hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Khi tiết trời mưa bão liên miên, nước trên thượng nguồn theo sông suối đổ về, nước trong đầm bắt đầu ngầu bọt thì cũng là lúc người dân sống ven đầm Ô Loan, ở xã An Hải (huyện Tuy An, Phú Yên) vào mùa bắt lịch...
Một ngày đầu tháng mười một, tôi đã nhập cuộc cùng với dòng người làm nghề đóng đáy, đăng chấn trên đầm Ô Loan. Tháng 10 và 11 âm lịch, mưa gió bão bùng là mùa kiếm cơm của dân vùng này.
Đêm săn lịch
Chiều nhập nhoạng, tôi phụ anh Nguyễn Văn Cường chuẩn bị lưới, đèn dầu, dầm... cho chuyến đi đóng đáy kéo dài từ chiều tối đến gần sáng hôm sau. Lúc này, hoàng hôn vừa mới xuống nhưng trên mặt đầm đã ken dày những người làm nghề đăng chấn, đóng đáy trải dọc mặt đầm Ô Loan cho đến gần cửa biển An Hải. Đầm rộng mênh mông, sóng đánh những chiếc sõng con nghiêng ngả...
Thả hết gần năm miệng đáy cũng là lúc nghỉ tay để lót dạ, lấy sức chuẩn bị vòng lại xem thành quả. Tôi được phân công chèo, anh Cường dò đáy. Một miệng, hai miệng... rồi đến miệng đáy thứ năm, chúng tôi cũng có được khoảng 1kg lịch huyết và hai con lịch sông to bằng cổ tay...
Anh Cường giảng giải về con lịch trên đầm Ô Loan: lịch thường sống ở môi trường nước lợ, nơi có nhiều cửa sông đổ ra biển. Ở Phú Yên, chỉ mỗi đầm Ô Loan là có nhiều loại lịch nhất. Chúng sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên.
Con lịch
Lịch giống như lươn, chình. Sống trong triền cát sạch mịn dưới đáy nước đầm Ô Loan nên có màu da giống hệt như cát. Lịch chia làm ba loại: lịch sông có mình cứng, trắng; lịch đen thân đen; lịch huyết có màu đỏ như máu tươi, sống dưới lớp bùn...
Càng về đêm hồ càng nổi gió. Chiếc sõng tròng trành trên mặt đầm khiến tôi suýt nhào mấy lần. Ông Trần Ngọc Vân, một người thâm niên trong làng bắt lịch, cho hay: chuyện những người làm nghề đóng đáy, đăng chấn bị lật sõng, các miệng lưới bị trôi mất do nước lớn là chuyện thường xuyên xảy ra. “Ai cũng biết nguy hiểm nhưng vẫn oằn mình xuống đầm để mưu sinh, vì phía sau chúng tôi còn là gia đình, con cái đang vào tuổi ăn, tuổi học...” - ông nói.
Theo ông Trần Ngọc Vân, hiện giá lịch bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/kg lịch sông, 55.000-65.000 đồng/kg lịch huyết, lịch đen. Mỗi đêm, bình quân một người dân đi đóng đáy hoặc đăng chấn trên đầm Ô Loan cũng kiếm được 50.000-70.000 đồng từ lịch và các loại hải sản khác. Đây là khoản tiền khá lớn đối với người dân ở xã còn nhiều khốn khó này.
Các loại lịch bắt được trên đầm liền được thương lái thu gom để chở đi Quy Nhơn, Khánh Hòa và nhiều nhất là đi Sài Gòn. Những người thu gom còn ứng tiền cho ngư dân mua sắm vật dụng đánh bắt, để hai bên cùng kiếm ăn. Bà Nguyễn Thị Tầm, một thương lái ở đây, cho biết: “Tui chủ yếu mua lịch huyết, lịch đen vì chúng có giá, bán chạy, người ta thích ăn. Nghe nói lịch huyết và lịch đen có tác dụng tráng dương, cường thận và bồi bổ sức khỏe”. Cũng theo bà, “bên đông y, người đau ốm, gầy yếu, nước da xanh ăn lịch rất bổ, dùng liên tục sẽ thấy người khỏe dần, đặc biệt là lịch huyết, lịch đen”.
Nỗi lo...
Một đêm đi về, người này kiếm được mớ lịch có thể bán được 50.000-70.000 đồng - Ảnh: Lệ Văn
Mùa lịch
Lịch có quanh năm, nhưng từ tháng 9-11 âm lịch thì thịt béo nhất. Mùa lịch xuất hiện rộ nhất là trung tuần tháng mười cho đến tháng mười một âm lịch. Lúc này mưa nhiều, nước trên thượng nguồn đổ về, lịch đen, lịch huyết, lịch sông lũ lượt kéo nhau ra khỏi hang, bò trên tầng đáy đầy bùn, cát. Lúc đó người dân rủ nhau đi đăng chấn, đóng đáy bắt lịch suốt cả đêm tới sáng mới về.
Theo thống kê của UBND xã An Hải, hiện có gần 150 hộ dân làm nghề đăng chấn, đóng đáy để bắt lịch, tôm, cá... trên đầm Ô Loan, với khoảng 600 miệng lưới. Năm nay mùa lịch xuất hiện sớm, người dân đổ xô đi đánh bắt nhưng trong họ bắt đầu một nỗi lo.
Theo các cụ cao niên ở xã An Hải, bỗng dưng lịch huyết xuất hiện sớm bất thường cho thấy môi trường ở đầm có vấn đề, chắc chắn bị ô nhiễm nặng. Ông Ngô Văn Yêm, phó chủ tịch UBND xã An Hải, giải thích thêm: “Lịch chỉ ra khỏi hang khi sóng to, gió lớn, nước đầm đục ngầu. Nhưng hôm nay tiết trời chỉ mới đầu mùa mưa mà lịch huyết đã bò ra khỏi hang và nổi lờ đờ trên mặt nước cho thấy tầng đáy đầm bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, cửa biển An Hải bị bồi lắng từ tháng hai đến nay cũng góp phần làm lượng chất thải của các hồ tôm thẻ chân trắng ven đầm ứ đọng, tích tụ lại”.
Trong khi đó, ông Trần Văn Hiến ở thôn Tân Quy lại khẳng định: “Tôi ở đây từ hồi giải phóng, chưa bao giờ thấy lịch huyết xuất hiện trái vụ nhiều như năm nay. Tôi chài thử, khi kéo lên mùi bùn hôi nồng nặc. Nếu không có cách khắc phục, chỉ vài năm nữa lịch sẽ không còn xuất hiện trên đầm Ô Loan”. Mặt khác, năm nay nước trong đầm bị ngọt, không còn lợ như nước đầm phá thông thường. Ông Hiến lo lắng: “Nhà tôi có nuôi mấy lồng cá mú, mấy hôm nay nước đầm ngọt quá, cá bắt đầu chết nên tôi phải kéo ra cửa Lễ Thịnh, An Ninh Đông gửi hết rồi!”.
Mang những lo lắng của người dân An Hải, tôi đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên với hi vọng có thêm thông tin bảo vệ nguồn nước trong đầm. Nhưng tôi không nhận được một thông tin nào.
Cứ đà này, người dân sợ rằng vài năm nữa mùa đánh bắt lịch chỉ còn là dĩ vãng...
TTOL
Một ngày đầu tháng mười một, tôi đã nhập cuộc cùng với dòng người làm nghề đóng đáy, đăng chấn trên đầm Ô Loan. Tháng 10 và 11 âm lịch, mưa gió bão bùng là mùa kiếm cơm của dân vùng này.
Đêm săn lịch
Chiều xuống, những người đánh bắt lịch trên đầm Ô Loan ra quân. Đi cả đêm, rạng sáng mới về - Ảnh: Lệ Văn
Chiều nhập nhoạng, tôi phụ anh Nguyễn Văn Cường chuẩn bị lưới, đèn dầu, dầm... cho chuyến đi đóng đáy kéo dài từ chiều tối đến gần sáng hôm sau. Lúc này, hoàng hôn vừa mới xuống nhưng trên mặt đầm đã ken dày những người làm nghề đăng chấn, đóng đáy trải dọc mặt đầm Ô Loan cho đến gần cửa biển An Hải. Đầm rộng mênh mông, sóng đánh những chiếc sõng con nghiêng ngả...
Thả hết gần năm miệng đáy cũng là lúc nghỉ tay để lót dạ, lấy sức chuẩn bị vòng lại xem thành quả. Tôi được phân công chèo, anh Cường dò đáy. Một miệng, hai miệng... rồi đến miệng đáy thứ năm, chúng tôi cũng có được khoảng 1kg lịch huyết và hai con lịch sông to bằng cổ tay...
Anh Cường giảng giải về con lịch trên đầm Ô Loan: lịch thường sống ở môi trường nước lợ, nơi có nhiều cửa sông đổ ra biển. Ở Phú Yên, chỉ mỗi đầm Ô Loan là có nhiều loại lịch nhất. Chúng sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên.
Con lịch
Lịch giống như lươn, chình. Sống trong triền cát sạch mịn dưới đáy nước đầm Ô Loan nên có màu da giống hệt như cát. Lịch chia làm ba loại: lịch sông có mình cứng, trắng; lịch đen thân đen; lịch huyết có màu đỏ như máu tươi, sống dưới lớp bùn...
Càng về đêm hồ càng nổi gió. Chiếc sõng tròng trành trên mặt đầm khiến tôi suýt nhào mấy lần. Ông Trần Ngọc Vân, một người thâm niên trong làng bắt lịch, cho hay: chuyện những người làm nghề đóng đáy, đăng chấn bị lật sõng, các miệng lưới bị trôi mất do nước lớn là chuyện thường xuyên xảy ra. “Ai cũng biết nguy hiểm nhưng vẫn oằn mình xuống đầm để mưu sinh, vì phía sau chúng tôi còn là gia đình, con cái đang vào tuổi ăn, tuổi học...” - ông nói.
Theo ông Trần Ngọc Vân, hiện giá lịch bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/kg lịch sông, 55.000-65.000 đồng/kg lịch huyết, lịch đen. Mỗi đêm, bình quân một người dân đi đóng đáy hoặc đăng chấn trên đầm Ô Loan cũng kiếm được 50.000-70.000 đồng từ lịch và các loại hải sản khác. Đây là khoản tiền khá lớn đối với người dân ở xã còn nhiều khốn khó này.
Các loại lịch bắt được trên đầm liền được thương lái thu gom để chở đi Quy Nhơn, Khánh Hòa và nhiều nhất là đi Sài Gòn. Những người thu gom còn ứng tiền cho ngư dân mua sắm vật dụng đánh bắt, để hai bên cùng kiếm ăn. Bà Nguyễn Thị Tầm, một thương lái ở đây, cho biết: “Tui chủ yếu mua lịch huyết, lịch đen vì chúng có giá, bán chạy, người ta thích ăn. Nghe nói lịch huyết và lịch đen có tác dụng tráng dương, cường thận và bồi bổ sức khỏe”. Cũng theo bà, “bên đông y, người đau ốm, gầy yếu, nước da xanh ăn lịch rất bổ, dùng liên tục sẽ thấy người khỏe dần, đặc biệt là lịch huyết, lịch đen”.
Nỗi lo...
Mùa lịch
Lịch có quanh năm, nhưng từ tháng 9-11 âm lịch thì thịt béo nhất. Mùa lịch xuất hiện rộ nhất là trung tuần tháng mười cho đến tháng mười một âm lịch. Lúc này mưa nhiều, nước trên thượng nguồn đổ về, lịch đen, lịch huyết, lịch sông lũ lượt kéo nhau ra khỏi hang, bò trên tầng đáy đầy bùn, cát. Lúc đó người dân rủ nhau đi đăng chấn, đóng đáy bắt lịch suốt cả đêm tới sáng mới về.
Theo thống kê của UBND xã An Hải, hiện có gần 150 hộ dân làm nghề đăng chấn, đóng đáy để bắt lịch, tôm, cá... trên đầm Ô Loan, với khoảng 600 miệng lưới. Năm nay mùa lịch xuất hiện sớm, người dân đổ xô đi đánh bắt nhưng trong họ bắt đầu một nỗi lo.
Theo các cụ cao niên ở xã An Hải, bỗng dưng lịch huyết xuất hiện sớm bất thường cho thấy môi trường ở đầm có vấn đề, chắc chắn bị ô nhiễm nặng. Ông Ngô Văn Yêm, phó chủ tịch UBND xã An Hải, giải thích thêm: “Lịch chỉ ra khỏi hang khi sóng to, gió lớn, nước đầm đục ngầu. Nhưng hôm nay tiết trời chỉ mới đầu mùa mưa mà lịch huyết đã bò ra khỏi hang và nổi lờ đờ trên mặt nước cho thấy tầng đáy đầm bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, cửa biển An Hải bị bồi lắng từ tháng hai đến nay cũng góp phần làm lượng chất thải của các hồ tôm thẻ chân trắng ven đầm ứ đọng, tích tụ lại”.
Trong khi đó, ông Trần Văn Hiến ở thôn Tân Quy lại khẳng định: “Tôi ở đây từ hồi giải phóng, chưa bao giờ thấy lịch huyết xuất hiện trái vụ nhiều như năm nay. Tôi chài thử, khi kéo lên mùi bùn hôi nồng nặc. Nếu không có cách khắc phục, chỉ vài năm nữa lịch sẽ không còn xuất hiện trên đầm Ô Loan”. Mặt khác, năm nay nước trong đầm bị ngọt, không còn lợ như nước đầm phá thông thường. Ông Hiến lo lắng: “Nhà tôi có nuôi mấy lồng cá mú, mấy hôm nay nước đầm ngọt quá, cá bắt đầu chết nên tôi phải kéo ra cửa Lễ Thịnh, An Ninh Đông gửi hết rồi!”.
Mang những lo lắng của người dân An Hải, tôi đến Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên với hi vọng có thêm thông tin bảo vệ nguồn nước trong đầm. Nhưng tôi không nhận được một thông tin nào.
Cứ đà này, người dân sợ rằng vài năm nữa mùa đánh bắt lịch chỉ còn là dĩ vãng...
TTOL