hchungkt80
Dịch giả Vietpet
TP - Hầu hết số gấu trưởng thành được đưa tới Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo đều phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật vì nhiễm trùng. Bác sỹ thú y còn phát hiện trong mật gấu chất gây ra tiền ung thư.
Nhiều con gấu đã phải phẫu thuật bỏ túi mật vì bị nhiễm trùng - Ảnh: MH
Ung thư gan do bị hút mật
Tại bệnh viện cho gấu đặt tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo, bác sỹ thú y người Australia, chị Leanne Clark cho biết, qua khám bệnh, các bác sỹ phát hiện nhiều gấu đã suy kiệt, bệnh tật do bị hút mật quá nhiều. Việc dùng xi lanh chọc thẳng vào mật gấu, đi qua gan, khiến gan bị tổn thương.
Trong quá trình khảo sát về việc nuôi gấu cách đây ít lâu, chúng tôi được chứng kiến cảnh gấu bị cắt khẩu phần ăn như thế nào. Tại một cơ sở nuôi gấu trên đường Nguyễn Ngọc Nại (Hà Nội), chủ nuôi gấu cho biết đã giảm phần ăn của gấu đến mức tối thiểu.
Vào thời cực thịnh của mật gấu, khi giá mật ở mức 200.000 – 250.000 đ/cc, gấu được tẩm bổ nào mật ong, trứng vịt lộn, sữa tươi, hoa quả ê hề. Nay giá mật gấu ngày càng rẻ nên chúng chỉ được ăn gạo tẻ hầm xương với bí đỏ.
“Có rất nhiều gấu sau khi bị hút mật đã bị ung thư gan. Có tới 50% số gấu chết tại Trung Quốc mắc bệnh ung thư gan. Các nhà chức trách tại Trung Quốc đã phát hiện ra những gấu này chết liên quan đến việc bị hút mật.” – Chị Leanne Clark cho biết.
Khi kiểm tra sức khỏe của gấu, các bác sỹ tại Trung tâm đã lấy một ít mật làm mẫu gửi đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy trong mật gấu có cả thành phần mủ, máu, phân. Một số loại mật còn có các tế bào tiền ung thư.
Chị Leanne lý giải, tình trạng này xảy ra do người ta đã vệ sinh không sạch khi lấy mật gấu. Cộng thêm với thức ăn cho gấu bị giảm cả về lượng và chất, chủ yếu chỉ là cơm và bí đỏ, khiến gấu bị thiếu dinh dưỡng, lâu ngày sinh ốm yếu, bệnh tật.
Không chỉ giảm khẩu phần ăn của gấu, chủ các trang trại gấu còn khai thác mật gấu tối đa, hai đến ba tuần hút mật một lần trong khi thời gian tối thiểu phải là sáu đến tám tháng.
Còn nhớ cách đây ba năm, khi chúng tôi tới cơ sở Lộc Hồi ở đất gấu Phúc Thọ (Hà Tây, Hà Nội), chủ nhà vừa hút mật xong. Con trai chủ nhà cầm một chiếc xi lanh to vừa cười vừa chọc liên tục vào ngực con gấu còn đang quằn quại đau đớn.
Cậu ta giải thích đấy là tiêm kháng sinh cho gấu sau khi hút mật. Tất nhiên, không sát trùng mũi tiêm cũng chẳng có biện pháp khử khuẩn nào được áp dụng khi hút mật cho gấu.
“Mật với các thành phần có hại như vậy được hút ra từ những con gấu bệnh tật và suy dinh dưỡng, liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người nếu sử dụng chúng?” – Chị Leanne đặt câu hỏi.
Viêm gan
Nhiều con gấu bị bắt từ khi còn nhỏ, nuôi lớn rồi khai thác mật
Các nghiên cứu của các cơ quan khoa học hàng đầu thế giới đã chỉ ra trong mật gấu ngựa chứa axit ursodeoxycholic (UDC) có tác dụng chữa xơ gan. Mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC).
Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan, và sau đó phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan. Vì thế, uống mật gấu chó không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây thêm bệnh.
Khi người bệnh uống mật gấu chó, vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. CDC không chỉ có trong mật gấu chó mà còn có ở mật vịt, ngan, ngỗng.
Rất nhiều người chỉ biết uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan mà không biết rằng nó còn gây viêm gan. Không ít người uống mật vịt khỏi bệnh sỏi gan, nhưng lại chết vì viêm gan.
Về vấn đề mật gấu, giáo sư Đỗ Khắc Hiếu, Trưởng bộ môn Công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ Sinh học, người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu vào năm 1983, cũng chỉ ra nhiều mặt trái.
Tìm hiểu của GS Hiếu cho thấy, mật gấu trên thị trường chỉ còn khoảng 1/3 tác dụng chữa bệnh.
Mật ở những con gấu khỏe mạnh, lấy đúng cách (tức là khoảng sáu đến tám tháng lấy một lần) có thể pha vào nước sôi, rượu hay mật ong uống trực tiếp. Nhưng chủ nuôi có khi hai tuần lấy mật một lần, lại không tiệt trùng kim tiêm mà chỉ rửa bằng rượu khiến gấu bị nhiễm trùng, áp xe. Đó là lý do vì sao trong mật gấu có lẫn mủ.
Thiếu kiến thức khoa học cũng khiến người ta lấy mật gấu tràn lan, vô tội vạ mà không cần biết chất lượng ra sao.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mật gấu vào mùa xuân và đông chất lượng hơn vì gấu uống ít nước nên mật đặc. Mùa hè, mật gấu loãng, chất lượng kém hơn. Lấy mật sau khi cho gấu ăn cũng kém chất lượng.
Nhưng thực tế gấu bị hút mật vào tất cả các mùa và không loại trừ lấy ngay sau khi ăn.
Mỹ Hằng
Nhiều con gấu đã phải phẫu thuật bỏ túi mật vì bị nhiễm trùng - Ảnh: MH
Ung thư gan do bị hút mật
Tại bệnh viện cho gấu đặt tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo, bác sỹ thú y người Australia, chị Leanne Clark cho biết, qua khám bệnh, các bác sỹ phát hiện nhiều gấu đã suy kiệt, bệnh tật do bị hút mật quá nhiều. Việc dùng xi lanh chọc thẳng vào mật gấu, đi qua gan, khiến gan bị tổn thương.
Trong quá trình khảo sát về việc nuôi gấu cách đây ít lâu, chúng tôi được chứng kiến cảnh gấu bị cắt khẩu phần ăn như thế nào. Tại một cơ sở nuôi gấu trên đường Nguyễn Ngọc Nại (Hà Nội), chủ nuôi gấu cho biết đã giảm phần ăn của gấu đến mức tối thiểu.
Vào thời cực thịnh của mật gấu, khi giá mật ở mức 200.000 – 250.000 đ/cc, gấu được tẩm bổ nào mật ong, trứng vịt lộn, sữa tươi, hoa quả ê hề. Nay giá mật gấu ngày càng rẻ nên chúng chỉ được ăn gạo tẻ hầm xương với bí đỏ.
“Có rất nhiều gấu sau khi bị hút mật đã bị ung thư gan. Có tới 50% số gấu chết tại Trung Quốc mắc bệnh ung thư gan. Các nhà chức trách tại Trung Quốc đã phát hiện ra những gấu này chết liên quan đến việc bị hút mật.” – Chị Leanne Clark cho biết.
Khi kiểm tra sức khỏe của gấu, các bác sỹ tại Trung tâm đã lấy một ít mật làm mẫu gửi đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy trong mật gấu có cả thành phần mủ, máu, phân. Một số loại mật còn có các tế bào tiền ung thư.
Chị Leanne lý giải, tình trạng này xảy ra do người ta đã vệ sinh không sạch khi lấy mật gấu. Cộng thêm với thức ăn cho gấu bị giảm cả về lượng và chất, chủ yếu chỉ là cơm và bí đỏ, khiến gấu bị thiếu dinh dưỡng, lâu ngày sinh ốm yếu, bệnh tật.
Không chỉ giảm khẩu phần ăn của gấu, chủ các trang trại gấu còn khai thác mật gấu tối đa, hai đến ba tuần hút mật một lần trong khi thời gian tối thiểu phải là sáu đến tám tháng.
Còn nhớ cách đây ba năm, khi chúng tôi tới cơ sở Lộc Hồi ở đất gấu Phúc Thọ (Hà Tây, Hà Nội), chủ nhà vừa hút mật xong. Con trai chủ nhà cầm một chiếc xi lanh to vừa cười vừa chọc liên tục vào ngực con gấu còn đang quằn quại đau đớn.
Cậu ta giải thích đấy là tiêm kháng sinh cho gấu sau khi hút mật. Tất nhiên, không sát trùng mũi tiêm cũng chẳng có biện pháp khử khuẩn nào được áp dụng khi hút mật cho gấu.
“Mật với các thành phần có hại như vậy được hút ra từ những con gấu bệnh tật và suy dinh dưỡng, liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người nếu sử dụng chúng?” – Chị Leanne đặt câu hỏi.
Viêm gan
Các nghiên cứu của các cơ quan khoa học hàng đầu thế giới đã chỉ ra trong mật gấu ngựa chứa axit ursodeoxycholic (UDC) có tác dụng chữa xơ gan. Mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC).
Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan, và sau đó phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan. Vì thế, uống mật gấu chó không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây thêm bệnh.
Khi người bệnh uống mật gấu chó, vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. CDC không chỉ có trong mật gấu chó mà còn có ở mật vịt, ngan, ngỗng.
Rất nhiều người chỉ biết uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan mà không biết rằng nó còn gây viêm gan. Không ít người uống mật vịt khỏi bệnh sỏi gan, nhưng lại chết vì viêm gan.
Về vấn đề mật gấu, giáo sư Đỗ Khắc Hiếu, Trưởng bộ môn Công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ Sinh học, người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu vào năm 1983, cũng chỉ ra nhiều mặt trái.
Tìm hiểu của GS Hiếu cho thấy, mật gấu trên thị trường chỉ còn khoảng 1/3 tác dụng chữa bệnh.
Mật ở những con gấu khỏe mạnh, lấy đúng cách (tức là khoảng sáu đến tám tháng lấy một lần) có thể pha vào nước sôi, rượu hay mật ong uống trực tiếp. Nhưng chủ nuôi có khi hai tuần lấy mật một lần, lại không tiệt trùng kim tiêm mà chỉ rửa bằng rượu khiến gấu bị nhiễm trùng, áp xe. Đó là lý do vì sao trong mật gấu có lẫn mủ.
Thiếu kiến thức khoa học cũng khiến người ta lấy mật gấu tràn lan, vô tội vạ mà không cần biết chất lượng ra sao.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mật gấu vào mùa xuân và đông chất lượng hơn vì gấu uống ít nước nên mật đặc. Mùa hè, mật gấu loãng, chất lượng kém hơn. Lấy mật sau khi cho gấu ăn cũng kém chất lượng.
Nhưng thực tế gấu bị hút mật vào tất cả các mùa và không loại trừ lấy ngay sau khi ăn.
Mỹ Hằng