hchungkt80
Dịch giả Vietpet
ThiênNhiên.Net, 09-02-2009 - Sếu đầu đỏ, biểu tượng của hòa bình, một loài chim quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế Giới, hiện không còn nhiều trong tự nhiên. Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ thường di trú về Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) và khu vực Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương và Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cảnh tượng hàng đàn sếu bay về trú ngụ ở những nơi này chỉ còn trong quá khứ. Mất nơi cư trú và nạn săn bắt gia tăng là những nguyên nhân chính khiến số lượng sếu giảm dần hàng năm.
Khu vực núi Mây và Lung Kha-na thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - một vùng đất bình yên cho sếu.
Sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus antigone, là một trong số các loài chim biết bay cao lớn nhất thế giới. Chúng có 3 loài phụ: Sếu đầu đỏ Ấn Độ, Sếu đầu đỏ Úc và Sếu đầu đỏ Phương Đông. Trong đó sếu đầu đỏ Phương Đông (Grus antigone sharpii) có khoảng 2.000 cá thể, đây là phân loài có mặt ở Việt Nam.
Sếu đầu đỏ sống tách biệt với con người ở các vùng đất ngập nước theo mùa. Vào đầu mùa khô, sếu tập trung thành đàn lớn và di chuyển đến vùng hạ lưu sông Mê Kông - nơi có các đồng cỏ ngập nước theo mùa, nhiều cỏ năng và lúa trời - nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho chúng.
Nhưng giờ đây diện tích cánh đồng năng nơi sếu kiếm ăn ngày càng thu hẹp.
Theo các cuộc quan trắc của những nhà khoa học, khu vực Hòn Chông là nơi đàn sếu đầu đỏ tập trung đông nhất ở Đông Dương. Nhưng kể từ năm 2003, khi tỉnh Kiên Giang chuyển đổi khu rừng phòng hộ Hòn Chông thành đất nuôi tôm, số lượng sếu về Hòn Chông đã giảm xuống nhanh chóng. Năm 2002, số lượng sếu đầu đỏ ở khu vực Hà Tiên - Kiên Lương là 361 con, nhưng đến năm 2006 số lượng chỉ còn 208 con. Nguyên nhân chính làm giảm số lượng sếu đầu đỏ ở đây là do mất đi các vùng đất ngập nước tự nhiên. Bên cạnh đó còn là những hoạt động mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, mở rộng đô thị và xây dựng các nhà máy công nghiệp cùng với nạn săn bắt gia tăng.
Rồi khi nhà máy xi măng Holcim cũng như các nhà máy khác mọc lên sát khu sinh sống, kiếm ăn của sếu,…
Với hệ sinh thái đặc trưng cùng sự đa dạng về sinh học, tháng 03/2007, UNESCO đã công nhận tỉnh Kiên Giang là Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang. Khu DTSQ Kiên Giang được đánh giá là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.188.105ha, có mẫu đại diện đặc trưng của hầu hết các hệ sinh thái vùng nhiệt đới như: rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh; rừng ngập mặn; cỏ biển; san hô; núi đá vôi; rừng tràm ngập nước theo mùa, đồng cỏ bàng trên đất ngập mận; với các loài động thực vật quý hiếm: bò biển, rái cá lông mũi, voọc, sếu đầu đỏ. Hy vọng những nỗ lực trong công tác bảo tồn sẽ giúp sếu đầu đỏ thóat khỏi nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.
Khu vực núi Mây và Lung Kha-na thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang - một vùng đất bình yên cho sếu.
Sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus antigone, là một trong số các loài chim biết bay cao lớn nhất thế giới. Chúng có 3 loài phụ: Sếu đầu đỏ Ấn Độ, Sếu đầu đỏ Úc và Sếu đầu đỏ Phương Đông. Trong đó sếu đầu đỏ Phương Đông (Grus antigone sharpii) có khoảng 2.000 cá thể, đây là phân loài có mặt ở Việt Nam.
Sếu đầu đỏ sống tách biệt với con người ở các vùng đất ngập nước theo mùa. Vào đầu mùa khô, sếu tập trung thành đàn lớn và di chuyển đến vùng hạ lưu sông Mê Kông - nơi có các đồng cỏ ngập nước theo mùa, nhiều cỏ năng và lúa trời - nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho chúng.
Nhưng giờ đây diện tích cánh đồng năng nơi sếu kiếm ăn ngày càng thu hẹp.
Theo các cuộc quan trắc của những nhà khoa học, khu vực Hòn Chông là nơi đàn sếu đầu đỏ tập trung đông nhất ở Đông Dương. Nhưng kể từ năm 2003, khi tỉnh Kiên Giang chuyển đổi khu rừng phòng hộ Hòn Chông thành đất nuôi tôm, số lượng sếu về Hòn Chông đã giảm xuống nhanh chóng. Năm 2002, số lượng sếu đầu đỏ ở khu vực Hà Tiên - Kiên Lương là 361 con, nhưng đến năm 2006 số lượng chỉ còn 208 con. Nguyên nhân chính làm giảm số lượng sếu đầu đỏ ở đây là do mất đi các vùng đất ngập nước tự nhiên. Bên cạnh đó còn là những hoạt động mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, mở rộng đô thị và xây dựng các nhà máy công nghiệp cùng với nạn săn bắt gia tăng.
Rồi khi nhà máy xi măng Holcim cũng như các nhà máy khác mọc lên sát khu sinh sống, kiếm ăn của sếu,…
Với hệ sinh thái đặc trưng cùng sự đa dạng về sinh học, tháng 03/2007, UNESCO đã công nhận tỉnh Kiên Giang là Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang. Khu DTSQ Kiên Giang được đánh giá là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.188.105ha, có mẫu đại diện đặc trưng của hầu hết các hệ sinh thái vùng nhiệt đới như: rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh; rừng ngập mặn; cỏ biển; san hô; núi đá vôi; rừng tràm ngập nước theo mùa, đồng cỏ bàng trên đất ngập mận; với các loài động thực vật quý hiếm: bò biển, rái cá lông mũi, voọc, sếu đầu đỏ. Hy vọng những nỗ lực trong công tác bảo tồn sẽ giúp sếu đầu đỏ thóat khỏi nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.