hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Khi chưa có quy chuẩn, chúng tôi buộc phải để số hổ ở trại hiện nay, bắt tôi di dời thì tôi cũng chẳng biết phải đem chúng đi đâu.", ông Ngô Duy Tân, Giám đốc Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương băn khoăn sau hàng loạt thông tin liên quan đến Hổ nuôi.
Là một trong 3 đơn vị được phép nuôi hổ thí điểm, Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương có đàn hổ nhiều nhất tỉnh, lên đến 31 con.
Giám đốc Ngô Duy Tân cho hay, khởi đầu từ năm 2001 đến nay, ông đã bỏ số tiền khoảng 20 tỷ đồng cho việc gây nuôi, phát triển đàn hổ của công ty. Phương án nuôi cấy, sinh sản hoặc thiết kế xây dựng chuồng trại nuôi nhốt thú hoang dã, trong đó có loài hổ đều do tự học hỏi, tự thực hiện chứ chưa có quy chuẩn chung nào. Ông Tân cũng bức xúc cho rằng, không hiểu vì sao đến nay đã hơn 2 năm kể từ khi Chính phủ cho phép nuôi hổ thí điểm thì Cục kiểm lâm vẫn chưa xây dựng được quy chuẩn thống nhất cho các cơ sở.
Nhiều năm nay, vì chưa có quy chuẩn nên "cảm thấy" chỗ nào chưa ổn là ông Tân cho tiến hành xây dựng chỗ đó. Ảnh: Minh Tâm.
"Chúng tôi cứ tự xây dựng chuồng trại mãi, tiền tỷ đã đổ vào, thấy đâu chưa ổn, chưa an toàn là làm đó, nhưng cũng không biết phải làm thế nào để hợp ý ngành chức năng", giám đốc Tân than vãn. "Sau sự cố hổ sang nhà dân, chúng tôi đã xây nâng chỗ thấp nhất cũng 5 m cao nhất tới 7,5 m nhưng tới giờ tôi vẫn chưa biết có hợp “chuẩn” hay không".
Vị giám đốc cũng nhìn nhận, việc nuôi hổ trong khu dân cư hiện nay của công ty ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Từ năm 2007, Bia Thái Bình Dương cũng đã dự tính đầu tư một khu đất rộng 20 ha để xây dựng trại nuôi hổ. Tuy nhiên, khi chưa có "khung" của cơ quan chức năng, công ty không dám "mạo hiểm". "Chúng tôi buộc phải để cho số hổ này ở lại trại hiện nay, bây giờ bắt tôi di dời thì tôi cũng chẳng biết phải đem số hổ này đi đâu cả… Hiện chỉ biết bằng mọi cách để làm giảm thiểu những ảnh hưởng này”, ông Tân bày tỏ.
Công ước CITES cấm nuôi hổ vì mục đích thương mại đã gây khó cho những người nuôi hổ. "Khi số lượng hổ tăng lên chúng tôi không biết giải quyết ra sao. Cấm người nuôi làm mục đích thương mại đã đành còn cấm luôn các hình thức cho, tặng, biếu…", vị giám đốc nêu.
Trong khi đó, đến 31/12 tới đây cũng là thời điểm hết hạn của giấy phép nuôi thí điểm. Trong trường hợp không tiếp tục được nuôi thì chỉ còn biện pháp “thả hổ về rừng” khiến các cơ sở nuôi hổ đều tỏ ra lo lắng.
Mỗi tháng, chỉ tính riêng số lượng 31 con hổ và 8 con báo Hoa mai ở trại nuôi của Bia Thái Bình Dương đã ngốn hết trên 100 triệu đồng. Để tồn tại việc nuôi dưỡng hổ ông đã phải lấy nguồn thu từ việc sản xuất bia để bù đắp. Gần 2 năm nay, ông Tân buộc phải tiến hành “kế hoạch hóa” cho "gia đình" đàn hổ ở trang trại của mình.
“Với cơ chế nuôi hổ và quy định khắt khe từ công ước CITES, đồng thời người nuôi hổ chưa có quy chuẩn, quy định để làm theo thì chẳng khác nào chúng ta đi ngược với tôn chỉ, mục đích là bảo tồn và phát triển. Hổ nuôi ở các cơ sở sớm muộn gì cũng sẽ bị diệt vong”, ông Tân nhận định.
Theo ông, nếu hổ tiếp tục sinh sản trong thời gian tới thì kinh phí nuôi dưỡng chúng lại càng tăng lên, đó là chưa kể đến còn phải nghỉ đến việc xây dựng “nhà” thêm cho các “ông” chỗ ở.
Minh Tâm - Tuệ Mẫn
Là một trong 3 đơn vị được phép nuôi hổ thí điểm, Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương có đàn hổ nhiều nhất tỉnh, lên đến 31 con.
Giám đốc Ngô Duy Tân cho hay, khởi đầu từ năm 2001 đến nay, ông đã bỏ số tiền khoảng 20 tỷ đồng cho việc gây nuôi, phát triển đàn hổ của công ty. Phương án nuôi cấy, sinh sản hoặc thiết kế xây dựng chuồng trại nuôi nhốt thú hoang dã, trong đó có loài hổ đều do tự học hỏi, tự thực hiện chứ chưa có quy chuẩn chung nào. Ông Tân cũng bức xúc cho rằng, không hiểu vì sao đến nay đã hơn 2 năm kể từ khi Chính phủ cho phép nuôi hổ thí điểm thì Cục kiểm lâm vẫn chưa xây dựng được quy chuẩn thống nhất cho các cơ sở.
"Chúng tôi cứ tự xây dựng chuồng trại mãi, tiền tỷ đã đổ vào, thấy đâu chưa ổn, chưa an toàn là làm đó, nhưng cũng không biết phải làm thế nào để hợp ý ngành chức năng", giám đốc Tân than vãn. "Sau sự cố hổ sang nhà dân, chúng tôi đã xây nâng chỗ thấp nhất cũng 5 m cao nhất tới 7,5 m nhưng tới giờ tôi vẫn chưa biết có hợp “chuẩn” hay không".
Vị giám đốc cũng nhìn nhận, việc nuôi hổ trong khu dân cư hiện nay của công ty ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh. Từ năm 2007, Bia Thái Bình Dương cũng đã dự tính đầu tư một khu đất rộng 20 ha để xây dựng trại nuôi hổ. Tuy nhiên, khi chưa có "khung" của cơ quan chức năng, công ty không dám "mạo hiểm". "Chúng tôi buộc phải để cho số hổ này ở lại trại hiện nay, bây giờ bắt tôi di dời thì tôi cũng chẳng biết phải đem số hổ này đi đâu cả… Hiện chỉ biết bằng mọi cách để làm giảm thiểu những ảnh hưởng này”, ông Tân bày tỏ.
Công ước CITES cấm nuôi hổ vì mục đích thương mại đã gây khó cho những người nuôi hổ. "Khi số lượng hổ tăng lên chúng tôi không biết giải quyết ra sao. Cấm người nuôi làm mục đích thương mại đã đành còn cấm luôn các hình thức cho, tặng, biếu…", vị giám đốc nêu.
Trong khi đó, đến 31/12 tới đây cũng là thời điểm hết hạn của giấy phép nuôi thí điểm. Trong trường hợp không tiếp tục được nuôi thì chỉ còn biện pháp “thả hổ về rừng” khiến các cơ sở nuôi hổ đều tỏ ra lo lắng.
Mỗi tháng, chỉ tính riêng số lượng 31 con hổ và 8 con báo Hoa mai ở trại nuôi của Bia Thái Bình Dương đã ngốn hết trên 100 triệu đồng. Để tồn tại việc nuôi dưỡng hổ ông đã phải lấy nguồn thu từ việc sản xuất bia để bù đắp. Gần 2 năm nay, ông Tân buộc phải tiến hành “kế hoạch hóa” cho "gia đình" đàn hổ ở trang trại của mình.
“Với cơ chế nuôi hổ và quy định khắt khe từ công ước CITES, đồng thời người nuôi hổ chưa có quy chuẩn, quy định để làm theo thì chẳng khác nào chúng ta đi ngược với tôn chỉ, mục đích là bảo tồn và phát triển. Hổ nuôi ở các cơ sở sớm muộn gì cũng sẽ bị diệt vong”, ông Tân nhận định.
Hổ đang phải "kế hoạch hóa". Ảnh: Minh Tâm
Ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam cũng cho hay, thực tế, nếu các cơ sở nuôi hổ khác không làm du lịch thì không biết lấy tiền đâu ra để phục vụ bữa ăn “thịnh soạn” hàng ngày của các “ông ba mươi”. "Với số lượng 18 con hổ mỗi tháng chỉ tính tiền ăn chứ chưa tính tiền công dành cho cán bộ, nhân viên vườn thú chăm sóc cho nó cũng đã mất gần 200 triệu đồng. Sức ăn của mỗi con trong ngày bằng tới mười người ăn …”, ông Dũng chia sẻ.
Theo ông, nếu hổ tiếp tục sinh sản trong thời gian tới thì kinh phí nuôi dưỡng chúng lại càng tăng lên, đó là chưa kể đến còn phải nghỉ đến việc xây dựng “nhà” thêm cho các “ông” chỗ ở.
Minh Tâm - Tuệ Mẫn