hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Mỗi dịp sau Tết Nguyên đán hàng năm, một đàn sếu đầu đỏ khoảng 200 con thường quay trở lại tìm mồi tại những cánh đồng cỏ năng, thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Thế nhưng cho đến thời điểm này, số lượng sếu quay trở lại tìm mồi hàng ngày ở khu vực trên chỉ còn chưa đến 20 con, giảm nhiều so với khi đàn sếu xuất hiện lần đầu.
Người dân địa phương cho biết, sự thưa dần của đàn sếu đầu đỏ chính là do nạn bao chiếm đất để nuôi tôm tự phát. Vì vậy, không những làm thu hẹp vùng đất trên mà còn khiến môi trường bị ô nhiễm, tác động rất nhanh đến hệ môi trường sinh thái tự nhiên vốn có.
Được biết, cách đây 7 năm, vùng đất trên được chọn là vùng qui hoạch khu bảo tồn chim sếu đầu đỏ, các cơ quan chức năng đã lập dự án bảo vệ, tôn tạo đồng cỏ năng và vùng phụ cận với diện tích 200 ha, có cả phương án bồi hoàn giải tỏa. Nhưng không biết vì sao đến nay dự án vẫn chưa triển khai.
Rất có thể một thời gian nữa sẽ không còn bóng dáng của sếu đầu đỏ, mặc dù loài chim quí hiếm này đã tồn tại trên vùng đất Kiên Lương khoảng hơn 20 năm.
Theo TTXVN
Thế nhưng cho đến thời điểm này, số lượng sếu quay trở lại tìm mồi hàng ngày ở khu vực trên chỉ còn chưa đến 20 con, giảm nhiều so với khi đàn sếu xuất hiện lần đầu.
Người dân địa phương cho biết, sự thưa dần của đàn sếu đầu đỏ chính là do nạn bao chiếm đất để nuôi tôm tự phát. Vì vậy, không những làm thu hẹp vùng đất trên mà còn khiến môi trường bị ô nhiễm, tác động rất nhanh đến hệ môi trường sinh thái tự nhiên vốn có.
Được biết, cách đây 7 năm, vùng đất trên được chọn là vùng qui hoạch khu bảo tồn chim sếu đầu đỏ, các cơ quan chức năng đã lập dự án bảo vệ, tôn tạo đồng cỏ năng và vùng phụ cận với diện tích 200 ha, có cả phương án bồi hoàn giải tỏa. Nhưng không biết vì sao đến nay dự án vẫn chưa triển khai.
Rất có thể một thời gian nữa sẽ không còn bóng dáng của sếu đầu đỏ, mặc dù loài chim quí hiếm này đã tồn tại trên vùng đất Kiên Lương khoảng hơn 20 năm.
Theo TTXVN