hchungkt80
Dịch giả Vietpet
“Ở đồng bằng sông Cửu Long có chủ trương sống chung với lũ, còn người dân Phú Lý chúng tôi đang tập sống chung với... voi” - ông Đặng Văn Nhơn, Trưởng ấp 2, xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) nửa đùa nửa thật...
Trắng đêm canh voi dữ
Trong vòng một tháng trở lại đây, ông Đặng Văn Nhơn phải bận rộn mỗi đêm để cùng với người dân tìm cách chống chọi với đàn voi kéo về phá nhà cửa, giẫm nát ruộng rẫy... “Nghĩ cũng lạ, mấy năm trước voi về phá có 1-2 đêm rồi kéo vào rừng. Còn lần này thì ở lì cả tháng nay. Chưa hết, ngày trước voi kéo về, lấy loa ra hú, lấy đuốc ra dọa, lấy thùng ra gõ... để xua voi. Còn bây giờ, cách làm trên còn khiến cho voi càng bị kích động, lao vào tấn công người dân” - ông Nhơn cho biết.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 1.4, ông Nhơn thông báo voi đang phá dân làng ở phía sau Trạm kiểm lâm Suối Kốp. Khi chúng tôi chạy đến nơi cũng vừa đúng lúc anh Trần Ngọc Nông (ấp 2, xã Phú Lý) cùng 10 người dân đốt đuốc, dùng đèn chiếu sáng, gậy... xua được một con voi hung dữ vào rừng. Anh Nông vẫn chưa hết hãi hùng kể: “Cả 4 anh em vừa ngồi nói chuyện vừa “canh” voi về phá rẫy. Đến 1 giờ 30 phút sáng thì bỗng nhiên điện cúp, tôi nghĩ ngay “ông bồ” đến phá nên cùng mấy anh em đốt đuốc chạy ra đường.
Đúng như dự đoán, hàng loạt trụ điện bằng bê-tông bị “ông bồ” kéo ngã rạp xuống đường, có trụ bị bẻ gãy thành 3 đoạn. Phía trước, một con voi đang tiếp tục “triệt hạ” những trụ còn lại nên tôi cùng với người hàng xóm dùng đuốc xua voi. Vậy mà “ông” chẳng sợ, còn dùng vòi đe dọa. Khi thấy nhiều người khác kéo đến, voi mới bỏ chạy vào rừng”. Ở bên trong nhà, vợ của anh Nông vừa dùng cây tre le đốt giữa sân nổ bốp bốp như tiếng pháo chuột để xua đàn voi vừa thở dài: “Thiệt chịu hết nổi, cả tháng nay đêm nào cũng thức trắng bởi đàn voi kéo đến quậy phá nên sáng ra không còn sức lực lao động. Mùa màng thất bát mà “ông” còn về quậy phá, chưa biết rồi đây lấy gì mà ăn. Chỉ tiền dầu hôi (dầu lửa) để đốt xua voi, mỗi đêm cũng phải mất đứt hết 5 lít”.
Đây không phải là lần đầu tiên voi dữ kéo về phá trụ điện đúc bằng bê-tông dùng chung cho các hộ dân phía sau trạm kiểm lâm (dài khoảng 700m). Ông Nông kể, cách đây khoảng 1 tuần, khi nghe tiếng voi phá nhà ông Tăng Ngọc Dũng nên chạy qua “tiếp ứng”. Khi ông cùng với người hàng xóm dùng đuốc để xua voi, bất ngờ, “ông ngà lửng” (voi có cặp ngà ngắn) quay ngược lại lấy cái vòi giật cây đuốc múa vòng vòng như đang diễn... xiếc, rồi bỗng nhiên vứt xuống đất lấy cái chân dập lửa, dọa mọi người làm ai cũng hết cả hồn vía. “Vào đêm 28.3, một con voi khác kéo đến như “trả thù”, xô ngã một lúc 12 trụ điện. Chúng tôi mới sửa lại đúng 2 ngày, nay lại bị phá tiếp” - anh Nông nói. Chúng tôi ngồi lại với những người nông dân đến 5 giờ sáng, lâu lâu lại nghe những tiếng thở dài của anh Nông: “Không biết đến khi nào mới chấm dứt được tình cảnh khốn khổ này”.
Thu hoạch chạy... voi!
Trong vườn xoài rộng 8 héc-ta đang vào vụ, anh Nguyễn Văn Dũng (ấp 2) cho nhân công vội vã thu hoạch để chạy... voi. “Vườn xoài này tôi mua khoán trái hết 30 triệu đồng. Mấy hôm nay, “ông bồ” về phá hàng chục gốc nên phải mướn thêm người thu hoạch được phần nào hay phần đó”. Ông Dũng cho biết thêm, cách đó vài hôm, căn chòi làm nơi tá túc cho nhân công cũng đã bị voi giật sập nên phải cho dựng lên một “chuồng cu” tạm trên một đọt cây to. “Phòng khi phát hiện “ông bồ” về, thì cho anh em trèo lên để trốn, đồng thời tăng cường đèn chiếu sáng xua đàn voi đi nơi khác, chứ chả biết cách nào để bảo vệ. Tháng trước, “ông bồ” về bất ngờ làm 2 đứa nhân công chạy không kịp nên núp vào gốc cây để trốn. Không ngờ, “ông” vòng phía sau dùng vòi vuốt từ trên lưng xuống dưới chân, làm cho cả hai mất cả hồn vía. May mà “ông” không làm gì, sau đó bỏ đi” - ông Dũng kể.
Về Phủ Lý mấy hôm nay, đi đâu cũng nghe bàn tán về voi dữ. Xã có 3 ấp giáp với rừng (1, 2 và 4) nên thường xuyên là “điểm nóng” để voi về quậy phá. Theo ông Cao Hiền Quang, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lý, hiện đàn voi có 12 - 13 con kéo về phá nương rẫy của bà con khoảng 1 tháng nay. UBND xã Phú Lý đã thống kê đợt 1 (đến hết ngày 10.3) đàn voi phá: 68 cây điều và ăn khoảng 50 kg điều hạt, voi giẫm đạp khoảng 7 tấn mì lát, phá khoảng 2 tạ xoài trái... “Riêng đợt 2 thì chưa thống kê để chờ voi rút về rừng mới thực hiện. Cũng may là người dân chưa bị voi gây thiệt hại gì đến tính mạng và sức khỏe, nhưng tâm lý rất hoang mang. Trong khi đó cơ quan chức năng bên trên lại chưa có động thái gì để giúp đỡ người dân” - ông Quang nói.
“Ông ngà lệch” và “ông ngà lửng” về phá mùa màng - ảnh: C.T.V
Đề án tách voi ra khỏi dân cư phải chờ... tiền!
Ông Võ Văn Cương, Phó trạm Kiểm lâm Suối Kốp tỏ ra lo lắng về sự xung đột giữa voi và người trong thời gian sắp tới: “Tôi đã tiếp xúc với con đầu đàn tên “ông ngà lệch” (1 ngà hướng lên và 1 ngà cong xuống dưới - PV) rất hiền, có thể đến gần diễn trò. Nếu giữa voi và người xung đột với nhau, rất dễ dẫn đến thay đổi bản tính làm cho "ông" trở nên hung dữ hơn”.
Theo ông Nguyễn Danh Báo, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai), trước việc voi thường xuyên kéo về phá nhà cửa, nương rẫy dân làng, từ năm 2007 Sở NN-PTNT đã làm đề án bảo tồn đàn voi, tránh sự xung đột với người dân, nhưng do thiếu kinh phí nên chưa thực hiện. Cũng theo ông Báo, hiện nay ở một số nước trên thế giới đã thực hiện việc xây dựng hàng rào điện tử (sử dụng năng lượng mặt trời) để ngăn cách voi ra khỏi dân làng rất hiệu quả. Còn ông Tô Thành Buông, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết: "Hiện việc cấp kinh phí đang trình Sở KH-ĐT. Trước mắt để hạn chế di chuyển của đàn voi, Sở cũng đã được Sở Tài chính chấp thuận cấp kinh phí bổ sung nguồn thức ăn cho voi (muối và gạo)". Còn ông Nguyễn Văn Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai nói: "Khi có kinh phí, chúng tôi sẽ mời những nhà khoa học tham gia đóng góp đề án bảo tồn đàn voi, trong đó có nhiều giải pháp như hàng rào điện tử, đào hào... mà các nước trên thế giới áp dụng rất thành công. Nói chung đề án bảo tồn đàn voi chỉ còn chờ tiền để thực hiện".
Hoàng Tuấn
Trắng đêm canh voi dữ
Trong vòng một tháng trở lại đây, ông Đặng Văn Nhơn phải bận rộn mỗi đêm để cùng với người dân tìm cách chống chọi với đàn voi kéo về phá nhà cửa, giẫm nát ruộng rẫy... “Nghĩ cũng lạ, mấy năm trước voi về phá có 1-2 đêm rồi kéo vào rừng. Còn lần này thì ở lì cả tháng nay. Chưa hết, ngày trước voi kéo về, lấy loa ra hú, lấy đuốc ra dọa, lấy thùng ra gõ... để xua voi. Còn bây giờ, cách làm trên còn khiến cho voi càng bị kích động, lao vào tấn công người dân” - ông Nhơn cho biết.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 1.4, ông Nhơn thông báo voi đang phá dân làng ở phía sau Trạm kiểm lâm Suối Kốp. Khi chúng tôi chạy đến nơi cũng vừa đúng lúc anh Trần Ngọc Nông (ấp 2, xã Phú Lý) cùng 10 người dân đốt đuốc, dùng đèn chiếu sáng, gậy... xua được một con voi hung dữ vào rừng. Anh Nông vẫn chưa hết hãi hùng kể: “Cả 4 anh em vừa ngồi nói chuyện vừa “canh” voi về phá rẫy. Đến 1 giờ 30 phút sáng thì bỗng nhiên điện cúp, tôi nghĩ ngay “ông bồ” đến phá nên cùng mấy anh em đốt đuốc chạy ra đường.
Đúng như dự đoán, hàng loạt trụ điện bằng bê-tông bị “ông bồ” kéo ngã rạp xuống đường, có trụ bị bẻ gãy thành 3 đoạn. Phía trước, một con voi đang tiếp tục “triệt hạ” những trụ còn lại nên tôi cùng với người hàng xóm dùng đuốc xua voi. Vậy mà “ông” chẳng sợ, còn dùng vòi đe dọa. Khi thấy nhiều người khác kéo đến, voi mới bỏ chạy vào rừng”. Ở bên trong nhà, vợ của anh Nông vừa dùng cây tre le đốt giữa sân nổ bốp bốp như tiếng pháo chuột để xua đàn voi vừa thở dài: “Thiệt chịu hết nổi, cả tháng nay đêm nào cũng thức trắng bởi đàn voi kéo đến quậy phá nên sáng ra không còn sức lực lao động. Mùa màng thất bát mà “ông” còn về quậy phá, chưa biết rồi đây lấy gì mà ăn. Chỉ tiền dầu hôi (dầu lửa) để đốt xua voi, mỗi đêm cũng phải mất đứt hết 5 lít”.
Đây không phải là lần đầu tiên voi dữ kéo về phá trụ điện đúc bằng bê-tông dùng chung cho các hộ dân phía sau trạm kiểm lâm (dài khoảng 700m). Ông Nông kể, cách đây khoảng 1 tuần, khi nghe tiếng voi phá nhà ông Tăng Ngọc Dũng nên chạy qua “tiếp ứng”. Khi ông cùng với người hàng xóm dùng đuốc để xua voi, bất ngờ, “ông ngà lửng” (voi có cặp ngà ngắn) quay ngược lại lấy cái vòi giật cây đuốc múa vòng vòng như đang diễn... xiếc, rồi bỗng nhiên vứt xuống đất lấy cái chân dập lửa, dọa mọi người làm ai cũng hết cả hồn vía. “Vào đêm 28.3, một con voi khác kéo đến như “trả thù”, xô ngã một lúc 12 trụ điện. Chúng tôi mới sửa lại đúng 2 ngày, nay lại bị phá tiếp” - anh Nông nói. Chúng tôi ngồi lại với những người nông dân đến 5 giờ sáng, lâu lâu lại nghe những tiếng thở dài của anh Nông: “Không biết đến khi nào mới chấm dứt được tình cảnh khốn khổ này”.
Thu hoạch chạy... voi!
Trong vườn xoài rộng 8 héc-ta đang vào vụ, anh Nguyễn Văn Dũng (ấp 2) cho nhân công vội vã thu hoạch để chạy... voi. “Vườn xoài này tôi mua khoán trái hết 30 triệu đồng. Mấy hôm nay, “ông bồ” về phá hàng chục gốc nên phải mướn thêm người thu hoạch được phần nào hay phần đó”. Ông Dũng cho biết thêm, cách đó vài hôm, căn chòi làm nơi tá túc cho nhân công cũng đã bị voi giật sập nên phải cho dựng lên một “chuồng cu” tạm trên một đọt cây to. “Phòng khi phát hiện “ông bồ” về, thì cho anh em trèo lên để trốn, đồng thời tăng cường đèn chiếu sáng xua đàn voi đi nơi khác, chứ chả biết cách nào để bảo vệ. Tháng trước, “ông bồ” về bất ngờ làm 2 đứa nhân công chạy không kịp nên núp vào gốc cây để trốn. Không ngờ, “ông” vòng phía sau dùng vòi vuốt từ trên lưng xuống dưới chân, làm cho cả hai mất cả hồn vía. May mà “ông” không làm gì, sau đó bỏ đi” - ông Dũng kể.
Về Phủ Lý mấy hôm nay, đi đâu cũng nghe bàn tán về voi dữ. Xã có 3 ấp giáp với rừng (1, 2 và 4) nên thường xuyên là “điểm nóng” để voi về quậy phá. Theo ông Cao Hiền Quang, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lý, hiện đàn voi có 12 - 13 con kéo về phá nương rẫy của bà con khoảng 1 tháng nay. UBND xã Phú Lý đã thống kê đợt 1 (đến hết ngày 10.3) đàn voi phá: 68 cây điều và ăn khoảng 50 kg điều hạt, voi giẫm đạp khoảng 7 tấn mì lát, phá khoảng 2 tạ xoài trái... “Riêng đợt 2 thì chưa thống kê để chờ voi rút về rừng mới thực hiện. Cũng may là người dân chưa bị voi gây thiệt hại gì đến tính mạng và sức khỏe, nhưng tâm lý rất hoang mang. Trong khi đó cơ quan chức năng bên trên lại chưa có động thái gì để giúp đỡ người dân” - ông Quang nói.
“Ông ngà lệch” và “ông ngà lửng” về phá mùa màng - ảnh: C.T.V
Đề án tách voi ra khỏi dân cư phải chờ... tiền!
Ông Võ Văn Cương, Phó trạm Kiểm lâm Suối Kốp tỏ ra lo lắng về sự xung đột giữa voi và người trong thời gian sắp tới: “Tôi đã tiếp xúc với con đầu đàn tên “ông ngà lệch” (1 ngà hướng lên và 1 ngà cong xuống dưới - PV) rất hiền, có thể đến gần diễn trò. Nếu giữa voi và người xung đột với nhau, rất dễ dẫn đến thay đổi bản tính làm cho "ông" trở nên hung dữ hơn”.
Theo ông Nguyễn Danh Báo, Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai), trước việc voi thường xuyên kéo về phá nhà cửa, nương rẫy dân làng, từ năm 2007 Sở NN-PTNT đã làm đề án bảo tồn đàn voi, tránh sự xung đột với người dân, nhưng do thiếu kinh phí nên chưa thực hiện. Cũng theo ông Báo, hiện nay ở một số nước trên thế giới đã thực hiện việc xây dựng hàng rào điện tử (sử dụng năng lượng mặt trời) để ngăn cách voi ra khỏi dân làng rất hiệu quả. Còn ông Tô Thành Buông, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết: "Hiện việc cấp kinh phí đang trình Sở KH-ĐT. Trước mắt để hạn chế di chuyển của đàn voi, Sở cũng đã được Sở Tài chính chấp thuận cấp kinh phí bổ sung nguồn thức ăn cho voi (muối và gạo)". Còn ông Nguyễn Văn Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai nói: "Khi có kinh phí, chúng tôi sẽ mời những nhà khoa học tham gia đóng góp đề án bảo tồn đàn voi, trong đó có nhiều giải pháp như hàng rào điện tử, đào hào... mà các nước trên thế giới áp dụng rất thành công. Nói chung đề án bảo tồn đàn voi chỉ còn chờ tiền để thực hiện".
Hoàng Tuấn