• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

số lượng bồ câu tăng nhanh và những bất cập

rhinky

Member
(trích dẫn từ internet)
***Các cư dân Hollywood tin rằng họ đã tìm ra một cách rất nhân bản để giảm dân số chim bồ câu ở đây cũng như tình trạng hỗn độn do chúng gây ra, đó là dùng thuốc ngừa thai.

Trong vài tháng tới, một sản phẩm kiểm soát sự sinh sản của chim có tên gọi OvoControl P, có tác dụng can thiệp vào sự phát triển của trứng, sẽ được trộn lẫn với thức ăn của bồ câu.


Chim bồ câu tại kinh đô điện ảnh thế giới. Ảnh: AP.

"Tôi nghĩ chúng tôi đã có một giải pháp hay cho tình trạng tồi tệ này", Laura Dodson, chủ tịch tổ chức Argyle Civic, tổ chức tiên phong trong việc áp dụng biện pháp ngừa thai mới này, cho biết.

Các tổ chức quyền động vật đã ủng hộ biện pháp này giữa hàng loạt giải pháp khác như gây sốc điện, cắm đinh trên mái nhà, đánh thuốc độc...

Khoảng 5.000 con bồ câu đã chọn Hollywood là nhà. Dân số của chúng bùng nổ mất kiểm soát một phần do con người cho ăn.

Chương trình thí điểm dự kiến cho kết quả trong 1 năm, và dân số chim bồ câu trong khu vực Hollywood sẽ giảm ít nhất một nửa vào năm 2012, Dodson cho biết.

***Italia: Cấm cho chim bồ câu ăn ở Venice


Những người bán thức ăn cho chim giơ khẩu hiệu phản đối lệnh cấm tại Quảng trường St. Mark hồi tháng 4 (Ảnh: AP)
Từ ngày 1/5, hình ảnh từng bầy chim bồ câu háu đói quây quanh những vị khách du lịch đợi cho ăn sẽ không còn trên Quảng trường St. Mark, vì chính quyền thành phố Venice (Italia) đã ban hành sắc lệnh cấm cho chim ăn ở đây.


Những người đầu tiên phản đối sắc lệnh này là 19 người bán hàng rong đã được cấp phép bán thức ăn cho chim trên quảng trường. Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1/5 sẽ khiến họ thất nghiệp.


Khi các quan chức chính quyền thành phố Venice lần đầu tiên bỏ phiếu để thông qua quy định cấm cho chim bồ câu ăn cách đây 11 năm, khu vực Quảng trường St. Mark đã được miễn trừ, vì hình ảnh khách du lịch cho chim bồ câu ăn đã trở thành một biểu tượng của nơi này. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ, cuối cùng lệnh cấm cũng áp dụng cho cả quảng trường này, vì đây là cách hiệu quả nhất để giảm số lượng chim.


“Đó là một truyền thống,” một người bán rong thức ăn cho chim nói. Họ lo sợ sắc lệnh mới của thành phố sẽ đặt dấu chấm hết cho một truyền thống đã có từ một thế kỷ nay. Họ nói rằng lũ trẻ con sẽ quấy khóc nếu không được phép cho chim ăn. Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy có vẻ như trẻ nhỏ cũng không mấy quan tâm đến việc có được cho chim ăn hay không, vì chúng đã được bố mẹ dỗ yên bằng bim bim và bánh mỳ. Trong khi đó, lũ chim bồ câu cũng chẳng bận tâm lắm đến sự thay đổi.


Kể từ khi sắc lệnh của thành phố chính thức có hiệu lực, ngày 1/5, cảnh sát địa phương chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở những khách du lịch vẫn cho chim bồ câu ăn, chứ chưa áp dụng biện pháp phạt.


Giống nhiều thành phố lớn có nhiều chim bồ câu khác, như New York và London, chính quyền thành phố Venice của Italia từ lâu đã lưu tâm đến những mối nguy mà chim bồ câu có thể gây ra cho sức khoẻ con người, chưa kể những thiệt hại mà phân chim gây ra. Những nỗ lực trước đây trong việc cắt giảm số lượng chim, như giăng lưới hay dùng thiết bị điện để phát hiện chỗ chim đậu, đều không mấy thành công.


Điều khiến tình hình gần đây trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở Venice chính là số lượng khách du lịch tăng dần lên, ước tính khoảng 20 triệu lượt/năm, khiến lượng tiêu thụ thức ăn nuôi chim và lượng rác thải cũng tăng theo. Điều đó cũng có nghĩa là số chim bồ câu ở đây tăng lên và gây thiệt hại đáng kể cho các công trình lịch sử trên quảng trường.


Ông Sergio Lafisca, chuyên gia y tế của thành phố Venice, ước tính hiện có khoảng 130.000 con chim bồ câu đang cư trú tại khu vực Quảng trường St. Mark ở Venice, gấp khoảng 40 lần con số mà các nghiên cứu quốc tế đã đưa ra về mật độ lý tưởng cho mỗi km vuông. “Bản thân những con chim rất dễ thương, nhưng chúng cũng ẩn chứa mối nguy,” ông Lafisca nói.


Kết quả kiểm tra trên các con chim cho thấy mỗi con mang ít nhất là một mầm bệnh, nên các chuyên gia y tế có cơ sở để lo ngại.


Các đài kỷ niệm trên quảng trường là nơi phải “gánh” hậu quả từ lũ chim, với số lượng ngày một tăng. Chim bồ câu thường không ngủ ở nơi chúng ăn, nhưng việc chúng được cho ăn 24/7 ở Quảng trường St. Mark nghiễm nhiên biến đây thành nơi trú ngụ quanh năm cho chúng. Lũ chim tìm chỗ làm tổ ở đây, và kết quả là bề mặt của những bức tượng đầy các vết xước do móng chim cào vào khi đi tìm chỗ bám để ngủ.


Và chim bồ câu, cũng như gà, tìm thức ăn chứa canxi cácbonat để hình thành vỏ trứng. Chúng mổ đá cẩm thạch và tường vữa. Những bức tượng và tường nhà thường xuyên lỗ chỗ vết mổ của chim. Việc này tiêu tốn 16-23 euro/năm (cho mỗi con chim bồ câu) để trám lại những chỗ bị chim mổ, và đây là tiền thuế của người dân.


Tất cả những điều trên khiến chính quyền thành phố Venice đi đến quyết định cấm cho chim bồ câu ăn để giảm số lượng chim. Giới chức thành phố đang thuyết phục những người bán hàng rong chuyển sang nghề khác, với sự giới thiệu và giúp đỡ của chính quyền, hoặc đồng ý nhận tiền bồi thường.


Về phần mình, những người bán rong muốn chính quyền thành phố Venice rút lại sắc lệnh trên. Họ đang đi vận động khách du lịch ký vào đơn đề nghị. Họ cho biết hiện đã thu thập được hàng trăm chữ ký. Tuy nhiên, đáng chú ý là ít người dân Venice ký vào bản kiến nghị, hầu như chỉ có khách thập phương. Trên thực tế, người dân địa phương thường coi chim bồ câu như “những con chuột có cánh”.


Nhật Linh

Theo IHT

***Trong quá trình điều tra vụ sập cây cầu bắc qua sông Mississipi, bang Minnesota, các chuyên gia cầu đường Mỹ cho rằng chất thải của chim bồ câu là nguyên nhân chính dẫn đến thảm hoạ này.



Phải cảnh giác với các chú chim bồ câu hiền lành này. Ảnh: AP

Cây cầu bắc qua sông Mississipi đã 40 năm tuổi, bị sập hôm 2/8 làm 13 người chết và hàng trăm người bị thương. Đây là vụ sập cầu kinh hoàng nhất của Mỹ trong vài chục năm qua.

Các chuyên gia cầu đường cho biết, các rầm cây cầu này đã nhanh chóng bị hư hại sau một thời gian sử dụng. Họ đưa ra một giả thuyết giải thích cho hiện tượng này: chất thải của các chú chim bồ câu là nguyên nhân chính dẫn tới sự xuống cấp của các thanh rầm.

Trong phân chim bồ câu có chứa một lượng lớn amoniac và các axit. Khi bị tích tụ sau một thời gian dài, các chất này kết hợp với nước đã làm các thanh rầm bị hoen gỉ nhanh chóng.

Nhà hoá học Neal Langerman, thuộc Trung tâm hoá học cộng đồng của Mỹ nói: “Amoniac và axit trong phân chim bồ câu khi kết hợp với nước đã tạo nên một dung dịch điện hoá có tác dụng ăn mòn kim loại. Do đó, các thanh rầm bằng sắt sẽ bị yếu đi nhanh hơn bình thường”.

Cư dân trong vùng cho biết, cây cầu bị sập là nơi trú ngụ của hàng ngàn con chim bồ câu. Lớp phân chim bồ câu trên các thanh rầm cầu có nơi dày hàng gang tay.

Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ sập có thể xảy ra với cây cầu nếu tiếp tục để đàn chim bồ câu sống tại đây.

Năm 1996, chính quyền sở tại đã tiến hành việc xua đuổi, không cho chim bồ câu làm tổ bên dưới cây cầu theo lời khuyên của các chuyên gia. Tuy nhiên, việc làm này không thể ngăn cản được hàng ngày có hàng ngàn con chim bồ câu tự do tới kiếm ăn và xả chất thải lên các thanh rầm của cây cầu.

Nguyên nhân chính xác của thảm hoạ trên vẫn đang được tiếp túc làm rõ, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng đã đến lúc phải chú ý hơn nữa đến các chú chim bồ câu trên các cây cầu ở Mỹ.

Linh Huy
Theo Daily Mail
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Nguồn gốc của bài viết

Cám ơn bài sưu tầm của bạn nhưng bạn nên nêu cụ thể đường dẫn bài viết của bài bạn nhé!
 

Chấn PG

Member
post thêm hình nữa để cho giản khoảng cách bài viết để người đọc dễ đọc nha bạn rhinky. Theo mình thấy thì trong bài viết có hình nhưng bạn đã không post hình lên vì vậy những người đọc dễ rơi vào trường hợp khó đọc, nhìn thấy "khô" bài viết ( vì dài) nên dẫn tới nản.
 
Top