hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(LĐ) - Tuấn bước qua hàng rào, Phi Phi và Văn Văn liền quay ngoắt lại mặt đối mặt, hạ thấp đầu sát đất, nhô cái sừng nhọn hoắt như đã sẵn sàng húc tung đối phương.
Lùi lại một bước, Tuấn đưa tay về phía trước đẩy cái đầu hầm hố đang hướng về mình, rồi miệng ra lệnh cho chúng dừng lại.
Phi Phi và Văn Văn tỏ ra thân thiện với chàng "bảo mẫu" Thái Ngọc Tuấn.
"Bảo mẫu" thuần tê giác
Phi Phi (con cái) và Văn Văn (con đực) - tên thường gọi của cặp tê giác trắng Nam Phi đầu tiên được nuôi dưỡng tại Thảo Cầm viên Sài Gòn. Theo thạc sĩ Phạm Anh Dũng - Đội trưởng Động vật, tên Phi Phi để kỷ niệm nơi quê hương chúng sinh ra - Nam Phi, còn Văn Văn kỷ niệm nơi nó đang sinh sống - Việt Nam. "Phần đông họ và tên của phái mạnh người Việt đều lót chữ "Văn", lấy chữ "Văn" đặt cho con đực còn thể hiện sự sung sức của nó như phái mạnh" - anh Dũng giải thích thêm.
Phi Phi và Văn Văn rời quê hương Nam Phi đến định cư nơi Sở thú trên mảnh đất Sài thành đã tròn 1 năm. Chừng ấy thời gian cũng đã làm thay đổi tính tình của một loài động vật hoang dã vốn được mệnh danh hiếu chiến. Tôi may mắn được anh Thái Ngọc Tuấn - 26 tuổi, mọi người hay gọi "bảo mẫu tê giác" - dẫn vào tận nơi sinh hoạt của Phi Phi và Văn Văn.
Khuôn viên rộng khoảng 1.000m2, bao bọc bởi một hàng rào cao hơn 2m bên ngoài và bên trong lại thêm lớp hàng rào xung điện cao 50cm. Thấy khách lạ vào nhà, chúng đang chạy đùa, bỗng đứng sững lại, rồi tiến thẳng về hướng chúng tôi. Nó tiến gần đến nỗi tôi có thể đưa tay chạm đôi sừng rắn rỏi và lạnh ngắt.
Tuấn bước qua hàng rào, Phi Phi và Văn Văn liền quay ngoắt lại mặt đối mặt, hạ thấp cái đầu to tướng sát đất nhô cái sừng nhọn hoắt như ở tư thế sẵn sàng húc tung đối phương. Lùi lại một bước, anh đưa tay về phía trước đẩy cái đầu to tướng đang hướng về mình, miệng ra lệnh cho chúng dừng lại. Những động tác vuốt ve, vỗ nhẹ vào cổ, gãi gãi lên lớp da dày cộm của "bảo mẫu" như thuật thôi miên khiến cả 2 con thú Phi Phi và Văn Văn tỏ ra thân thiện.
"Phải mất hơn 3 tháng, tôi mới tiếp xúc được với chúng. Lúc mới đầu, vừa mừng lại vừa sợ. Mừng vì đầu tiên trong đời trực tiếp chăm sóc cho một loài thú quý hiếm chưa từng xuất hiện ở Thảo Cầm viên Sài Gòn. Sợ vì tê giác vốn là loài động vật hoang dã có nội công thâm hậu và thứ vũ khí lợi hại - đôi sừng - cộng với cái tính khí hiếu chiến.
Có lần vào dọn vệ sinh, vô tình đánh rơi cái xô xuống đất, làm chúng hoảng hốt và húc thẳng vào người mình. Cũng may nhờ có đề phòng nên chỉ sây sát nhẹ. Bây giờ, tuy đã tiếp xúc vuốt ve, sờ đầu, nhưng tôi vẫn chưa an tâm, vì dù sao sừng của chúng cũng cứng hơn sừng... của mình. Chẳng may mà trúng đòn, e rằng cả đời này tôi không thể cưới vợ, sinh con" - Tuấn hóm hỉnh kể.
Sừng mất thì người cũng mất... việc
Trong lịch sử 144 năm hình thành, lần đầu tiên loài động vật hoang dã quý hiếm - tê giác - có mặt tại Sở thú (nay là Thảo Cầm viên Sài Gòn). Là động vật vẫn còn xa lạ với nhiều người, nên từ khi đến ở ngôi nhà mới, đã có không ít câu chuyện vui xoay quanh 2 con tê giác này.
Ngay hôm đầu tiên đón tiếp Phi Phi và Văn Văn, một chị nhân viên nửa đùa nửa thật nói với anh Tuấn: "Sáng mai dọn chuồng trại, nhớ giữ lại phân của chúng". Đã không ít lần nghe các câu chuyện đồn đại về những bài thuốc từ tê giác, nên anh Tuấn thật thà hỏi: "Lấy phân tê giác làm thuốc gì?". "Lấy phân đem đi sàng xem có viên kim cương nào không, chứ thuốc với men gì? Nghe nói Nam Phi là mỏ kim cương cơ mà..." - chị nhân viên vừa cười vừa đáp.
Trong năm qua, có một thời gian báo chí rộ lên chuyện buôn bán sừng tê giác tại Nam Phi, nên cặp sừng của Phi Phi và Văn Văn lại trở thành chủ đề nóng. Cách đây không lâu, một số loài chim quý nuôi tại Thảo Cầm viên đã bị kẻ trộm lẻn vào ẵm gọn, dù được nhốt trong lồng và bảo vệ nghiêm ngặt.
Từ bài học sự cố mất chim quý, thạc sĩ Phạm Anh Dũng tiết lộ, để bảo vệ 2 con tê giác cùng cặp sừng quý hiếm đang trong độ phát triển, quanh khuôn viên đều gắn camera quan sát cả ngày lẫn đêm. "Mỗi sáng sớm bước vào chuồng, công việc đầu tiên tôi làm là kiểm tra xem cặp sừng quý hiếm của chúng còn hay mất. Sừng còn người còn, sừng mất người cũng mất... việc" - anh Tuấn cười nói.
Đến Tết này, Phi Phi được 4 tuổi, cân nặng khoảng 1,2 tấn và Văn Văn 6 tuổi, cân nặng khoảng 1,6 tấn. Mỗi ngày, Phi Phi và Văn Văn xơi hết 140kg thức ăn. Hiện cả 2 đang bước sang giai đoạn sinh sản, thạc sĩ Phạm Anh Dũng hy vọng năm tới có thể phối giống cho Phi Phi và Văn Văn. Còn với anh Thái Ngọc Tuấn thì hy vọng đến Tết năm sau, mình có thể thuần phục, cưỡi trên lưng Phi Phi và Văn Văn để mọi người chiêm ngưỡng.
Tê giác trắng hay còn gọi tê giác miệng vuông (tên khoa học Ceratotherium Simun, tên tiếng Anh là White Rhinoceros). Khoảng 5-6 năm tuổi, tê giác trắng bắt đầu có khả năng sinh sản. Thời gian mang thai khoảng 480 ngày và sau khi sinh con khoảng 2-3 năm, tê giác mới tiếp tục chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trên mõm của tê giác trắng có 2 sừng, miệng hình vuông rộng. Chúng cân nặng tối đa khoảng 3.000kg và sống thọ đến 60-70 tuổi.
Theo Lao Động
Lùi lại một bước, Tuấn đưa tay về phía trước đẩy cái đầu hầm hố đang hướng về mình, rồi miệng ra lệnh cho chúng dừng lại.
Phi Phi và Văn Văn tỏ ra thân thiện với chàng "bảo mẫu" Thái Ngọc Tuấn.
"Bảo mẫu" thuần tê giác
Phi Phi (con cái) và Văn Văn (con đực) - tên thường gọi của cặp tê giác trắng Nam Phi đầu tiên được nuôi dưỡng tại Thảo Cầm viên Sài Gòn. Theo thạc sĩ Phạm Anh Dũng - Đội trưởng Động vật, tên Phi Phi để kỷ niệm nơi quê hương chúng sinh ra - Nam Phi, còn Văn Văn kỷ niệm nơi nó đang sinh sống - Việt Nam. "Phần đông họ và tên của phái mạnh người Việt đều lót chữ "Văn", lấy chữ "Văn" đặt cho con đực còn thể hiện sự sung sức của nó như phái mạnh" - anh Dũng giải thích thêm.
Phi Phi và Văn Văn rời quê hương Nam Phi đến định cư nơi Sở thú trên mảnh đất Sài thành đã tròn 1 năm. Chừng ấy thời gian cũng đã làm thay đổi tính tình của một loài động vật hoang dã vốn được mệnh danh hiếu chiến. Tôi may mắn được anh Thái Ngọc Tuấn - 26 tuổi, mọi người hay gọi "bảo mẫu tê giác" - dẫn vào tận nơi sinh hoạt của Phi Phi và Văn Văn.
Khuôn viên rộng khoảng 1.000m2, bao bọc bởi một hàng rào cao hơn 2m bên ngoài và bên trong lại thêm lớp hàng rào xung điện cao 50cm. Thấy khách lạ vào nhà, chúng đang chạy đùa, bỗng đứng sững lại, rồi tiến thẳng về hướng chúng tôi. Nó tiến gần đến nỗi tôi có thể đưa tay chạm đôi sừng rắn rỏi và lạnh ngắt.
Tuấn bước qua hàng rào, Phi Phi và Văn Văn liền quay ngoắt lại mặt đối mặt, hạ thấp cái đầu to tướng sát đất nhô cái sừng nhọn hoắt như ở tư thế sẵn sàng húc tung đối phương. Lùi lại một bước, anh đưa tay về phía trước đẩy cái đầu to tướng đang hướng về mình, miệng ra lệnh cho chúng dừng lại. Những động tác vuốt ve, vỗ nhẹ vào cổ, gãi gãi lên lớp da dày cộm của "bảo mẫu" như thuật thôi miên khiến cả 2 con thú Phi Phi và Văn Văn tỏ ra thân thiện.
"Phải mất hơn 3 tháng, tôi mới tiếp xúc được với chúng. Lúc mới đầu, vừa mừng lại vừa sợ. Mừng vì đầu tiên trong đời trực tiếp chăm sóc cho một loài thú quý hiếm chưa từng xuất hiện ở Thảo Cầm viên Sài Gòn. Sợ vì tê giác vốn là loài động vật hoang dã có nội công thâm hậu và thứ vũ khí lợi hại - đôi sừng - cộng với cái tính khí hiếu chiến.
Có lần vào dọn vệ sinh, vô tình đánh rơi cái xô xuống đất, làm chúng hoảng hốt và húc thẳng vào người mình. Cũng may nhờ có đề phòng nên chỉ sây sát nhẹ. Bây giờ, tuy đã tiếp xúc vuốt ve, sờ đầu, nhưng tôi vẫn chưa an tâm, vì dù sao sừng của chúng cũng cứng hơn sừng... của mình. Chẳng may mà trúng đòn, e rằng cả đời này tôi không thể cưới vợ, sinh con" - Tuấn hóm hỉnh kể.
Sừng mất thì người cũng mất... việc
Và ngoạm cỏ voi.
Trong lịch sử 144 năm hình thành, lần đầu tiên loài động vật hoang dã quý hiếm - tê giác - có mặt tại Sở thú (nay là Thảo Cầm viên Sài Gòn). Là động vật vẫn còn xa lạ với nhiều người, nên từ khi đến ở ngôi nhà mới, đã có không ít câu chuyện vui xoay quanh 2 con tê giác này.
Ngay hôm đầu tiên đón tiếp Phi Phi và Văn Văn, một chị nhân viên nửa đùa nửa thật nói với anh Tuấn: "Sáng mai dọn chuồng trại, nhớ giữ lại phân của chúng". Đã không ít lần nghe các câu chuyện đồn đại về những bài thuốc từ tê giác, nên anh Tuấn thật thà hỏi: "Lấy phân tê giác làm thuốc gì?". "Lấy phân đem đi sàng xem có viên kim cương nào không, chứ thuốc với men gì? Nghe nói Nam Phi là mỏ kim cương cơ mà..." - chị nhân viên vừa cười vừa đáp.
Trong năm qua, có một thời gian báo chí rộ lên chuyện buôn bán sừng tê giác tại Nam Phi, nên cặp sừng của Phi Phi và Văn Văn lại trở thành chủ đề nóng. Cách đây không lâu, một số loài chim quý nuôi tại Thảo Cầm viên đã bị kẻ trộm lẻn vào ẵm gọn, dù được nhốt trong lồng và bảo vệ nghiêm ngặt.
Từ bài học sự cố mất chim quý, thạc sĩ Phạm Anh Dũng tiết lộ, để bảo vệ 2 con tê giác cùng cặp sừng quý hiếm đang trong độ phát triển, quanh khuôn viên đều gắn camera quan sát cả ngày lẫn đêm. "Mỗi sáng sớm bước vào chuồng, công việc đầu tiên tôi làm là kiểm tra xem cặp sừng quý hiếm của chúng còn hay mất. Sừng còn người còn, sừng mất người cũng mất... việc" - anh Tuấn cười nói.
Đến Tết này, Phi Phi được 4 tuổi, cân nặng khoảng 1,2 tấn và Văn Văn 6 tuổi, cân nặng khoảng 1,6 tấn. Mỗi ngày, Phi Phi và Văn Văn xơi hết 140kg thức ăn. Hiện cả 2 đang bước sang giai đoạn sinh sản, thạc sĩ Phạm Anh Dũng hy vọng năm tới có thể phối giống cho Phi Phi và Văn Văn. Còn với anh Thái Ngọc Tuấn thì hy vọng đến Tết năm sau, mình có thể thuần phục, cưỡi trên lưng Phi Phi và Văn Văn để mọi người chiêm ngưỡng.
Tê giác trắng hay còn gọi tê giác miệng vuông (tên khoa học Ceratotherium Simun, tên tiếng Anh là White Rhinoceros). Khoảng 5-6 năm tuổi, tê giác trắng bắt đầu có khả năng sinh sản. Thời gian mang thai khoảng 480 ngày và sau khi sinh con khoảng 2-3 năm, tê giác mới tiếp tục chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trên mõm của tê giác trắng có 2 sừng, miệng hình vuông rộng. Chúng cân nặng tối đa khoảng 3.000kg và sống thọ đến 60-70 tuổi.
Theo Lao Động