• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tâm lý người và chó đi show, Anh em đọc và suy ngẫm.

Hung.tinhyeu

Active Member
Tâm lý người và chó đi show

Tony đã từng sở hữu nhiều giống chó khác nhau từ khi anh còn nhỏ tới bây giờ, nhưng điều làm Tony thực sự thu hút đó chính là loài chó Rottweiler của một nhà hàng xóm. Từ khi chuyển tới nơi ở mới, Tony đã quyết định sở hữu 1 con như thế, và mơ ước muốn được giới thiệu chú chó Rottweiler của mình tới mọi người, từ hình dáng, thần thái cho tới các cử chỉ nhỏ khác của nó.

Tuy công việc của Tony khá bận bịu, nhưng Tony luôn dành một chút thời gian ít ỏi để đi tìm kiếm loài chó Rottweiler này. Và thật may mắn thay, Tony đã tìm được một người đang rao bán 1 chú chó con 6 tháng tuổi. Trong thời gian nghỉ hè của mình, Tony đã quyết định cho chú chó Rotweiler của mình, tham gia một số chương trình biểu diễn, trước khi anh quay trở lại đi làm. Có vẻ thật thú vị!
Nhưng không, đó lại là một tai nạn!

Khi Tony tới nơi diễn ra chương trình, chú chó Rottweiler của anh đã không ra khỏi xe. Tony đã cố gắng bế nó ra, và đặt trên đường. Lúc này chú chó Rottweiler của anh cúi mặt xuống, nằm ra đường, và đuôi cũng cụp lại. Tony đã cố gắng để đưa chú chó Rottweiler của mình vào tham gia buổi biểu diễn Ring 8. Tony vô cùng bất ngờ khi được thấy rất nhiều chú chó giống Rottweiler ở đây, và anh có chút lo lắng. Tim anh bắt đầu đập nhanh, lòng bàn tay cũng đổ mồ hôi.
Lúc này chú chó Rottweiler của Tony được xích lại để tránh va chạm với những chú chó khác, và anh đã cố hết sức để thể hiện sự huấn luyện của mình đối với con chó của mình. Nhưng rồi anh làm rơi sợi dây xích, còn chú chó Rottweiler thì bắt đầu đánh hơi mặt đất, xung quang chỗ Tony đứng. “ KHÔNG “ được đánh hơi nữa, Tony quát lên. Chú chó Rottweiler quay đi, thở hổn hển. Tony cố giữ cho con chó Rottweiler của mình không chạy luẩn quẩn quanh mấy chiếc vòng và để nó có thể đúng lên theo điều khiển trước mặt ban giám khảo. Kết quả hôm đó là chú chó Rottweiler của anh không được lọt vào vòng trong. Tony thất vọng ra về với chút nước mắt.
Nguyên nhân của sự căng thẳng như trên:
Những môn thể thao này đòi hỏi cả người huấn luyện “ Hander “ và chú chó của mình phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Sự căng thẳng có thể xuất hiện rất dễ ở cả hai, và sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả khi tham gia dự thi. Sự căng thẳng sẽ dẫn tới khủng hoảng tâm lý như một mắt xích của nó vậy. Khi nghiên cứu về các dấu hiệu sinh lý của sự căng thẳng ở cả 2 đối tượng này ( Xem thêm : Dấu hiệu của căng thẳng ), chúng tôi phát hiện nhiều điểm tương đồng. Chúng ta hãy nhìn vào người huấn luyện trước: Tại sao nhiều người có thể thực hiện tốt trong những hoàn cảnh tương tự thế?

Con người là nhân tố chính:
Tiến sĩ Enid Richey, nhà tâm lý học lâm sàng chuyên cấp phép cho những người điều trị căng thẳng sau chấn thương, đã cho rằng: Sự cẳng thẳng này là do 2 yếu tố, di truyền và hấp thu từ môi trường sống: “ Có vẻ như nhân tố di truyền từ giống hoặc các nhân tố hấp thu được trong quá trình sống đã thể hiện qua nhiều thế hệ về rối loạn lo âu ”
Tiến sĩ đã nghiên cứu ở những bà mẹ trẻ có em bé mới sinh. Họ rất lo lắng cho đứa con của mình, bằng chứng là liên tục lau sạch mặt và chân tay cho con, luôn để đứa trẻ tránh xa bụi bẩn và vi trùng! Khi đứa nhỏ lớn lên, chúng cũng bị ám ảnh bởi vi khuẩn và bụi bẩn. Điều đó chính là từ người mẹ đã làm ảnh hưởng tới con. Tiến sĩ Richey cũng thấy rằng một số người không có tiền sử gia đình bị chứng rối loạn này, nhưng lại cực kì lo lắng.
Một số kết quả là giống nhau giữa những người sợ trước đám đông và người sợ phạm sai lầm. “ Trạng thái Hypervigilance, thường đi liền với phản ứng co giật hoặc rùng mình, có thể là giảm nhận thức của con người cũng như sự tập trung, khả năng quyết đoán, sự nhận diện về một tình huống nào đó. Khi đó thì não của chúng ta có thể “ đóng băng ” và chỉ phụ thuộc vào môi trường, không hề để ý tới xung quanh ”
Khi người cầm dây xính bắt đầu bối rối, thì đầu kia, con chó của chúng ta cũng bối rối, căng thẳng ngay. Nguyên nhân là do loài chó sẽ để ý tới người chủ, từ cử chỉ, hành động… và tự giải thích chúng theo những gì chúng có thể hiểu. Vì thế, khi chúng ta ngày càng lo lắng, chúng cũng thể hiện điều đó ra qua những hành vi khác lạ với những gì chúng ta chỉ dẫn. Nếu chúng ta càng mất bình tĩnh, thì những chú chó sẽ càng sợ hãi hơn.
Tiến sĩ Deborah Jones, chuyên gia nghiên cứu về sự nhanh nhẹn và sự vâng lời, phục tùng của loài chó, đồng tác giả cuốn sách của năm “ Sự tập trung và Đồng ý của chú chó nhỏ ”. Jones, một thời gian nghiên cứu tại đại học Kent State đã phát biểu rằng:” Khi chúng ta thất vọng, lo lắng, giận dữ… cơ thể chúng ta tiết ra nội tiết tố adrenaline và cortisol gây ra một số thay đổi hệ thần kinh. Như tim đập nhanh, thở dốc, chảy mồ hôi tay. Những dấu hiệu này được loài chó để ý tới: Chó là loài vật sắc sảo, có thể nhận ra được những thay đổi trong chúng ta.
Khi chúng nhận thấy có sự lo lắng, căng thẳng ở người huấn luyện viên “ Hander “, chúng cũng sẽ trở lên lo lắng, mệt mỏi. Dẫn đến khi được yêu cầu thao tác, chúng cũng cố hết sức nhưng nó sẽ không chuẩn xác.” Nó cũng giống như một người đến báo cho bạn 1 tin xấu (có thể là mất việc) và sau đó bạn nhận được tin bạn phải vượt qua 1 kỳ thi quan trọng. Thật khó để tập trung trong lúc đó đúng không nào!
Tiến sĩ Richey đã cho chúng ta một số gợi ý trong việc điều khiển sự lo lắng, căng thẳng này. “Căng thẳng hay lo lắng, chúng ta có thể điều khiển được nó. Vấn đề là mọi người cần nhận thức được bản thân trong suy nghĩ của mình. Hầu hết các căng thẳng đều bắt đầu và thể hiện qua hơi thở. Bình tĩnh, và bình thường hóa cảm xúc lúc này chính là chìa khóa giải mã những sự căng thẳng của bạn”
Ông cũng chỉ ra cho ta thấy sự tương đồng trong việc sử lý căng thẳng ở người và loài chó có điểm giống nhau. Phát biểu từ quan điểm con người, cần tái cơ cấu lại nhận thức, thay đổi niềm tin sẽ chế ngự được sự sợ hãi của con người.
Cũng giống như anh chàng bị tai nạn xe, sau khi chữa lành, anh ta quay trở lại nơi mình bị tai nạn. Lúc đó, sẽ có rất nhiều lo lắng hình thành trong đầu chàng trai. Con người chúng ta bị ảnh hưởng bởi một loại các hình ảnh tiêu cực từ quá khứ. Nếu có thể thay đổi được nó sẽ tốt hơn cho mỗi chúng ta. Các bước can thiệp sẽ là: ( Từng bước ) phân loại cảm xúc; giải mã mẫn cảm có hệ thống và các biện pháp khác nữa.
Tiến sĩ Richey đã viết tựa đề cho cuốn sách của Jon Kabat-Zinn và Jack Kornfield: “ Sách cho những ai muốn nâng cao chất lượng cuộc sống”
Mắt xích còn lại: Loài chó
Nguyên nhân phổ biến của căng thẳng ở loài chó mà chúng ta không thể nhận ra được rằng nó đang căng thẳng, thay vì mội loạt các hành động “cứng đầu”. (xem thêm: Căng thẳng ở loài Chó)
Vicki Ronchette, được hiệp hội chứng nhận là huấn luyện viên chó xuất sắc, chủ sở hữu của trung tâm đào tạo chó Bravaheart tại Bắc Cali, chuyên đào tạo những chú chó chuyên nghiệp. Niềm đam mê của Ronchette về vấn để sự căng thẳng của loài chó đã giúp anh viết một cuốn sách cho riêng mình. Cần đào tạo một chú chó biểu diễn, cần :xây dựng mối quan hệ chặt ché giữa chủ và chó ngay từ ban đầu, huấn luyện hàng ngày, dáng đi và đứng trong 1 cuộc thi. “ Tôi đã thấy rất nhiều chú chó được đánh giá rất cao trong các cuộc thi. Nhưng chắc chắn rằng tại sao lại có thể được. Chính vì thế, tôi muốn mọi người có hiểu biết về sự căng thẳng, ảnh hưởng của nó. Muốn mọi người dành thời gian để tìm hiểu các tín hiệu căng thẳng của chúng, trước khi chúng trở nên quá căng thẳng trong các cuộc thi. Tôi không muốn cho bạn biết tôi đã chứng kiến bao nhiêu chú chó trong các cuộc thi đã thất bại do căng thẳng, chỉ vì ông chủ quát lên: KHÔNG hoặc SAI! Chính điều đó đã là cho con chó đó bị suy sụp!”
Jones cũng đã đồng ý rằng: tín hiệu căng thẳng được biểu hiện khá tinh tế. Loài chó là bậc thầy về ngôn ngữ cơ thể, có khi chỉ là một dấu hiệu nhỏ cũng là khó chịu hoặc đau. Ví dụ: con chó đứng không vững có xu hướng chậm lại và thận trọng hơn trong các hoạt động của nó. Một số chuyên gia có thể cho đó là hiện tượng ì, và áp dụng điều chỉnh các hoạt động thể lực giúp tăng độ phản ứng. Tuy nhiên việc điều chỉnh có thể gây ra hậu quả xấu hơn, chú chó có thể tồi tệ hơn ban đầu!
Ông cũng cho rằng các giống chó khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau, tùy thuộc vào tính khí của chúng: Căng thẳng giảm xuống hoặc tăng lên. Nếu một chú chó trưởng thành có thể trở nên quá tải hoặc vô thức trong phản ứng nếu bị căng thẳng.

Các yếu tố khác gây căng thẳng ở chó (các nguyên nhân này cũng gây ra cho loài cho căng thẳng quá mức)
Điều kiện sống
Ronchette chỉ ra rằng, những chú chó sống trong điều kiện quá thấp rất hay bị căng thẳng. “ Tôi thấy rằng nhiều con chó đã không được người chủ của nó dậy cho nó xã hộ hóa đúng cách, và trở nên căng thẳng khi cả người và chó tiếp xúc với người và chó lạ. Vì vậy chúng tôi đã điều khiển điều kiện sống đồng thời ở tât cả giống chó của chúng tôi, để chúng có thể sống thoải mái trong môi trường chung”
Trong trường hợp của chú chó Rottweiler mà tôi kể ở trên, Việc tiếp xúc với các con chó khác cùng dòng Rottweiler, cùng so tài với chúng khiến cho cả Tony và chú chó Rottweiler của mình căng thẳng. Trong thực tế, còn nhiều hơn thế, nhiều hơn thế những chú chó đó. Giai đoạn 7 đến 16 tuần tuổi, những chú chó Rottweiler cần tiếp xúc với môi trường xung quanh, cần có kinh nghiệm sống với nhiều người, với địa điểm, âm thanh và những con chó khác. “ Nếu một con chó Rottweiler sợ hãi trước những con chó khác trong buổi biểu diễn, thì chắc chắc là sẽ bị loại. Trước tiên, bạn cần dành thời gian để làm quen với chú chó, và từ từ xây dựng một liên kết giữa bạn và chú chó. ( Xem cuối bài để được hướng dẫn và phản điều kiện)
Huấn luyện
Có một loạt các bài tập cần thiết cho những chú chó khác nhau. Ví dụ như Vâng lời chủ, sự nhanh nhẹn, hay cả đào tạo để có được hình dáng, bước đi chuẩn
Ronchette có ý kiến sau: “ Rottweiler trông có có vẻ đơn giản, nhưng thực sự thì sẽ phức tạp hơn bạn tưởng đó. Ban giám khảo để ý tới những thứ nhỏ nhất, từ dáng đi, đứng, răng…V.v. Vì thế bạn vẫn cần đào tạo, dậy dỗ và huấn luyện chúng. Tuy vậy vẫn có người không chú ý tới bước này, và đặt niềm tin vào chú chó Rottweiler của mình có thể làm được.
Một số người huấn luyện cũng tin rằng cách mà bạn huấn luyện con chó đóng một vai trò quan trọng, tạo ra cách biểu diễn của nó mỗi lần đi thi. Jones tin rằng sự hiểu biết về vai trò của " Điều kiện hoá cổ điển " là chìa khóa rất quan trọng. "Phương pháp đào tạo dựa trên sự bắt ép, hình phạt, áp lực hoặc ngăn cản chỉ làm con Rottweiler căng thẳng và lo lắng về những hành vi mà chính những người đang được huấn luyện cho nó. Khi hành vi có tín hiệu khích thích, những cảm xúc khó chịu đó cũng sẽ tự động bị kích hoạt. "
Jones với danh tiếng giáo sư của mình đã giải thích một cách khoa học về đằng sau những gì xảy ra khi con chó liên hợp với những điều xấu bằng tín hiệu hoặc những hành động cụ thể: " Điều kiện hoá cổ điển” là một loại học thuyết có liên quan đến việc tạo ra liên kết giữa “kích thích – phản ứng”. Các kích thích (là bất cứ điều gì mà đối tượng có thể cảm nhận được) sẽ tự động kích hoạt phản ứng. Phản ứng có thể là một hành vi, chẳng hạn như chớp mắt, hoặc nó có thể là một trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như nỗi sợ hãi. Trên thực tế chúng ta đang tìm hiểu về cảm xúc thông qua quá trình này.
Điều kiện hoá cổ điển là một quá trình "vô hình". Hầu hết mọi người đều không hoàn toàn nhận thức được nó hoặc sự hoạt động của nó, nhưng nó luôn luôn diễn ra bên trong và tạo nên một số phản ứng rất mạnh. Trong huấn luyện chó, bạn không chỉ dạy các hành vi qua “điều kiện hóa hiệu lực” (nghĩa là, học thuyết hành vi - hậu quả), con người cũng có những cảm xúc điều kiện hóa cổ điển liên kết với hành vi. "
Có một trường hợp về sự liên kết tiêu cực của sự nóng vội khi huấn luyện, một người chủ rạp xiếc thấy con chó của ông ta đang hoàn toàn né tránh cái khung sau khi con chó này bị người hướng dẫn tóm lấy và ném trở lại chiếc khung khi nó không chịu dừng lại. Người hướng dẫn đó đã không hiểu ảnh hưởng của điều kiện hóa cổ điển khi ông ta sử dụng hành động ép buộc mạnh như vậy. May mắn thay, con chó đã được đào tạo lại bởi một người hướng dẫn khác, người đó đã hạ thấp chiếc khung xuống và bắt đầu lại từ đầu, đối xử với con chó một cách yêu thương, và dạy nó chạm mũi của mình vào một mục tiêu nhỏ ở cạnh dưới của chiếc khung. Bây giờ, con chó đã có thể nhảy lên chiếc khung một cách tự tin và dừng lại ở cạnh dưới chiếc khung không một chút do dự.
Jones trông thấy kết quả của điều kiện hóa cổ điển trong huấn luyện các bài tập dạy vâng lời. “Một tín hiệu hay một trạng thái” bị đầu độc khi nó gặp phải những cảm xúc liên kết tiêu cực không được định hướng mỗi khi xuất hiện tín hiệu hay trạng thái đó. Vì vậy, nếu con chó học được rằng nếu nói “Lại đây” và sau đó nó luôn nhận phải sự nhắc nhở/trừng phạt thì nó sẽ sớm trở nên khiếp sợ tín hiệu đó. Nếu con chó học được rằng biểu diễn trên khán đài là một nơi đáng sợ bởi vì người điều khiển bắt đầu hành động rất lạ lùng, và sau đó thì nó phải đối mặt với khán đài một cách không chắc chắn và căng thẳng thì nó sẽ cố tránh xa khán đài. Nếu con chó bị chỉnh đốn lại bằng những hình phạt nặng nề cho những sai sót của nó trong khi huấn luyện thì những bài tập huấn luyện đó sẽ dẫn đến kết quả xấu.
Jones chủ tịch - kiêm điều phối viên của danh sách thảo luận clickcompobed Yahoo, nhớ lại một trường hợp về con chó vâng lời đầu tiên của cô, con Rottweiler. Khi lần đầu tiên cô đào tạo nó, cô đã sử dụng hành động chỉnh cổ áo để ra hiệu cho con chó ra khỏi vị trí gót chân của cô. Tín hiệu 'gót chân' đã liên kết với sự kiện không tốt (chỉnh sửa cổ áo) và kết quả không cao ", Jones nói: "Khi tôi đạt được lợi ích, tôi hiểu mình cần phải sử dụng chỉ một tín hiệu cho bài học đi theo bước chân và tôi quyết định dậy lại bài tập này một cách tích cực hơn nữa. Tôi đưa con Rottweiler vào một khóa học nhanh trong 'clicker huấn luyện đi theo bước chân 101 " và chỉ liên kết với bài học bằng những phần thưởng và tín hiệu bằng tay. Bước chân của nó được cải thiện đáng kể chỉ cần tôi sử dụng tín hiệu tay, nhưng kết quả lại giảm sút nếu tôi quên sử dụng các gợi ý bằng lời nói. Sự khác biệt này quả là ấn tượng! "
Đề nghị của Jones là sử dụng điều kiện hóa cổ điển một cách tích cực trong tất cả những tương tác của bạn với con chó, làm cho giữa thực tế, chơi, và làm việc một liền một mạch. "Làm cho con chó của bạn không thể nhận ra sự khác biệt giữa huấn luyện và chơi! Huấn luyện với bánh sandwich xen giữa những phần vui chơi. Liên kết quá trình huấn luyện với tất cả những gì con chó của bạn yêu thích. Làm các buổi tập huấn trở nên thú vị và không thể đoán trước. Mỗi bài tập huấn nên làm trong một khoảng thời gian ngắn và tạo ra nhiều điều thú vị. Bạn hẳn là rất muốn tạo ra một chú chó “Nghiện tập huấn” đến nỗi không thể đợi đến giờ học và không bao giờ muốn kết thúc buổi học.

Hít thở thật sâu

Nếu bạn nắm được những hiểu biết mới về việc làm thế nào để nhận ra tín hiệu căng thẳng ở con Rottweiler của bạn, làm thế nào để điều hòa sự căng thẳng của chính bạn, và ảnh hưởng của điều kiện hóa cổ điển như thế nào, thì bạn và con Rottweiler của bạn chắc chắn sẽ là một đội chiến thắng. Hít một hơi thật sâu, và hãy thử suy ngẫm về một số vấn đề sau, rồi bắt tay vào đào tạo, huấn luyện, dạy dỗ con Rottweiler của bạn để cả hai sẽ bước lên khán đài và giành chiến thắng.

Dấu hiệu của stress

Ở con người Ở chó

• Tránh xa bất cứ chỗ nào mà mối lo âu sợ hãi có thể xuất hiện.
• Tim đập nhanh
• Luôn trong trạnh thái cảnh giác cao độ
• Hay cáu bẳn
• Bị căng cơ
• Buồn nôn hoặc hoa mắt chóng mặt
• Kém tập trung
• Mất ngủ
• Hơi thở dồn dập
• Không ngủ yên
• Hay giật mình
• Chảy nhiều mồ hôi
• Run rẩy hoặc co giật
• Lo lắng
• Ánh mắt lảng tránh người chủ
• Tránh xa người chủ và tay của họ
• Bị tiêu chảy
• Đồng tử giãn nở
• Gãi ngứa nhiều quá mức
• Rụng quá nhiều lông
• Do dự, lưỡng lự, ngần ngại
• Không có khả năng học những hành vi mới
• Thở nhanh và mạnh
• Hay giật mình
• Liếm mép
• Đi lại chậm chạp
• Căng cơ; thu người lại (cúp đuôi, đầu cúi)
• Xem xét chăm chú môi trường xung quanh
• Phản ứng chậm với các tín hiệu
• Hít ngửi
• Ra mồ hôi (xem tấm thảm nằm)
• Sủa


Làm quen với các hành vi đối lập

Các chuyên gia về hành vi của cả người và loài chó đều sử dụng một kỹ thuật thay đổi hành vi mạnh mẽ được gọi là làm chai lì dần dần (điều kiện hóa đối lập).
Nó được sử dụng để giúp con chó (và con người) vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng.

Ví dụ, nếu con chó của bạn sợ một người lạ đến gần nó, nên làm theo các bước sau đây.

1. Xác định khoảng cách người lạ có thể đến gần mà con chó vẫn ổn định và chưa bị hoảng sợ. Đó chính là điểm bắt đầu “ Giới hạn”. Điều này rất quan trong để giữ cho con chó “trong khoảng giới hạn” ở mỗi bài tập huấn. Bất cứ dấu hiệu nào của stress đều khiến mọi việc có thể không lường được.

2. Hãy cho con chó những thức ăn ưa thích của nó mỗi khi xuất hiện người lạ.

3. Bình tĩnh nào! (Hãy nói như vậy với con chó một cách bình thường như bạn vẫn nói với những người bạn tốt của mình)

4. Hãy để người lạ tiếp cận từ đằng sau nó (không được tiến đến từ đằng trước con chó) và chỉ đến gần bằng khoảng cách “giới hạn” mà bạn đã xác định.

5. Ngay khi con chó của bạn để ý đến người lạ, hãy thưởng cho nó một mẩu đồ ăn ngon.

6. Người lạ đó nên đứng nguyên vị trí trong khoảng 30-60 giây, và sau đó rời đi.

7. Khi người lạ rời khỏi, hãy ngừng cho con chó đồ ăn ngon. Đợi một vài phút hãy lại để người lạ xuất hiện.

8. lặp lại 4-6 lần trong bài tập đầu tiên và cho con chó nghỉ ngơi đến ngày hôm sau.

9. Lặp lại các bước đó cho đến khi con chó nhận ra rằng sự có mặt của người lạ chính là lúc nó được cho ăn ngon. Có thể nó sẽ vẫy đuôi và chờ đợi được cho ăn ngay khi người lạ xuất hiện.

10. Hãy giảm khoảng cách “giới hạn” xuống gần hơn nữa với con chó sau mỗi lần, và chỉ khi bạn thấy con chó cảm thấy vui khi có người lạ đến gần.

11. Người lạ sẽ dần dần tiến đến gần hơn. Khi mà con chó vẫn cảm thấy thoải mái với người lạ, là lúc người lạ có thể nhìn thẳng vào con chó của bạn, nói chuyện với nó, tiến dần đến nó, cho đến khi có thể chạm vào nó.

Sưu tầm và biên tập: Hùng Tình Yêu
 
Top