• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tìm hiểu về chó và Huấn Luyện cho chó.!

boy_armani8x

Active Member
Mình lướt web và lượm được bài viết khá bổ ích này nên copy và Post lên cho mọi người cùng đọc ,tham khảo và cho ý kiến nhận xét.
Ps: Nếu bài viết trùng thì Mod xoá hộ nhé. Thank' !

HUẤN LUYỆN CHÓ

NHỮNG QUY TẮC CHỦ YẾU KHI DẠY DỖ CHÓ

Cơ thể chó rất nhạy cảm nên khi chó tập luyện nó có thể rất nhhanh mệt và phản ứng gay gắt với những kích thích mạnh bên ngoài ( gặp những con vật khác, phương tiện giao thông, . . ). Sức khỏe và hành vi của chó phụ thuộc vào độ tuổi của chó. Tất cả những điều này chúng ta phải chú ý để có lội dung tập luyện phù hợp, cho nó sẽ qurn dần với những điều kiện tập luyện này.




Đời sống của chó từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành hoàn toàn được chia ra làm các gia đoạn :





1. Thời kỳ từ 8 – 21 ngày sau khi sinh : Đây là thời kỳ chó chưa mở mắt và ống tai ngoài. Chó chưa thích nghi được với đời sống tự lập chúng bú rất ít sữa và bò cũng rất ít. Phần lờn thời gian chó ngủ. Từ 15 – 18 ngày tuổi chó bắt đầu mở mắt và ống tai ngoài. Từ 18 – 21 ngày tuổi chó có thể đứng đi lại được, sau đó có thể chạy. Chúng đã có phản ứng với kích thích bên ngoài và tự vệ bản thân.





2 . Từ 18 – 21 đến 30 – 35 ngày tuổi : Chúng tiếp tục tăng trọng lượng và trí óc phát triển. Trong thời kỳ cần những bài tập thường xuyên. Chó tách khỏi mẹ, làm quen với môi trường xung quanh, chơi với các con chó khác trong đàn.





3. Từ 5 – 6 đến 8 – 12 tuần tuổi : Đây là thời kỳ tối quan trọng để tập cho chó quen với việc tập luyện. Tốc độ tăng trọng và phát triển trí óc bắt đầu chậm lại. Đến thời kỳ này chó có thể sống xa mẹ và ăn uống những loại thức ăn khác nhau. khả năng quan trọng nhất thời kỳnày là sự phát triển nhanh chóng cả phản xạ có điều kiện đối với kích thích bên ngoài. Chó đã xuất hiện tính năng động cao khi làm quen với môi trường xung quanh gọi là phản xạ thăm dò ( tìm hiểu ), phản xạ này biểu hiện đầy đủ nhất từ 1,5 đến 3 – 4 tháng tuổi. Nếu cả trong 2 thời kỳ đầu tiên của chó con sự xuất hiện những kích thích bên ngoài được thay đổi thường xuyên ( người, con vật, phương tiện giao thông, . . . ) rất cần thiết đối với sự phát triển ngoại hình phù hợp và tích lũy cho chúng những kinh nghiệm cần thiết.





5. Từ 3 – 4 đến 6 –7 tháng tuổi : Nếu như trước 4 tháng tuổi hành vi của chó con là không phân biệt rõ ràng thì bây giờ chúng ta là những con vật có thể phản ứng lại những kích động bên ngoài để phòng thủ khi gặp người lạ. Chúng giữ miếng phòng thủ : không chạy khỏi đi trước, không vui mừng, không chạy đến chơi với người, vật lạ mà chỉ đứng quan sát và phòng thủ. Như vậy chúng đã có thể phản ứng lại với những kích thích bên ngoài. Từ 3 – 4 tháng tuổi chó mang những nét cá tính hành vi và càng lớn càng bộc lộ rõ. Kết thúc thời kỳ thứ 4 của chó đã biểu lộ rõ cá tính hành vi và chó đã bắt đầu có thể bước vào thời kỳ động dục.





Ngay từ những ngày đầu, việc hình thành giữa chó và người mối quan hệ đúng đắn là rất quan trọng. Ngoài ra cũng phải hình thành nên sự gắn bó giữa người với chó và sự nghe lời đối với bạn. Để làm được điều này cần phải chú ý đến việc chăm sóc và thời gian giành cho chó, sự tắm rửa thường xuyên, những cuộc đi chơi ( tập luyện ), những trò chơi, huấn luyện. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến tầm vóc và sự phát triển của cơ thể chó, của việc huấn luyện, của việc hình thành lên những mối quan hệtốt đẹp và sự hiểu biết nhau giữa người với chó. Phải cố gắng đừng để những bực dọc lo lắng của bạn trút lên đầu chó và những bực dọc đó không trở thành nguyên nhân của những kích thích bên ngoài.





Không được bê trễ chăm sóc và sự giáo dục đối với chó vì như vậy sẽ sinh ra những thói vô nguyên tắc và hành động không đẹp mắt. Tuy nhiên cũng đừng quên rằng những hành động của bạn phải thích hợp cho từng độ tuổi của chó, nó phải được áp dụng đúng đắn khi chó của bạn vừa hình thành xong những phản ứng có điều kiện. Chỉ lúc đó mới đủ hiểu rằng tại saobạn lại trừng phạt nó. Nếu như sự trừng phạt đến chậm thậm chí một vài giây thôi thì con vật sẽ không hiểu người ta muốn gì ở đó.






LƯU Ý :




Tất cả những hành động trừng phạt hoặc dạy bảo chó con Rottweiler phải nhẹ hơn đối với chó lớn. Trong trường hợp ngược lại bạn có thể gây ra cho chó sự sợ hãi và phá vỡ những mối quan hệ đã được hình thành giữa chó và người.




Khi dạy dỗ chó cần phải tuân thủ những nguyên tắc từ dễ cho đến khó. Ví dụ: khi bắt chó phải ngồi xuống theo mệnh lệnh cần phải tạo ra những điều kiện rõ ràng ( chỗ ngồi phải không có những kích thích bên ngoài, người lạ, động vật lạ và phương tiệ giao thông), dần dần nó sẽ tiếp nhận và tạo thành những kỹ năng thuần thục. Những bài tập khó dần lên sẽ làn hững kích thích đối với chó đòi hỏi những tư thế và hành động phức tạp hơn.




Luyện tập những kỹ năng từ dễ đến khó cần phải đưa ra những yêu cầu phù hợp với lức tuổi khác nhau. Không thể yêu cầu được những con chó non sự chính xác và thành thục khi thực hiện những động tác theo yêu cầu. Không bắt chó thực hiện động tác quá nhiều lần, chó sẽ rất mệt và không đủ sức làm điều này. Ngay khi chó tỏ ra mệt mỏi, uể oải không tập trung vào luyện tập hãy cho nghỉ 5 phút, cho chó tự do đi lại chạy nhảy, khi quá mệt phải chấm dứt bài học.




Khi tập luyện các động tác, khoa mục cho nó, mệnh lệnh ( khẩu lệnh) phát ra phải rõ ràng và dứt khoát, khi chó thực hiện đúng động tác khen chó “ Giỏi, Tốt” để khuyến khích, nhưng âm thanh không được lớn quá, với giọng điệu âu yếm, vuốt ve, vỗ về động viên, thưởng thức ăn, dùng những thức ăn ngon để thưởng. Nếu chó lơ đãng, không tập trung vào công việc ( hít ngưởi, theo dõi vật gì đó,. .. ) huấn luyện viên phải bắt chó tập trung vào những động tác bằng cách gọi tên, phát khẩu lệnh với giọng điệu rõ ràng hơn thường.




Chỉ những khẩu lệnh không quen thuộc dùng chung chó tất cả những người huấn luyện chó, không được đưa ra những mệnh lệnh không đúng khoặc khác lạ. Khi chó không thực hiện, huấn luyện viên không được dỗ dành hoặc dùng những biện pháp dạy dỗ mềm mỏng mà phải nghiêm khắc, dùng khẩu lệnh : “ sai”.




Khi chó đã quen với động tác khẩu lệnh, là bắt đầu hình thành những phản xạ có điều kiện thì bạn có thể yên tâm, nhưng phải thường xuyên củng cố duy trì nâng cao. Giúp cho chó hình thành được phản xạ có điều kiện vững chắc.




Để khuyến khích chó sau buổi tập, huấn luyện viên cho chó dạo chơi, cũng có thể vui đùa cùng với nó. Theo mức độ tập luyện và hoàn thiện những mệnh lệnh và kỹ năng, sự khuyến khích chó bằng cách cho ăn chỉ áp dụng càng ít càng tốt. Dần dần cách này chỉ áp dụng để chó chú ý hơn vào côong việc. Nên khuyến khích chó bằng cách khen “ Tốt lắm, giỏi lắm” và vuốt ve như trước. Nếu chó đã thực hiện những động tác huấn luyện một cách thành thục thì phải sử dụng những từ kia một vách thường xuyên nhưng không phải sau mỗi mệnh lệnh đực thực hiện.




Sau khi thựchiện xong nhiều mệnh lệnh, có thể khuyến khích chó bằng cách cho nó nghỉ 5 phút bằng mệnh lệnh “ chơi”, lúc này chó có thể tự do chơi đùa.






Đối xử với người lạ :






Đối với người lạ kể cả bạn bè, hàng xóm, người thân, chó chỉ được đối xử một cách bình thường. Không cho phép họ cho chó ăn, trêu chọc, đùa với chó. Lúc này hãy ủng hộ và động viên chó tất cả những biểu hiện thực sự của một con chó dữ, ví dụ : sự đề phòng, sủa vang trước người lạ trong phòng ( trong nhà ). Không được cho chó gần người lạ. Nếu chó bị kích thích quá mạnh hãy gọi lại và vỗ về nó. Nếu chó lại gần và tỏ ra thân thiện với người lạ hãy gọi nó lại hoặc nếu cần có thể yêu cầu người lạ cách ly với chó của mình. Có thể dùng biện pháp mạnh bằngcách đánh bằng roi.






Những thói quen có hại :





- Sự xuất hiện của người chủ, các loại đồ chơi gợi cho chó niềm phấn khích bản năng : nhảy cẩng lên, sủa, đùa giỡn. Không nên cho chó làm điều này, nếu thái quá chó sẽ lờn mặt với chủ. Không cho phép chó nhảy lên bạn chống hai chân trước vào người bạn.





- Khi đi dạo đừng để chó chú ý hay cắn trước người qua đường, động vật, phương tiện giao thông, xông vào người lớn hay trẻ em để đùa giỡn với họ. Điều này có thể trở thành thói quen và sẽ gây nhiều phiền toái cho bạn.





- Phải dạy dỗ chó ngay từ khi mới mua. Không cho chó ăn vào thời gian bừa bãi, phải cho ăn vào những giờ nhất định, ngủ đúng chỗ của nó. Có vậy ta mới có thể tạo ra một chú chó có nguyên tắc kỷ luật được.





- Khi mang chó về nhà trước tiên bạn phải tập cho nó quyến luyến với người chủ ngay lập tức : cho uống sữa nóng và thịt thái mỏng. Hai ba đêm đầu tiên vì nhớ mẹ nó có thể rên hoặc cắn ăng ẳng khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, không nên quát nạt mà phải vuốt ve để không làm nó hoảng sợ. Chỉ có những người thật kiên nhẫn và tận tâm mới có thể nuôi được một con chó thông minh có thể lực tốt và trung thành. Chó con thường được tách mẹ từ 4-5 tuần tuổi. Thời gian này chó vẫn còn rất yếu và hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Hãy quan tâm chăm sóc chó. Không nên để nó một mình quá lâu.






Dạy dỗ ở thời gian 1 –2 tháng tuổi:





- Nhiệm vụ dạy cho chó quen với sự sạch sẽ, đặt tên cho nó bặt thực hiện mệnh lệnh “ ngồi yên”, “ lại đây”. Bắt đầu làm cho chó quen với môi trường xung quanh ( đi quanh nhà, bế chó ra đường, . . .) làm quen với các loại đồ chơi.





- Chó phải được làm quen ngay với những gì mà bạn thấy ỡ một con chó lớn. Hãy đừng bao giờ nghĩ rằng đầu tiên thì có thể cho phép và sau đó có thể ngăn cấm những điều chó làm. Điều đó không bao giờ xảy ra cả. ngay lập tức cho phép nó làm những gì mà sau nó không được làm.





“ Về chỗ” :





- Chó phải được làm quen với nơi ở. Ngay sau khi s9ưa chó về nhà đặt nó xuống đất, giữ lại vuốt ve và nói “ về chỗ”. Sau đó cho nó làm quen với ngôi nhà một thời gian ngắn, sau đó lại nhắc lại bài tập trên. Ngay sau khi thả chó ra ngoài hãy nhắc lại mệnh lệnh. Phải tập luyện vài lần trong một ngày. Dần dần khi nó muốn ngủ nó sẽ tự động đến chỗ quen thuộc.





- Khi thực hiện các mệnh lệnh không nên quên cho chó ăn những đồ ăn ngon. Khi chó vừa đùa giỡn xong, chó đang chạy và đang nô đùa, không nên bắt chó hướng ngay vào vị trí mà phải để cho chó hết hưng phấn, khi đó mới có thể bắt đầu được. Kỹ thuật khó nhất là làm sao tập cho chó ngủ, ở một chỗ. Có thể sử dụng mệnh lệnh “ về chỗ” ngay sua khi chó đang có ý định ngồi xuống chỗ đó.





Đặt tên riêng:





- Phải cho chó làm quen ngay với tên riêng. Tên riêng ở đây không phải là mệnh lệnh mà chỉ là dấu hiệu thu hút sự chú ý của chó mà thôi. Nó phải ngắn gọn và âm vang, có uy luực. Không nên đặt tên người cho chó.





- Khi tập chó quen với tên riêng phải hô tovà rõ ràng. Sau khi chó đã nghe lời hãy khuyến khích nó và vuốt ve nó, cho ăn và nhắc lại tên đã đặt.





- Khi đặt tên riêng cho chó có thể dùng cách sau : bế chó con lên tay, gọi tên. Khi nó đã chú ý đến điều đó, hãy đặt chó xuống và cho chó ăn trong khi liên tục nhắc lại tên đặt. Làm như vậy vài lần trong ngày chó sẽ quen dần.





Tập thói quen sạch sẽ :





- Phải làm cho chó thực hiện thuần thục những kỹ năng này càng sớm càng tốt và làm thường xuyên. Khi chó ngủ quên, ăn xong hãy hay ngừng chơi đùa hãy mang chó đến địa điểm dành riêng cho nó. Cũng cứ làm như thế khi chó vội vàng phóng uế bừa bãi.





- Để làm toilet có thể sữ dụng một hộp vằng gỗ hoặc kim loại có thành thấp và bỏ vào đó một ít cát khô và thường xuywên bỏ cát mới vào để khử mùi. Có thể dùng miếng nhựa và đặt tờ báo lên đó. Nếu chó của bạn là con vật giờ giấc ( trước hết là ăn va ngủ đúng giờ ) thì dù cho chó có vệ sinh bừa bãi ở đâu chăng nữa thì bạn cũng có thể huấn luyện cho nó vệ sinh sạch sẽ được. Có thể làm chỗ vệ sinh cho chó ở ngay bên ngoài nhà ở bằng cách đặt mộ tờ báo. Phải đặt ngay lối ra vào. Khi chó đã trưởng thành, tờ báo làm vệ sinh có thể mang ra đường hoặc đặt cách xa nhà.





- Dạy dỗ chó quen với sự sạch sẽ đó là cả một quá trình rất lâu dài. Tư chất bẩm sinh của chó ở đây đóng một vai trò rất lớn. Sự kiên nhẫn, tập trung và hiểu biết của bạn về sinh lý học sẽ giúp đạt được những kết quả khả quan một cách nhanh chóng hơn. Có những con chó đã hình thành sự sạch sẽ ngay từ khi bẩm sinh. Khi chó đi vệ sinh xong một cách sạch sẽ gọn gàng hãy khen ngợi và khuyến khích nó. Không nên đánh chó khi nó vệ sinh bừa bãi, như vậy nó sẽ quên mất hành vi của mình, và điều này cũng phụ thuộc tất cả vào bạn nếu muốn chó của mình là con chó sạch sẽ.





- Khi chó đã có thể đi ra đường ( để đi vệ sinh ) hãy dẫn nó chừng 10 – 15 phút, đặc biệt sau khi đi ngủ, chơi đùa lâu. Dắt chó và ra lệnh “ đi ngoài” ( có thể dùng những từ ngữ hoặc dấu hiệu khác đều được ). Đồng thời, với việc chó chú ý đến những dấu hiệu đó nó sẽ hiểu bạn cần gì ở nó. Vì nếu một thời gian sau bạn ít có thời gian dắt chó ra đường ( hoặc đi vệ sinh) hãy dùng mệnh lệnh này ở bất cứ đâu bạn muốn.





- Chó thường bẩn nhất vào lứa tuổi 4- 5 tháng. Nếu chó đi vệ sinh ở nhà cũng phải đưa nó đi – đây cũng là cách tập cho chó quen với sự sạch sẽ.





“ Đến đây!” ( Lại đây! )





- Khi đưa ra mệnh lệnh này phải dùng giọng vui vẻ. Trong bất cứ trường hợp nàocũng không được làm chó hoảng sợ.





- Trước 2,5 – 3 tháng tuổi chó sẽ khó nghe lời bạn. Bạn phải kiên trì và không được trừng phạt nó nếu sau 2-3 lần gọi mà chó không làm theo mệnh lệnh . Hướng chó chú ý sang vật khác, sau đó cầm một vật đồ chơi mà nó ưa thích và nhử chó.





- Mệnh lệnh ( “ tới đây” ) được đưa ra khi chó đã thành thục những kỹ năng đầu tiên, đó là phản ứng khi gọi tên riêng và gọi mệnh lệnh “ngồi xuống”. Mệnh lệnh được thực hiện một cách liên tục và có kết quả khi chó luông có cảm giác phấn khích ( khuyến khích bằng lời khen ngợi, sự mềm mỏng và thức ăn ngon)> cho nên hãy cho chó thực hiện những kỹ năng trong lúc cho ăn. Mỗi lần trước khi cho chó ăn hãy gọi tên riêng, sau khi nó phản ứng lạu hãy ra lệnh “ lại đây”. Khi nhìn thấy nó chạy lại máng ăn hãy nhắc lại “ lại đây”. Khi nó chạy lại, khuyến khích nó bằng lời khen “ tốt lắm, giỏi lắm”. Tập như vậuy trong vòng 3 –5 ngày sau đó cho chó hoàn thành mệnh lệnh này trong những điều kiện khác, không phải trong khi ăn. Lần này hãy gọi nó trong khi nó đang nô đùa một mình ( không quên thưởng cho nó một mẩu thức ăn ngon). Thỉnh thoảng gọi tên chó, khi nó phản ứng lại, ra lệnh ngay “ lại đây” đừng quên vừa nhìn nó đang chạy tới chỗ mình vừ nói “ tốt lắm, giỏi lắm” và lại thưởng cho nó những thức ăn ưa thích.





- Nếu thấy chó không phản ứng lại khi gọi tên nó và không thực hiện mệnh lệnh “ “lại đây”, hãy nhắc lại tên và mệnh lệnh rõ rànghơn và chỉ trong tay có đồ ăn ngon. Nếu chó vẫn không chạy đến hoặc đi đến một cách uể oải bạn hãy chạy ra xa, vừa chạy vừa hô “ lại đây, lại đây”. Thường thường cách này làm cho chó chú ý hơn tới mệnh lệnhvà nó sẽ chạy đến chỗ bạn. Phải lập tức khuyến khích nó bằng lời khen “ tốt lắm, giỏi lắm” và cho ăn kẹo. Bạn phải làm thế nào đó để nhất định chó phải làm theo mệnh lệnh này trong một thời gian ngắn nhất và có hiệu quả nhất.





- Khi thực hiện mệnh lệnh này, đối với vhó lớn hơn phải dùng đai lưng, cổ rề chó và dây dắt. Để nhanh chóng hoàn thành kỹ năng này có thể dùng dây dắt. Nếu chó không thực hiện mệnh lệnh hãy nhắc lại rõ ràng hơn và kéo nó về phía mình bằng dây kéo dài, trong khi đó phải khuyến khích chó bằng lời khen “ tốt lắm, giỏi lắm” và luôon nhớ phải vuốt ve cho ăn kẹo..





- Ở độ tuổi này chó vận còn rất nhỏ, cần phải khoan dung và dịu dàng ( nhẹ nhàng ). Khi chó bị sợ hãi quá bạn phải vỗ về nó nhưng không nên bế, cho ngồi lên đi văng, ghế bành, giường, có thể cho chó ngồi trên đùi khi bạn ngồi trên ghế bành.





- Không làm chó mệt. Lưu ý mỗi lần bạn và chó chỉ nên tập 10 phút. Nếu trong lúc tập luyện chó mệt quá sẽ ngồi xuống và lúc đó bạn có thể ngừng tập.





- Đối với chó con và chó trưởng thành sự hiểu biết lẫn nhau giữa người chủ và chúng có ý nghĩa rất quan trọng. Hãy trò chuyện với những con vật của mình, dần dần nó sẽ hiểu bạn. khi vẫn còn lạ lẫm nó sẽ không chơi với những con chó khác. Hãy chọn cho nó những con chó có cùng sức lực, độ tuổi. Nếu những con khác mạnh hơn nó sẽ luôn bị thua và dẫn đến việc chó của bạn sẽ thành nhút nhát.





- Hãy nhớ : Chó con không sợ lạnh mà chúng sợ những nơi ẩm ướt và gió lùa. Khi trời khô hanh chúng không sợ băng tuyết, song khi trời ẩm ướt nên để chúng trong nhà. Nếu chú chó bị mưa ướt hay dính tuyết ẩm, nó cần được lau bằng giẻ khô hay sưởi ấm kỹ.





Trừng phạt





- Chó càng nhỏ thì vàng mau quên. Nếu thậm chí nó “biết” rằng nó đã làm rất tồi thì chỉ sau 5-10 phút là lại quên béng. Vì vậy, những hình phạt phải được tiến hành ngy lập tức sau lỗi lầm của nó. Không bao giờ nên có ý nghĩ đánh một con chó một vài phút sau lúc nó phạm lỗi lầm, bởi lẻ chó không có khả năng kiểu được mối quan hệ các sự kiện. Không được dạy một con chó biết nghe lời ghông qua các hình phạt. Tất cả phải được rèn luyện bằng những biệp pháp đặc biệt dựa trên sự cưỡng chế. Và thật là thiếu suy nghĩ nếu đánh một con chó chỉ bởi trong lúc đi dạo nó đánh hơi thấy một con mèo và liền chạy đi sục sạo. Việc đánh đòn sẽ không thể bắt chúng không bỏ bạn ở đấy mà chạy đi bởi lẻ ý thức đó từ rất lâu đã ăn sâu vào tâm trí chúng. Nói đúng hơn, việc đánh đòn sẽ chỉ làm cho chúng không trở lại bởi trong tưởng tượng của con chó: những nhát đòn của bạn sẽ đi liền với việc chúng trở lại ( trở lại có nghĩa là ăn đòn ).





Từ 2-3 tháng tuổi





- Nhiệm vụ : Tiếp tục huấn huyện các lệnh “ về chỗ”, “lại đây!”, chuyển sang các lệnh “ ngồi xuống!”, “ nằm xuống!”,. . . Dạy cho chó quen với đai lưng, vòng cổ và dây xích, quen với việc dạo chơi đều đặn nhằm mục đích phát triển thể chất và làm quen với những tác nhân kích thích có thể bắt gặp trên đường đi ( xe cộ, người, động vật,. . . ) cũng nhằm mục đích dạy cho chó thực hiện những việc trên đường phố hoặc việc ỉa đái của chúng như thế nào.





- Khi con chó tròn 2 tháng tuổi nó sẽ tách hẳn khỏi bố mẹ bà thích ứng rất nhanh (hoàn hảo ) với cuộc sống với những người chủ mới, trong giai đoạn này nó dường như muốn khẳng định mình với thế giới xung quanh. Nó mê say tất cả, muốn biết tất cả , thữ tất cả bằng răng, bằng chân cẳng mình. Đến thời điểm này chân cẳng của nó cũng thay đổi phần nhiều. Từ một chú chó vụng về chậm chạp nó biến thành một con chó nghịch ngợm thích vui đùa. Chân trước của nó sẽ béo ra, mắt nhạt dần màu sữa và lông trở nên cứng hơn. Vào thời điểm này cần chú ý nhiều hơn đến nó bởi chó con rất dễ mắc bệnh còi xương. Cần phải hết sức cố gắng thông qua cách cho ăn đúng đắn để tránh chúng căn bệnh này. Cũng vào thời điểm này bắt đầu hình thành tính cách của con chó và cơ thể nó bắt đầu có bước phát triển đột phát.





- Thời gian này vẫn nên tiếp tục những mệnh lệnh đã đề cập tới ở phần trước. Khi đi trên phố dùng lệnh “ Lại đây!”.





“ Ngồi xuống!”





- Khi bắt đầu dạy chó ngồim hãy gọi nó lại gần bằng lệnh“ Lại đây!”. Để chó đứng bên trái bạn, tay phải giơ kẹo ra và nói “ Ngồi xuống!”, đồng thời nâng tay phải cầm kẹo, để nhìn rõ và cũng là để với gần chiếc kẹo hơn, con chó sẽ ngẩng đầu lên và ngồi xuống. Vừa lúc chó thực hiện được điều này, hãy khen nó “ Tốt!”, nhắc lại mệnh lệnh “ngồi xuống!” và chó kẹo nó. Sau một khoảng nghỉ ngắn hãy tập lại nài tập này 2-3 lần. Nên tập lệnh này cho chó sau khi nó đã chơi chán. Nó sẽ không bị các đồ vật khác làm mất tập trung.





- Địa điểm tập huấn này phải là những nơi biệt lập và yên tĩnh để không có gì gây mất tập trung. Sau 3-4 buổi tập chó sẽ quen dần với câu lệnh, với việc ngồi xuống và chiếc kẹo khi nghe lệnh sẽ dễ dàng ngồi xuống.





- Trong những buổi tập tiếp theo người tập không còn phải giơ cao chiếc kẹo trên đầu con chó sẽ nhanh chóng ngồi xuống. Một vài ngày sau thì chỉ cần dùng lệnh d8ể bắt chó ngồi là đủ. Không cần phải tập quá nhiều lần lệnh này. Điều đó sẽ làm con chó phát chán và mệt mỏi, như vậy sẽ xuất hiện những kết quả ngược lại.





“Nằm xuống!”





- Việc thực hiện này được tiến hành theo nguyên tắc giống lệnh “ ngồi xuống!”. Hãy đưa cánh tay có kẹo ra phía trước và xuống dưới. Trong khi cố đớp lấy cái kẹo con chó sẽ nằm xuống , vừa khi nó sắp thực hiện việc này hãy khen “Tốt!” và thưởng cho nó chiếc kẹo. Đồng thời hãy dùng tay trái ấn nhẹ bả vai nó và giữ trong tư thế nằm trong một khoảng thời gian cho dù nó có cố gắng nhỏm dậy. Trong lúc huấn luyện lệnh này, hành động hướng dẫn con chó nằm bằng kẹo cần kết hợp với những chuyển động của con chó và vừa khi nó bắt đầu nằm thì cần kết thúc nó một cách kiên quyết. Và bằng cách đó hướng dẫn tới tư thế nằm. Cần chú ý rằng, con chó trong lúc hướng tới cái kẹo nằm xuống song lại không nằm rạp hẳn mông ra mà chỉ khuỵu chân sau trong tư thế bức tượng đầu người mình sư tử. Cần dùng tay trái đẩy hẳn mông con chó sụp xuống. Lặp bài tập 2-3 lần sai mỗi giờ nghỉ ngắn sau từ 2-5 ngày hãy bắt đầu tập các lệnh “ Ngồi xuống!” và “ Nằm xuống!” trong sân ( Nếu như chó đã có khả năng đi dạo ) và tại các địa điểm khác, những chỗ không có những tác nhân kích thích có sức lôi cuốn mạnh.





- Khi ở chó đã bắt đầu hình thành thói quen thực hiện các lệnh “ Ngồi xuống!”, hãy tập các lệnh đó một cách tổng thể ( trong tổng thể ). Hãy gọi con chó lại gần bằng lệnh “ Ngồi xuống!”. Sau khi ngừng một chút hãy ra lệnh tiếp “ Nằm xuống!”. Hãy lập lại bài tập này 2-3 lần. Để con chó không có thói quen nằm ra sau khi đã thực hiện lệnh “ngồi xuống!” hãy luân phiên thay đổi trình tự các lệnh. Ví dụ : Mới đầu ra lệnh “Nằm xuống!” rồi au đó là lệnh “Ngồi dậy!” ( Khẩu lệnh ).






Một trong những mặt quan trọng nhất trong công tác huấn luyện là dạy cho chó lập tức dừng lại việc thực hiện những hành động ngoài ý muốn của người chủ bằng khẩu lệnh. Lúc 3 tháng tuổi chú chó của bạn sẽ có một loạt những hành động nằm ngoài ý muốn của bạn : nào là nó chạy đuổi theo con chim, nào là nó sủa dọa một đứa trẽ, nào là nó ngoạm những thứ đồ thừa. Để những trò tinh nghịch này không trở thành thói quen của nó, cần phải lập tức chặn chúng lại. ta dùng mệnh lệnh ( Khẩu lệnh ). Khi lệnh này được huấn luyện thành thục thì những hành động ngoài ý muốn của con chó sẽ ngừng lại ngay lập tức gần như là tự động.






Khi sử dụng mệnh lệnh này cần có giọng nghiêm khắc và cứng rắn thể hiện ý không hài lòng của người chủ. Đồng thời với mệnh lệnh này làn những hành động như dùng bàn tay phết vào mông, dùng roi quất nhẹ. Trong trường hợp ta dắt chó bằng dây xích hãy giật nhẹ dây. Tuy vậy hãy thận trọng, không được áp dụng nhữhg hình phạt quá nặng ( vỗ mạnh, quật mạnh, . . . ) để không làm cho chó sợ và giữ mối liên hệ đã được thiết lập giữa nó và bạn.






Việc huấn luyện này cần được kết hợp với việc chấm dứt hẳn những hành động nghiêm vấm đối với chó. Muốn vậy cần chú ý theo dõi những hành động của con chó. Khi nó phạm lỗi, một chữ “ sai” nghiêm khắc cộng với những hành động kèm theo của bạn sẽ luôn mang lại những hiệu quả cần thiết, con chó sẽ nhanh chóng hiểu rằng chữ “sai” đó giống như sự trừng phạt đối với những hành động mà nó đang thực hiện và lạ6p tức sẽ ngừng ngay.






Khi huấn luyện này cần phải xuất phát từ những nguyên tắc bắt buộc đối với cả người huấn luyện và chó như sau :





1. Không được dùng mệnh lệnh này nếu như chú chó không phạm những lỗi như vậy. Nó sẽ không hiểu tại sao là như vậy. Chú chó của bạn phải được biết rằng lệnh “sai” có nghĩa là gì và nó phải dừng những hành động nào.





2. Nếu chó không thực hiện lệnh cần phải buộc nó thực hiện bằng cách ra lệnh kiên quyết hơn và dùng những hành động ngăn chặn mạnh tay hơn ( đôi khi phải dùng cả vũ lực ). Ví dụ : Con chó ngoạm lấy mũi giày và bắt đầu gặm, người chủ ra lệnh “ sai” và vỗ nhẹ vào mông nó. Tuy nhiên, con chó đã bắt đầu hăng lên. nó chẳng những không buông mũi giày ra mà lại gặm hăng hơn. Người chủ ra lệnh nghiên khắc hơn, vỗ mạnh hơn và nhất thiết phải giằng được chiếc giày ra. Mặc dù muốn vậy, phải bạnh hàm con chó.





3. Không ra lệnh nếu không đúng lúc, có nghĩa là không ra lệnh một lúc ngay sau khi con chó đã phạm lỗi. Ví dụ : khi về nhà người chủ nhìn thấy cuốn sách bị gặm nát hay một bộ quần áo bị xé rách. Chính con chó từ trước đã gây ra hành động này và dĩ nhiên là nó đã quên những việc mình đã làm. Nó sẽ không hiểu vì lý do gì mà nó bị trừng phạt bởi lẽ nó đã quên tất cả.





4. Không được lạm dụng lệnh này. điều đó có thể dẫn tới con chó sợ chủ.





5. Không nên để chó quên mất lệnh này ngay cả khi nó đã tỏ ra khá ngoan ngoãn. Thỉnh thoảng lên kích động nó phạm lỗi để sử dụng lệnh.






Những con chó con và chó trưởng thành thường hay nhặt tất cả những thứ người ta quẳng ra trên mặt đất. Đây không phải là thói quen do đói mà đây là một nhu cầu mang tính bẩm sinh, bởi lẽ ngay từ thời xa xưa laòi chó đã tự kiến ăn cho mình bằng các cách như vậy. Cần ngăn chặn điều này ngay từ khi chó còn nhỏ. Có thể sử dụng những hình thức như :






1. Hãy chuẩn bị những rào chắn. Vừa lúc con chó nhặt vật gì đó từ dưới đất hãy ném vào nó từ phía sau rào chắn và kêu “sai”. Mùa đông có thể dùng tuyết ném.





2. Trước khi đi dạo như thường lệ một người khác ( hoặc con chó không quen ) đặt một vài miếng thịt, miếng phô mai có tẩm tiêu ớt ( hay có thể dùng những thứ không độc và có vị đắng khác ). Khi ngoạm vào những “vị khách” được huẩn bị sẵn kiểu như vậy con chó sẽ kêu lên ăng ẳng, hoặc nhổ ( tỏ vẻ kinh sợ ) và chắc chẳng muốn ngay lập tức lặp lại ngay hành động như vậy nữa. Cần lặp lại một vài lần những bài học kiểu này. Thay đổi địa điểm, loại mồi và mùi vị, cũng như những đồ gia vị đắng.





3. Hãy dặt sẵn trên mặt đất mẩu mồi không tẩm gia vị đắng. Người chủ dùng dây xích giữ chó hay chỉ đơn giản là ở bên cạnh nó và chú ý theo dõi hành động của nó. Vừa khi con chó thữ ngoạm lấy mãu mồi người chủ nghiêm khắc ra lệnh “sai” đồng thời dùng roi quật nó khá đau. Bài học này cũng nên được tiến hành vài lần tại những địa điểm khách nhau với những loại mồi khác nhau. Nên kết hợp tất cả những hình thức kể trên. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.





Đai lưng vòng cổ và dây xích





Lúc chó 2 tháng tuổi người ta bắt đầu đeo vòng cổ mềm cho chó. Trước tiên là ở nhà trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó thì lâu hơn. Con dhó sẽ quen với việc này rất nhanh. Người ta dạy nó đeo đai lưng theo cách tương tự. Sau khi đã dạy cho chó quen với đai lưng, hãy dạy nó quen với dây xích. Hãy nên gài vào chó dây xích laọi nhẹ và thả nó tự do trên sàn. Sau 3-5 phút hãy nhặt lấy sợi dây và giật nhẹ nhằm không ngăn trở hoạt động vủa chó. Khi chó cố giằng mạnh sợi dây hãy nới lỏng dây ra và bước theo nó. Trong một ngày lập lại bài luyện từ 3-4 lần. khi chó đã quen hãy dẫn nó ra phố, cần phải dạy cho nó quen với vòng cổ. Tuy vậy chỉ đeo hẳn vòng cổ cho nó khi nó đã trên 4 tháng tuổi. Trước thời điểm này, hãy dùng đai lưng đưa chó đi dạo.






Đai lưng không được nới lỏng quá cũng không được chặt quá sẽ làm cản trở việc đi lại của chó. Nếu chó cảm thấy sợ hãi, hãy vỗ về âu yếm nó và hãy cho nó ăn kẹo. Vòng cổ phải làm bằng chất liệu mềm và không được xiết quá căng. Khoảng cách giữa vòng cổ và m1a chó phải đút vừa ngón tay trỏ.





Đi dạo





Thời gian đi dạo với chó con 2-3 tháng tuổi tăng dần. Nên chọn những tác nhân kích thích con chó ngày càng đa dạng và phức tạp để nó mở dần việc tiếp xúc với người, xe cộ và con vật. Tại những nơi đông người, trên đường phố chó cần phải được xích. Nếu con chó sợ điều gì cần phải vuốt ve an ủi nó. Trong khi tiến đến gần đối tượng làm cho chó sợ cần phải chứng tỏ cho nó tin rằng chẳng có gì thực sự đe dọa nó cả.






Bắt đầu từ tháng thứ 2 cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất của con chó. Việc phát triển thể chất có thể thông qua việc đi dạo trong bầu không khí trong lành và thông qua trò chơi. Trong trường hợp thời tiết xấu, những trò chơi có thể được tiến hành trong nhà. Thời gian đi dạo và độ dài quãng đường cần tăng lên dần dần. Các trò chơi ngày càng phải trở nên đa dạng và nhất thiết phải nhằm mục đích phát triển thể chất. Xin giới thiệu những trò chơi sau đây:




Vờn theo bóng




Trò chơi với những quả bóng cheo




Chạy giữa những hàng cây






Tất nhiên là những trò vui đùa cùng với các bạn của nó. Đừng có quên cho chó đi trên mặt đường nhựa bởi lẻ dắt chó đi trên đường nhựa bắt đầu với khoảng thời gian 15 phút là một việc làm cần thiết ngay từ khi con chó có thể đi ra phố. Thời gian đi này có thể gia tăng dần, hãy để ý hành động của con chó. Nếu nó uể oải và thường xuyên ngồi xuống thì có nghĩa là nó đã mệt. Hãy dẫn nó về.






* Từ 3-4 tháng





Nhiệm vụ : tiếp tục huấn luyện các lệnh “ về chỗ”, “ lại đây”,” nằm xuống”, “ sai”. Bắt đầu huấn luyện các lệnh “ cạnh”, “ đi chơi”, “ nhe răng”, “ đi tìm”. Tập cho chó đi dạo với vòng cổ. Dạy bò câu thang, dạy cách vượt qua chướng ngại vật không cao lắm. Tiếp tục những trò chơi và những cuộc đi dạo.





Cần củng cố và lặp lại một cách thường xuyên tất cả các lệnh đã huấn luyện trước đó. Việc huấn luyện những mệnh lệnh mới này có thể tiến hành trong nhà hay trên đường phố.





Cho tới thời điểm này chú chó của bạn đã được dạy làm quen với vòng cổ và dây xích. Từ tháng thứ tư trở đi bạn có thể dùng dây xích dắt chó đi ra ngoài. Tuy vậy hãy đừng quên đai lưng. Bạn sẽ còn cần dùng tới nó.






10.”Đi cạn”





Sau khi chó đã quen với vòng cổ và dây xích hãy chuyển sang dạy chó thói quen đi bên cạnh chủ. Ban đầu hãy ấn nó ngồi xuống cùng dây xích phía tay trái và ra lệnh “đi cạnh”. Kéo dây xích về phía trước. Khi nó bắt đầu đi hãy kéo nó sát vào mình. Trong khi đi hãy cố gắng không để con chó đi cách xa mình quá 1,5m. con chó có thể sẽ cố giật khỏi bạn. hãy cảnh báo những hành động của nó bằng việc ghìm chặt dây xích, xong không được giật mạnh. Nới lỏng dây để con chó có thể tự do đi bên bạn. nhân tiện đó hãy vuốt ve vỗ về nó.






Nếu con chó tỏ ra rất sợ hãi, hãy ngừng ngay hành động đó. An ùi nó bằng cách vỗ về và cho nó kẹo, sau đó lại tiếp tục. Tiếp tục những bài tập như vậy 2-3 lần/ngày và kéo dần dần cuộc hành trình cần chú ý đến độ tuổi của chó. Những việc mà nó không thể làm được tại độ tuổi đó ( nó không nhẫn nhục được lâu ). Vì vậy không thể đòi hỏi việc nó thực hiện mệnh lệnh này một cách đặc biệt tuyệt đối. Điều quan trọng là phải dạy nó đi cạnh bạn cùng với dây xích mà bạn không cần giật dây khốngchế, trong một khoảng cách không quá xa ( chó không xa quá chủ ).






Trong lúc đi con chó thường đi xao lãng, nó hay tụt hậu hay vượt lên trước. Trong trường hợp như vậy hãy giật nhẹ dây và ra lệnh “ đi cạnh”. Mệnh lệnh có thể đi liền với hành động giật dây một chút ( xong không được làm ngược lại ). Nếu con chó thực hiện đúng sẽ khen ngợi nó và thưởng kẹo cho nó. Thường hợp này có thể dùng gậy hay roi để chỉnh cho nó. Hãy dùng tay phải giơ roi ra trước mặt nó.





“Đi chơi”





Sau khi chó đã quen với mệnh lệnh đi sát vào chủ, người ta dạy nó đi chơi bằng lệnh “ Đi chơi!”. Muốn vậy cần tháo dây xích, ra lệnh “ đi chơi”, đồng thời vung tay về phía trước khuyến khích con chó chạy đi. Sau khi nhỉ một chút í và trong trường hợp con chó bắt đầu chạy đi chơi khá xa bạn hãy gọi lại bằng lệnh “ lại đây!”. Khi nó thực hiện hãy không quên khen nó “ Giỏi” và thưởng kẹo cho nó. Lặp lại bài tập này sau 2-3 lần, sau đó lại tiếp tục đi dạo với con chó bằng lệnh “ đi cạnh!”






Khi ra lệnh “ đi chơi!” giọng người chủ phải vui vẻ phóng đạt bởi lẻ đó là một thời gian dễ chịu với con chó.





Tập đi cầu thang





Hãy dạy con chó tập đi cầu thang cùng với đai lưng và dây xích. Dùng dây xích dắt chó đi bên trái đến bên cầuthang với cácbậc lên xuống không cao lắm. Ra lệnh “Tiến lên!” và dắt con chó sau mình. Lúc đầu khi leo lên con chó sẽ sợ. Trường hợp đó bạn vừa giữ dây xích nối với dây đai lưng con chó, tay còn cầm kẹo dứ ra trước mặt nó, sao cho nó không thể ngay lập tức với được chiếc kẹo và buộc phải bước lên theo bậc cầu thang. Khi con chó đã bước lên được vài bước hãy cho nó chiếc kẹo và lại tiếp tục. Khi nó leo lên hết hãy khen nó. Nghỉ một chút rồi lại tiếp tục bài tập.





Mới đầu chỉ nên cho chó leo một nhịp vầu thang. Sau đó hãy nâng dần khối lượng bài tập thể để con chó không mỏi. Mới đầu hãy tập cho chó leo cầu thang phía bên trái mình, sau đó hãy dạy nó tự do leo bằng lệnh “ tiến lên!”.





“ Tiến lên!”





Bạn ra lệnh này nếu muốn con chó đi, chạy lên phía trước. Hãy ra mệnh lệnh này khi ra khỏi thang máy, khi bước vào cổng hay vào nhà, khi bước lên xe cộ.





Vượt chướng ngại vật





Hãy bắt đầu tập cho chó thói quen vượt những chướng ngại vật. Mới đầu hãy tạo đệm nhảy cho chó sau đó tập cho chó nhảy không có điểm đệm.






Thí dụ : Điểm đệm 1 Điểm đệm 2 Chướng ngại vật






Trong lúc đi dạo hãy đưa chó đến những khúc gỗ dầy khoảng 10 cm nằm ngang, ra lệnh “ Tiến lên” đồn thời ném một đồ vật qua chướng ngại vật. Trước đó cần phải làm quen với món đồ chơi đó ( một vách sơ bộ ).






Sau mỗi lần con chó vượt qua chướng ngại vật hãy khen ngợi nó. Khi dạy cho chó không có điểm đệm hãy đặt tấm ván gỗ bằng thân cây cao cách đất 10cm. Trong lúc đi dạo ra lệnh “ tiến lên” đồng thời ném một đồ chơi qua chướng ngại vật. Để đạt được mục đích như vậy trong lúc ra lệnh “ tiến lên” đồng thời ném một đồ vật qua tấm ván. Hãy đừng quên khen ngợi con chó. Để con chó của bạn không mệt mỏi không nên tập quá 3-4 lần mỗi ngày. Nâng dần độ cao của chướng ngại vật. Đến cuối tháng tư độ cao này nên đạt đến 25-30 cm và không nên tập cho chó những chướng ngại vật cao hơn nhằm tránh làm tổn thương đến chân và lưng chú chó chưa trưởng thành của bạn. Chú chó phải hình dung được cách thức vượt chướng ngại vật và không được có cảm giác sợ hãi nó. Bài tập này sẽ được tiến hành một các thực sự tại bài tập luyện sau khi con chó đã được hơn 10 tháng tuổi.






Trong thời gian này cần dạy chó đi theo những khúc gỗ đặt trên mặt đất, và tiếp theo đó là đi trên những chiếc ghế dài thấp. Đây sẽ là bước chuẩn bị cho bài tập đi cầu thăng bằng khi con chó đã trưởng thành hơn.






Sau khi đã đặt chó ở đầu một khúc gỗ hay đầu một chiếc ghế dài phía bên tay trái mình, tay phải bạn nhất thiết phải giữ lấy đai lưng tay trái giữ lấy bụng nó. Khi ra lệnh “ tiến lên” hãy dắt nó đi dọc trên khúc gỗ lặp lại bài tập 2-3 lần. sau khi nghỉ một chút hãy tập cho chó nhẩy hãy khen nó. Nếu con chó tập bài tập này thì hãy nhừng lại, sua một khoảng thời gian sẽ bắt đầu lại.






Cần phải chú ý để con chó không bị trượt xuống, không được nhầm lẫn. Điều này sẽ làm cho nó có cảm giác sợ hãi trong nhiều ngày.





Nhe răng ra





Các chuyên gia sẽ phải quan sát con chó nhiều lần để xác định sữ tăng trưởng và phát triển của nó. Trong công tác này có cả việc xem xét trạng thái răng lợi. Vì vạ6y con chó dạy cách nhe răng ra mà không hề phản ứng lại hay sợ hãi.






Sau khi để con chó ngồi ở phía trên tay trái hãy ra lệnh “ Nhẹ nhàng ra” và đồng thời lấy tay vạch mõm nó ra. Mới đầu lòng bàn tay phải đặt dưới mõm con chó, bàn tay traí để phía trên. Không để con chó nhe mõm ra. Điều đó sẽ làm khó xác định kiểu cắn khít răng của nó. Sau một lúc hãy thả nó ra và khen ngợi nó. Sau 5 phút hãy làm lại bài tập.





Cắp vật





Nhằm dạy cho chó nhặt và mang đồ vật mà người chủ ném đi. Nên sử dụng những đồ chơi và vật chó thích gặm. Hãy dứ dứ món đồ chơi trước mặt con chó quẳng nó đi và ra lệnh “ Cắp vật” vừa lúc con chó chạy đi và ngoạm lấy món đồ hãy ra lệnh “ lại đây” và chạy cách khoảng con chó một chút. Trong hầu hết các trường hợp con chó bị cuốn hút bởi trò chơi sau khi nhận thấy rằng bạn chạy cách xa nó và sau khi nghe thấy mệnh lệnh quen thuộc “lại đây” sẽ ngoạm món đồ chơi chạy lại phía bạn. Trong lúc đó hãy lập tức ra lệnh “ đưa đây” và một tay thưởng kẹo cho nó tay kia nắm lấy món đồ chơi. Hãy khen ngợi con chó. Lặp lại bài tập sau 5- 10 phút. Nếu khi nghe lệnh “ cắp vật” con chó không phản ứng và không chạy lại món đồ chơi được ném đi, bạn hãy kiếm một sợi dây nhỏ buộc vào món đồ chơi và kéo lê nó trên mặt đất dường như nó là một vật thể sống động, tiếp theo hãy làm theo những cách đã hướng dẫn ở trên. nếu như biện pháp này tỏ ra không có hiệu quả hãy nghỉ một chút và lặp lại như cũ.





Đi dạo





Việc đùa chơi và đi dạo trong độ tuổi này cần phải vừa đủ với các hình thứcvận động vừa phải. Đến tháng thứ tư con chó bắt đầu xuất hiện một số nét của con chó tơ. Những nét này gắn liến với việc hình thành tiếp theo của cơ thể nó cùng với việc thay lông, răng. Lúc này ở chó ngày càng biểu hiện rõ nét hơn những nét đặc thù dònggiống củanó. Tới tháng thứ 6 bạn đã có thể đoán được những phẩm chất và những khiếm khuyết của chú chó bạn.





Đứng yên





Mệnh lệnh “đứng yên” được luyện cho chó sau lhi nó đã thành thục các lệnh “ ngồi xuống” và “ nằm xuống”. Đây là một mệnh lệnh rất khó đối với con chó. Bởi lẻ nó đòi hỏi con chó một sự kiên nhẫn cà chịu đựng mà nó không có. Mới đầu người ta huấn luyện nó tại nhà để nó trong tư thế rình mồi tiêu biểu của nó. Trong lúc nhắc lại lệnh “ đứng yên”, hãy cầm dây xích và đưa tay đỡ bụng nó. Sau khi giữ con chó 10 –15 giây hãy khen ngợi nó và ngay lập tức thả nó ra.






Cần để ý tới tư thế của chân sau, tư thế đầu ( cần ngẩng cao đầu ) và tư thế của lưng. Khi con chó đã thực hiện được những điều người ta yêu cầu, hãy tập lệnh này cho nó không cần dây xích tại địa điểm là trên đường phố.






Cần phải dạy cho chó biết đứng lại trước khi ra đường. Muốn vậy trước khi bạn bước ra đường bạn phải lặp lại mệnh lệnh này cũng có thể nói từ “ dừng”. Cần phải dạy cho chó lúc nào cũng biết dừng lạibất kể xe cộ thưa hay vắng và dừng lại từ 10-20 giây. Con chó cần phải hiểu rằng nhất định nó phải dừng lại trước khi bước ra đường và không được ra đường một mình.





Mệnh lệnh “ đứng yên” có tác dụng rất lớn trong khi giám định bề ngoài của con chó tại các cuộc triển lãm. Trong lúc chó được 10 tháng tuổi cần chuyển từ công tác giáo dục sang việc huấn luyện một cách có hệ thống tại các bãi huấn luyện. trong suốt quá trình huấn luyện mang tính giáo dục ( vuốt ve và khen ngợi ) cũng như mang mục đích phục vụ ( khen ngợi và cưỡng bức ) con chó của bạn sẽ phát triển về mặt thể chất sẽ đào luyện được cơ quan cảm giác, trí nhớ và tất cả các khả năng khác. Nó cũng phát triển bản năng tồn tại của nó một cách mạnh mẽ mang lại khả năng phục vụ người chủ thực sự. Mỗi chúng ta cần phải nhớ rằng để có thể huấn luyện thành công một con chó, khả năng tiếp xúc và liên hệ của người huấn luyện và con chó của mình đóng một vai trò chủ chốt. Đây cũng là một đảm bảo cho một quá trình huấn luyện một con chó luôn trong trạng thái sợ hãi.






Một vài đặc điểm của chó 4- 6 tháng tuổi:





- 04 tháng tuổi : Vào thời điểm này chó thay lông và răng sữa. Vì vậy việc chăm sóc chó cũng thay đổi ít nhiều. cần chăm sóc cho bộ lông của nó một cách có hệ thống. Với những vùng da chưa mọc lông chúng ta phải dùng nỉ mền khi cọ rửa cho nó. Trong thời kỳ thay tăng, chó cảm thấy ngứa lợi đôi khi có nhiều biểu hiện mệt mỏi và kém ăn, lúc này con chó có thể làm nhiều việc gây khó chịu, chó luôn luôn có biểu hiện cắn gặm lung tung suốt ngày. trong thời kỳ này người nuôi chó phải cất đi những vật cần thiết. Đồng thời cũng chuẩn bị cho nó sẵn một ít đồ chơi bằng cao su đúc, hoặc những cục xương, . . . những vật mà không làm cho nó thương tổn lợi răng. Thời gian thay răng kéo dài từ một đến hai tháng. Đồng thời chấm dứt nhanh chóng sau khi chó thay răng xong.





- 05-06 tháng tuổi: vào thời điểm này con chó có thể bơi một cách thoải mái từ 10-15m. Việc giáo dục thể chất vào giai đoạn này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẻ đối với việc phát triển thể chất của nó, chỉ đi dạo và chơi đùa thôi thì chưa đủ. Cần thường xuyên hướng dẫn cho chó tham gia vào các hoạt động tích cực như chạy xa, nhảy qua chướng ngại vật không lớn quá, băng qua những địa thế gồ ghề, lao lên và băng xuống những dốc dựng đứng. Những hoạt động này sẽ cho phép nâng cao tốc độ và tính linh hoạt trong những hoạt động của chó, cho phép nó thực hiện những côngviệc đòi hỏi cường lực cao hơn.






- 06- 07 tháng tuổi: những ngày nắng ấm cho chó tập bơi. Tập bơi là bài tập phát triển thể chất lý tưởng đối với con chó, đồng thời sẽ thành một niềm thích thú với con chó khi đã quen với bài tập này.






Chú ý : khi tắm rửa,tập bơi cho chó ở những vùng nước sạch, đồng thời phải tập dần cho chó trở thành thói quen, không được cưỡng bức. Việc bơi lội, tắm rửa đối với con chó cần phải tạo cho con vật trở thành thú vui hấp dẫn. Mọi hành động cưỡng bức đều chỉ đưa tới kết quả là con chó sợ nước.






Sẽ là rất có lợi cho conchó nếu để cho nó chạy theo xe đạp trong khoảng 0,5 -1km với tốc độ 8-10 km/h với khoảng cách ngắn 50-70m cần để cho nó chạy với tốc độ cao hơn. Điều này sẽ dạy cho con chó trong thời điểm cần thiết có thể huy động và sử dụng một cách đầy đủ khả năng của nó.






Đi dạo bằng xe đạp với con chó cần phải tiến hành không dưới 2 lần/ngày. Trong trường hợp không có xe đạp thì cần tiến hành cuộc những cuộc đi dạo dài hơn dài hơn ngoài giờ huấn luyện. sẽ là rất có lợi trong khi đi dạo nếu để con chó chạy đua hay theo những quả bóng hay vây gậy được ném ra.






Có thể tổ chức hoạt động chạy trên những địa thế gồ ghề. Khuyến khích con chó bằng vách chính mình chạy trên những quãng khó. Cũng có thể sử dụng vai trò dùng gậy bằng cách ném chiếc gậy nhỏ ra một quãng đường gồ ghề. Khoảng 3-4 lần ném gậy với khoảng cách 20-30m sẽ là một hình thức tập luyện tốt với con chó. Tuy vậy không được làm cho nó mệt.






“Trong quá trình phát tirển của một con chó, việc giáo dục có một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với cái người ta tưởng. Con chó là một hình ảnh trung thực phản ánh người chủ nó. Ta càng tỏ ra thân thiện yêu mến và chú ý nó bao nhiêu ta càng đối xử tốt với nó bấy nhiêu. Ta càng tập luyện với nó một cách thông minh bao nhiêu thì conchó của ta sẽ càng trở nên ngoan ngoãn và sáng dạ bấy nhiêu.” (BREM)






Mỗi một con chó có chút thông minh đều hiểu một góc độ nhất định nào đó của những từ nó nghe thấy. Tuy vậy cái mà nó hiểu được hơn lại là những sắc thái ngữ điệu của câu nói. Chính bởi vậy những mệnh lệnh, câu gọi, lời đe dọa phải có ngữ điệu ổn định. Các mệnh lệnh cần phải được đưa ra một cách rõ ràng, mang tính sai khiến rõ rệt, nghiêm khắc, không kêu gào, không được đe dọa hay đùa cợt. Những lời gọi đùa nó cần phải được phát âm với những ngữ điệu khác biệt.






Những khi mắng chó, giọng bạn phải nghiêm túc chứ không được đùa cợt.tất cả các lệnh dạy chó luôn cần được củng cố và nhắc lại để con chó của bạn không dần quên mất. Trong khi tiến hành bất kỳ hoạt động dạy dỗ nào đối với conchó chú ý rằng ngay cả những con chó thông minh nhất cũng không được ý thức nghĩa vụ của một con người. Chính vì vậy, thậm chí khác với một đứa trẻ , con chó sẽ chỉ hợp tác với bạn chừng nào nó thích. Và cũng chính vì vậy việctrừng phạt một con chó khi đó sẽ luôn luôn là vô nghĩa và còn rất tai hại bởi lẻ điều đó sẽ làm cho con chó mất hẳn hứng thú đối với loại hình hoạt động đó. Chỉ có thói quen mới bắt buộc được con chó nhảy qua những chướng ngại vật, hay dò tìm dấu vết khi mà thậm chí nó không có hứng. Vì vậy chừng nào con chó chưa có thói quen thực hiện mệnh lệnh cụ thể thì nhất định đặc biệt ở giai đoạn đầu của công tác huấn luyện phải giảm đi một số thời lượng hay ngừng hẳn bài học nếu con chó tỏ ra không hứng thú.





Mỗi con chó đều có tính cách riêng. Hãy tôn trọng những cá tính của nó, hãy đối xử một cách khoan dung hơn với một số khiếm khuyết của nó( nếu như bạnh không thể sửa đổi ). Đối với con chó, người chủ là ông chúa trời, là người bạn, là người sai khiến. Người chủ thậm chí đôi khi còn là những gì quý giá nhất đối với con chó như mạng sống của nó. Bạn cần phải thu phục được tính hung hãng của nó. Con chó của bạn hoàn toàn 100% tin tưởng bạn.

Nguồn : phuquocdog.net
 
bài viết có kiến thức và kinh nghiệm thực tế. cám ơn anh đã trích dẫn, cám ơn tác giả đã bỏ tâm huyết vào bài viết!
 
Top