậu sợ sói từ trong máu, nếu không, sao cứ đến thảo nguyên là bại trận? Thấy Trần Trận không nói gì, ông khẽ nạt: Lần này thì đừng có cuống lên, phải quan sát động tĩnh, bọn sói không rững mỡ đùa nghịc cho vui đâu. Trần Trận gật đầu, cậu bốc một nắm tuyết nắm chặt, tuyết trong tay cậu đóng thành băng.
Dốc núi chênh chếch phía trước mặt, đàn dê vàng đông đúc tranh thủ bứt cỏ vẫn đề cao cảnh giác, nhưg hình như chúng chưa phát hiện ra âm mưu của sói. Một đầu của vòng cung bao vây ngày càng tới gần chỗ nấp của hai người. Trần Trận không dám cử động, cậu cảm thấy như bị đóng băng.
Đây lá lần thứ hai Trần Trận gặp đàn sói lớn như thế trên thảo nguyên. Lúc này, nỗi kinh hoàng khi lần thứ nhất gặp đàn sói khiến toán thân cậu run rẩy. Cậu tin rằng, bất cứ người Hán nào gặp cảnh ngộ như cậu mà gan mật không bị tồn thương thì chớ kể.
Cách đây hai năm, khi Trần Trận từ Bắc Kinh về lao động ở mục trường vùng biên này đã là cuối tháng 11, đây đó tuyết trắng mênh mông. Chưa có lều cấp cho thanh niên trí thức, Trần Trận đến ở cùng gia đình ông già Pilich, đả nhiệm việc chăn cừu. Hơn tháng sau, một hôm cùng ông già lên Ban Quản Lý mục trưiờng xa hơn 80 cây số nhận tai liệu học tập, nhân tiện mua sắm ít dồ nhật dụng. Lúc ra về, Ông già là uỷ viên Uỷ ban cách mạng mục trường phải ở lại họp đột xuất, nhưg tài liệu thì mục trường chỉ thị phải đem về ngay, không được để chậm. Trần Trận đành ra về một mình. Ông già đổi cho cậu con ngựa ô cao lớn của ông, nó vừa chạy nhanh vừa thuộc đường. Ông dặn đi dặn lại là không được đi dường tắt, cứ đường lớn mà đi, dọc đường hai ba mươi dặm lại có mốt lều dân, sẽ không xảy ra chuyện gì.
Trần Trận lên yên, lập tức cảm thấy sức mạnh tràn trề của con ngựa Mông Cổ thượng thặng, liền nảy ra cái ý phóng thật nhanh. Vừa lên đầu dốc, ngó thấy đỉnh Sacanôla, nơi trú ngụ của đại đội, cậu liền quên béng lời dặn của ông già, bỏ copn đường vòng dài hai mươi cây số, chạy theo đường tắt thẳng về đại đội cho nhanh.
Trời mỗi lúc mỗi lạnh, đi nửa đường thì có lẽ bị rét, mặt trời run rẩy lẩn xuống dưới đường chân trời. Hơi lạnh từ mặt tuyết dâng lên, vạt áo da cứng ngắc. Trần Trận co duỗi cánh tay, khuỷu tay và kích áo kêu sột ssoạt. Một lớp trắng hư sương muối phủ kín mình con ngựa ô, chân lún trong tuyết dày, con ngựa chạy chậm dần. Đồi núi nhấp nhô, cái nọ tiếp cái kia, nhìn khắp không thấy một sợi khói bếp. Con ngựa vẫn chạy nước kiệu, nó chưa mệt, nước chạy ổn định, người cưỡi không bị lắc. Trần Trận buông lỏng dây cương, mặc cho con ngựa tự điều chỉnh tốc độ và hướng chạy. Cậu bỗng chột dạ không hiểu chuyện gì cụ thể. Cậu sợ con ngựa lạc đường, sợ trời trở chứng, sợ bão tuyết, sợ chết cóng trên thảo nguyên, nhưng còn nỗi sợ nữa mà cậu quên: Sợ sói. Sắp đến một cái khe. Con ngựa ô dọc đường hoạt bát nhanh nhẹn, tai đảo bốn phía dò động tĩnh bỗng dừng phắt. Nó nhìn như đóng đinh vào cái khe và bắt đầu khịt mũi, bước chân rối loạn.Đây là lần đầu Trần Trận một mình một ngựa chạy đường trường trên thảo nguyên, cậu không biết sự nguy hiểm đang rình rập phía trước. Con ngựa ô nở to cánh mũi, mắt trợn tròn, tự động đổi hướng. Nó định tránh đường, nhưng Trần Trận không hiểu ngựa, cậu gò cương bắt nó chạy theo hướng cũ. Nước kiệu con ngựa càng rối, trở thành nửa chạy nửa lắc, vậy mà tiếng vó thì lại rất khoẻ, có thể chuyển sang nước đại bất cứ lúc nào. Trần Trận hiểu rằng mùa đông phải dữ sức cho ngựa nên gò cương không cho nó chạy vụt lên.
Con ngựa thấy hàng loạt cảnh báo mà không có tác dụng, bèn quay lại ngoạm ủng da trên chân cậu. Nhìn vào ánh mắt sợ hãi của con ngựa, Trần Trận cảm thấy hình như có sự nguy hiểm. Nhưng lúc này thì đã muộn,con ngựa đã run rẩy bước vào khe thẳm hinh phễu.
Khi nhìn vào trong khe, Trần Trận xuýt ngã ngựa. Trong ánh hoàng hôn, một đàn sói Mông Cổ vàng rực, sát khí đằng đằng đang đức trên một đồi tuyết cách khỏng hai mươi mét. Tát cả đều nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng, tia mắt nư những chùm lông nhím bay về phía cậu. Phía gần nhất là mấy con sói gộc, lớn như báo gấm, to gấp đôi, cao gấp rưỡi, dài bằng một thân rưỡi những con sói trong vườn thú Bắc Kinh. Lúc này những con đang ngồi đức vụt cả dậy, đuôi dũi thẳng như lưỡi lê tuốt khỏi vỏ, như cánh cung từ trên cao chĩa xuống, chuẩn bị một cuộc xung sát. Những con ói gộc vây quanh con sói chúa lông trắng, nhưng cổ, ức và bụng thì lại màu xám tro sáng như bạch kim, đầy vẻ dữ dằn. Đàn sói không dưới 40 con. Sau này, khi Trần Trận kể lại cách bài binh bố trân của bầy sói cho ông Pilich, ông dùng ngón tay trỏ gạt mồ hôi trán rói bảo, có đến 8 phần là đàn sói đang học, chúng đang phân công tập kích một đàn ngựa sau núi. May mà sói khi ấy không đói. Sói đói thì lông không phát sáng.
Trong một thoáng, Trần Trân mất sạch cảm giác. Cái dấu hiệu cúi cùng mà cậu biết được là tiếng động rủn người như hai đồng bạc trắng đập vào nhau, chắc chắn dó là tiếng va chạm của hồn vía cậu va đập vào thiên linh cái khi thoát ra khỏi đầu. Cậu cảm thấy dễ mười mấy giây sinh mạng của cậu đã đứa đoạn, chỉ còn là cái xác không hồn. Cậu sở dĩ không ngã vì con ngựa cậu đang cưỡi không phải là con ngựa thường. Nó là một con ngựa săn niổ tiếng, trưởng thành qua hàng trăm trận chiến đấu với sói.
Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc, con ngựa trở lại bình tĩnh đến ngạc nhiên. Nó làm ra vẻ không thấy đàn sói, hoặc ra cái điều ngẫu nhiên bắt gặp đàn sói đang tụ tập, tiếp tục chậm rãi bước tới như một khách qua đường. Nó tỏ ra gan lì, bước chân đĩnh đạc không rụt rè, cũng không dướp đường mà chạy, mà như một diễn viên thượng thặng đội cốc pha lê trên đầu, nó điều chỉnh nhịp đi sao cho uyển chuyển sao cho người trên lưng không ngã xuống làm mồi cho sói.
Có lẽ do dũng khí và sự thông mjinh của con ngựa mà hồn vía Trần Trận lại trở về với cậu. Cũng có thể Trần Trận được trời rủ lòng thương, trả lại linh hồn và thổi vào đấy lòng tin và nghị lực. Khi thể xác nhận lại hồn vía, cậu coi như từ cõi chết trở về, điềm tĩnh đến ngạc nhiên
