hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Nước Anh vừa kỷ niệm 25 năm ngày tái sinh loài bướm xanh cánh rộng quý hiếm đã bị tuyệt chủng hơn 30 năm trước. Đây là kết quả nỗ lực của một dự án thuộc Trường Đại học Oxford và Trung tâm Sinh thái - thủy văn.Trước năm 1979, khi loài bướm này đang trên đà tuyệt chủng, các nhà khoa học đã nhanh chóng lập một dự án nghiên cứu và phân tích được trong 18 yếu tố có liên quan, nguyên nhân chính là do một loài kiến đỏ đã tác động đến vòng đời của chúng. Loài kiến này thường lầm tưởng sâu bướm là ấu trùng của mình và đem về tổ, nuôi lớn sâu bướm. Tuy nhiên, sau thế chiến II, thời tiết xấu kéo dài, các đồng cỏ bị bỏ hoang, mặt đất quá lạnh không thích hợp cho loài kiến đỏ và loài bướm này cũng tuyệt chủng theo.
Trong 10 năm, dự án đã cải tạo 52 vùng đồng cỏ phù hợp cho loài kiến đỏ sinh sôi nảy nở và mang một giống bướm tương tự ở Thụy Điển về thả. Năm 1983, loài bướm này đã được tái sinh và đến nay, Anh là nơi có quần thể bướm xanh cánh rộng nhiều nhất thế giới.
Theo Dailymail
Trong 10 năm, dự án đã cải tạo 52 vùng đồng cỏ phù hợp cho loài kiến đỏ sinh sôi nảy nở và mang một giống bướm tương tự ở Thụy Điển về thả. Năm 1983, loài bướm này đã được tái sinh và đến nay, Anh là nơi có quần thể bướm xanh cánh rộng nhiều nhất thế giới.
Theo Dailymail