• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tình yêu nước (Dương Trung Quốc)

Rose1402

Vietpet sponsor
TÌNH YÊU NƯỚC

Mới hôm đầu tuần ngồi nói chuyện với mấy vị có trách nhiệm và đang quan tâm đến những dự án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành một đặc khu kinh tế phát triển, tôi nói rằng cái địa danh “ Phú Quốc” nếu coi là một thương hiệu thì thiên hạ biết đến trước tiên là hai đặc sản : nước mắm và con chó. Và tôi nói vui rằng nếu ở nước mình cũng có tập quán như nhiều nước khác thì trên lá cờ hay lôgô biểu trưng của Phú Quốc thế nào cũng phải có chai nước mắm và con chó mang dải lông ngược trên sống lưng. Vậy mà, cuối tuần đã ngồi đối diện với một người am hiểu và say mê đến mức cuồng nhiệt về số phận con chó Phú Quốc.

Đó là một người đàn ông tuy không còn trẻ những rõ ràng là chưa già, ông Du Thanh Khiêm đang là giám đốc một viện giáo dục ở Vương quốc Bỉ. Ông về nước lần này cũng như nhiều lần trước chỉ vì con chó Phú Quốc.

Riêng với con chó Phú Quốc thì có một lý do là chính ngay trên đất nước Bỉ mà ông Khiêm đang sống và làm việc từ rất nhiều năm nay, cách đây hơn một thế kỷ, nói chính xác là từ 113 năm trước đây (1894) hai con chó Phú Quốc với cái tên rất dân dã là "Xoài" (Mango) và "Chuối" (Banane) đã đăng quang hai ngôi vị cao nhất trong một giải thi chó danh giá nhất thế giới đương thời.

113 năm trước, có một sự thực là trên bản đồ thế giới chưa có hai chữ "Việt Nam". Ngoài địa danh "xứ Đông Dương thuộc Pháp" (Indochine Francaise) thì có một địa danh kèm theo là xứ "Annam" nghĩa hẹp thì giới hạn địa lý ở Trung Kỳ còn nghĩa rộng là Việt Nam ta. Còn loại chó Phú Quốc, mà tôi không muốn thuật lại những mô tả mà ông Khiêm luôn dành sự say mê đi vào từng chi tiết nhỏ để nói đến đặc trưng ưu việt của nó trong thế giới của chó, thì lần đầu tiên xuất hiện Châu Âu trước cả cuộc thi này.

Đó là vào năm 1886, một công chức Pháp tòng sự ở Đông Dương khi trở về nhà mang theo 4 chú chó Phú Quốc, về đến Pháp chỉ còn 3 và chúng được tặng cho Vườn Thực vật nổi tiếng ở Paris, mà đến nay vẫn còn ảnh vẽ nhưng tên gọi chỉ còn nhớ đến hai con là "Annamite" (thuộc về xứ An Nam) và "Kratier" (một địa danh của Campuchia mà viên công chức này từng sống).

Những con chó Phú Quốc độc đáo chẳng những được nuôi ở Vườn thực vật Paris cho công chúng chiêm ngưỡng mà còn được một nhà động vật học danh tiếng tên là Emile Oustalet của Bảo tàng Tự nhiên viết một bài khảo cứu ca ngợi hết lời. Do vậy, không phải tự nhiên mà một giống chó xa lạ từ vùng Viễn Đông mang địa danh Phú Quốc, trong cùng một năm 1894 lại thắng hai giải liên tiếp, một giải tại Lille (Pháp) và một giải tại Anvers (Bỉ). Hai con mang tên "Xoài" và "Chuối" ấy chỉ đảo chỗ cho nhau ở hai vị trí Nhất và Nhì... với những lời bình phẩm tuyệt mỹ của Ban giám khảo.

Khi thuật lại câu chuyện này, ông Khiêm còn nói rằng, cái hôm mà ông nhận được từ một người bạn cũng chuyên "mài đũng quần" ở các thư viện hay cơ quan lưu trữ, tặng cho một bản chụp cuốn catalogue rất hiếm hoi ghi lại kết quả của giải thi do "Liên đoàn Chó giống quốc tế" (FCI) danh giá nhất toàn cầu đăng cai năm 1894 thì chính ông cảm thấy sống lưng mình ớn lạnh vì vui mừng và kinh ngạc. Căn cứ vào giá cả mỗi thời, ông còn tính toán rằng nếu quy ra tiền thì con chó Phú Quốc trúng giải, ngày nay có giá ước chừng... 10 đến 15 tỉ đồng!

Đó chỉ là một cách tính toán thôi, nhưng nó làm cho ông bạn của tôi xót xa khi nói về nguy cơ tuyệt chủng giống chó Phú Quốc chỉ vì sự thờ ơ, kém hiểu biết và ham lợi vặt của người mình. Ông cho tôi xem một mẩu tin đăng trên báo nước ngoài thuật lại rằng, có một thời những ngư dân Thái Lan ghé vào Phú Quốc đổi một bao thuốc lá "Samit" lấy một chú chó mang về, rồi việc có những công ty xuất hàng ngàn con chó Phú Quốc sang Thái...

Và dường như người Thái khôn ngoan đã có cả một chiến lược để chuyển hoá thương hiệu chó Phú Quốc giống như nước mắm Phú Quốc "made in Thailand" vậy. Trong khi đó, sống ở bên Bỉ, ông ao ước có một con chó Phú Quốc để nghiên cứu thì người bạn vận chuyển giúp ông lại bị chính hải quan của cửa khẩu nước ta chặn lại... Cái nguy cơ "chảy máu chó" ấy vẫn còn khi ông Khiêm nêu bằng chứng là thông qua những tấm ảnh, ông vừa lựa được một cá thể có vẻ là thuần chủng nhất thì chỉ ít ngày sau, người ta báo cho biết chú chó ấy đã bị... mất tích.

Ông Khiêm không chỉ nói với tôi mà còn đi gặp gỡ nhiều người yêu chó, nhiều cơ quan có trách nhiệm và cả giới truyền thông để lên tiếng cảnh báo cũng như kêu gọi có hành động chung. Hơn thế, Ông không chỉ đề cập tới chó Phú Quốc mà còn nhắc đến cả giống chó của người HMông ở phía Bắc cũng rất quý và cùng chung nguy cơ...

Rồi ông Khiêm ngồi thừ ra với vẻ mặt đầy tâm tư: "Nhiều lúc tôi cứ nghĩ rằng sao đang yên thân sống và thành đạt ở bên Bỉ với công việc giáo dục của mình mà tự dưng như tương tư với những chú chó ở cái hòn đảo tít mù tắp này. Nhưng nghĩ kỹ thì đấy lại chính là quê hương mình. Hơn một thế kỷ trước những "Xoài" và "Chuối" đã làm rạng danh cho xứ sở bởi lẽ đối với giới chơi chó thì vinh quang không chỉ thuộc về người sở hữu con chó ấy mà phần danh giá hơn thuộc về nơi đã sản sinh ra giống chó và địa danh xuất xứ của con chó ấy...".

Suy tư ấy tôi không dám suy ra xa hơn, nhưng tôi hiểu rằng những gì ông Khiêm nghĩ và làm chính là tình yêu xứ sở của mình, đặc biệt là với những ai thành đạt trên đất khách quê người... Và như thế cũng là "tình yêu nước" mà chúng ta thường hay nói đến như một giá trị thiêng liêng, cao xa... vậy.

Dương Trung Quốc
 

xmen200929

New Member
câu chuyện bạn nói là thật không bạn? nếu thật thì tôi cũng cảm thấy tự hào lắm, còn nếu không thật thấy ngượng quá đi
 

Ha Vu

Member
câu chuyện bạn nói là thật không bạn? nếu thật thì tôi cũng cảm thấy tự hào lắm, còn nếu không thật thấy ngượng quá đi
Đọc xong bài viết này, tôi cảm thấy ngày càng yêu quý giống chó này hơn

Mong mọi người việt nam đoàn kết hơn để bảo vệ những gì mình đã có.

chúc mọi người sức khỏe và thành công
 

my_lucky

Active Member
híc

câu chuyện bạn nói là thật không bạn? nếu thật thì tôi cũng cảm thấy tự hào lắm, còn nếu không thật thấy ngượng quá đi
Bạn này chắc chẳng biết bạn Hải Rose, chắc cũng chẳng biết bác Dư Thanh Khiêm và bác Dương Trung Quốc là ai đâu nhỉ???:worried:
 

tran van hoan

Active Member
TÌNH YÊU NƯỚC

Mới hôm đầu tuần ngồi nói chuyện với mấy vị có trách nhiệm và đang quan tâm đến những dự án xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành một đặc khu kinh tế phát triển, tôi nói rằng cái địa danh “ Phú Quốc” nếu coi là một thương hiệu thì thiên hạ biết đến trước tiên là hai đặc sản : nước mắm và con chó. Và tôi nói vui rằng nếu ở nước mình cũng có tập quán như nhiều nước khác thì trên lá cờ hay lôgô biểu trưng của Phú Quốc thế nào cũng phải có chai nước mắm và con chó mang dải lông ngược trên sống lưng. Vậy mà, cuối tuần đã ngồi đối diện với một người am hiểu và say mê đến mức cuồng nhiệt về số phận con chó Phú Quốc.

Đó là một người đàn ông tuy không còn trẻ những rõ ràng là chưa già, ông Du Thanh Khiêm đang là giám đốc một viện giáo dục ở Vương quốc Bỉ. Ông về nước lần này cũng như nhiều lần trước chỉ vì con chó Phú Quốc.

Riêng với con chó Phú Quốc thì có một lý do là chính ngay trên đất nước Bỉ mà ông Khiêm đang sống và làm việc từ rất nhiều năm nay, cách đây hơn một thế kỷ, nói chính xác là từ 113 năm trước đây (1894) hai con chó Phú Quốc với cái tên rất dân dã là "Xoài" (Mango) và "Chuối" (Banane) đã đăng quang hai ngôi vị cao nhất trong một giải thi chó danh giá nhất thế giới đương thời.

113 năm trước, có một sự thực là trên bản đồ thế giới chưa có hai chữ "Việt Nam". Ngoài địa danh "xứ Đông Dương thuộc Pháp" (Indochine Francaise) thì có một địa danh kèm theo là xứ "Annam" nghĩa hẹp thì giới hạn địa lý ở Trung Kỳ còn nghĩa rộng là Việt Nam ta. Còn loại chó Phú Quốc, mà tôi không muốn thuật lại những mô tả mà ông Khiêm luôn dành sự say mê đi vào từng chi tiết nhỏ để nói đến đặc trưng ưu việt của nó trong thế giới của chó, thì lần đầu tiên xuất hiện Châu Âu trước cả cuộc thi này.

Đó là vào năm 1886, một công chức Pháp tòng sự ở Đông Dương khi trở về nhà mang theo 4 chú chó Phú Quốc, về đến Pháp chỉ còn 3 và chúng được tặng cho Vườn Thực vật nổi tiếng ở Paris, mà đến nay vẫn còn ảnh vẽ nhưng tên gọi chỉ còn nhớ đến hai con là "Annamite" (thuộc về xứ An Nam) và "Kratier" (một địa danh của Campuchia mà viên công chức này từng sống).

Những con chó Phú Quốc độc đáo chẳng những được nuôi ở Vườn thực vật Paris cho công chúng chiêm ngưỡng mà còn được một nhà động vật học danh tiếng tên là Emile Oustalet của Bảo tàng Tự nhiên viết một bài khảo cứu ca ngợi hết lời. Do vậy, không phải tự nhiên mà một giống chó xa lạ từ vùng Viễn Đông mang địa danh Phú Quốc, trong cùng một năm 1894 lại thắng hai giải liên tiếp, một giải tại Lille (Pháp) và một giải tại Anvers (Bỉ). Hai con mang tên "Xoài" và "Chuối" ấy chỉ đảo chỗ cho nhau ở hai vị trí Nhất và Nhì... với những lời bình phẩm tuyệt mỹ của Ban giám khảo.

Khi thuật lại câu chuyện này, ông Khiêm còn nói rằng, cái hôm mà ông nhận được từ một người bạn cũng chuyên "mài đũng quần" ở các thư viện hay cơ quan lưu trữ, tặng cho một bản chụp cuốn catalogue rất hiếm hoi ghi lại kết quả của giải thi do "Liên đoàn Chó giống quốc tế" (FCI) danh giá nhất toàn cầu đăng cai năm 1894 thì chính ông cảm thấy sống lưng mình ớn lạnh vì vui mừng và kinh ngạc. Căn cứ vào giá cả mỗi thời, ông còn tính toán rằng nếu quy ra tiền thì con chó Phú Quốc trúng giải, ngày nay có giá ước chừng... 10 đến 15 tỉ đồng!

Đó chỉ là một cách tính toán thôi, nhưng nó làm cho ông bạn của tôi xót xa khi nói về nguy cơ tuyệt chủng giống chó Phú Quốc chỉ vì sự thờ ơ, kém hiểu biết và ham lợi vặt của người mình. Ông cho tôi xem một mẩu tin đăng trên báo nước ngoài thuật lại rằng, có một thời những ngư dân Thái Lan ghé vào Phú Quốc đổi một bao thuốc lá "Samit" lấy một chú chó mang về, rồi việc có những công ty xuất hàng ngàn con chó Phú Quốc sang Thái...

Và dường như người Thái khôn ngoan đã có cả một chiến lược để chuyển hoá thương hiệu chó Phú Quốc giống như nước mắm Phú Quốc "made in Thailand" vậy. Trong khi đó, sống ở bên Bỉ, ông ao ước có một con chó Phú Quốc để nghiên cứu thì người bạn vận chuyển giúp ông lại bị chính hải quan của cửa khẩu nước ta chặn lại... Cái nguy cơ "chảy máu chó" ấy vẫn còn khi ông Khiêm nêu bằng chứng là thông qua những tấm ảnh, ông vừa lựa được một cá thể có vẻ là thuần chủng nhất thì chỉ ít ngày sau, người ta báo cho biết chú chó ấy đã bị... mất tích.

Ông Khiêm không chỉ nói với tôi mà còn đi gặp gỡ nhiều người yêu chó, nhiều cơ quan có trách nhiệm và cả giới truyền thông để lên tiếng cảnh báo cũng như kêu gọi có hành động chung. Hơn thế, Ông không chỉ đề cập tới chó Phú Quốc mà còn nhắc đến cả giống chó của người HMông ở phía Bắc cũng rất quý và cùng chung nguy cơ...

Rồi ông Khiêm ngồi thừ ra với vẻ mặt đầy tâm tư: "Nhiều lúc tôi cứ nghĩ rằng sao đang yên thân sống và thành đạt ở bên Bỉ với công việc giáo dục của mình mà tự dưng như tương tư với những chú chó ở cái hòn đảo tít mù tắp này. Nhưng nghĩ kỹ thì đấy lại chính là quê hương mình. Hơn một thế kỷ trước những "Xoài" và "Chuối" đã làm rạng danh cho xứ sở bởi lẽ đối với giới chơi chó thì vinh quang không chỉ thuộc về người sở hữu con chó ấy mà phần danh giá hơn thuộc về nơi đã sản sinh ra giống chó và địa danh xuất xứ của con chó ấy...".

Suy tư ấy tôi không dám suy ra xa hơn, nhưng tôi hiểu rằng những gì ông Khiêm nghĩ và làm chính là tình yêu xứ sở của mình, đặc biệt là với những ai thành đạt trên đất khách quê người... Và như thế cũng là "tình yêu nước" mà chúng ta thường hay nói đến như một giá trị thiêng liêng, cao xa... vậy.

Dương Trung Quốc


Câu chuyện này thì cháu đã nghe từ người từ vùng đảo PQ , 1 người mà cháu không muốn đưa tên nhưng nói ra thì từ bắc vô nam nếu đã biết và chơi con chó PQ thì hẳn sẽ biết đến anh đó . anh nói vào những năm 1990 người thái vào đảo đổi những thứ đồ thực dụng như quần áo dày dép vvvv... và đặc biệt là DÉP TÔNG THÁI LAN. thì những thứ đồ đó hoán đổi thành những con CHÓ PHÚ QUỐC phải đẹp trong mắt họ . nhưng người Việt Nam mình lại thờ ơ với những gì mình đã có . không biết cháu nói như vậy có phải không bác .
 

HQ-empire

Senior Member
TÌNH YÊU NƯỚC


Ông Khiêm không chỉ nói với tôi mà còn đi gặp gỡ nhiều người yêu chó, nhiều cơ quan có trách nhiệm và cả giới truyền thông để lên tiếng cảnh báo cũng như kêu gọi có hành động chung. Hơn thế, Ông không chỉ đề cập tới chó Phú Quốc mà còn nhắc đến cả giống chó của người HMông ở phía Bắc cũng rất quý và cùng chung nguy cơ...

Dương Trung Quốc

Cả 2 loại chó là Phú Quốc và H'mông cộc đuôi đều được cháu nuôi . Và cả con Dingo Việt - Tổ tiên của loài Dingo Úc cũng được cháu nuôi nốt bác chủ à ...

Con đen nằm - Dingo Việt. Con vện vàng - Phú Quốc. Con vện đen - H'mông cộc đuôi !
 
Bài viết của bác Dương Trung Quốc viết về bác Du Thanh Khiêm với nỗi niềm bảo tồn chó PQ hay quá...chân hành cảm ơn các bác đã có tiếng nói để bảo vệ giống chó quý hiếm của nước nhà.
Nhân đây Trại chó Ba Dương cũng xin tặng bác Khiêm 1 chú chó thuần chủng đẹp nhất trại để mang sang Bỉ nghiên cứu....bác Quốc liên hệ với bác Khiêm hộ nhé.
và khi gặp cháu rồi thì bác sẽ nhận ra cháu là ai...tuy chưa ngồi nói chuyện với nhau lần nào nhưng gặp mặt ở nơi làm việc tại Bảo Tàng Cách Mạng rất nhiều lần rồi. (Cháu cũng được ông Trịnh Xuân Lâm dạy bảo nhiều)
Bác liên hệ sđt 0976613354 cháu tên Dương - hiện giờ cháu ở trong Sài Gòn vì mở trại chó ở huyện Củ Chi
 
Top