Săn bắn cò trắng trên hồ Thác Bà
Vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, hàng vạn con cò lại kéo về hồ Thác Bà (Yên Bái) tìm kiếm thức ăn, làm tổ sinh đàn. Nắm được quy luật này, nhiều "thợ săn" đã sớm chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để săn bắn cò.
Vài năm gần đây, do diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng cùng hệ sinh thái được cải thiện, hồ Thác Bà (Yên Bái) trở thành nơi trú ngụ của nhiều đàn cò trắng với số lượng lên đến hàng vạn con. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm có chiều hướng gia tăng lại đang là mối nguy hại tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của đàn cò này.
Được ví như "Hạ Long trên núi", với tổng diện tích trên 23.000 ha, trong đó có trên 19.000 ha mặt nước và 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, Thác Bà có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Xác định giá trị to lớn hồ Thác Bà mang lại, tỉnh Yên Bái cùng huyện Yên Bình đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư nhằm khôi phục, cải thiện hệ sinh thái trong khu vực.
Nhờ đó, cứ vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, hàng vạn con cò lại kéo về tìm kiếm thức ăn, làm tổ sinh đàn. Nắm được quy luật này, nhiều "thợ săn" đã sớm chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để săn bắn cò.
Ông Vũ Phúc Thịnh, lái tàu khách du lịch trên hồ Thác Bà cho biết, vào thời gian cò về tập trung, có khá nhiều người đến săn bắn. Có người đến săn bắn vui nhưng cũng có người coi đó là "cần câu cơm". Bên cạnh việc dùng các loại súng để săn bắn, việc người dân lên đảo nhặt trứng, bắt cò non mới "mở mắt", gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tồn tại, phát triển của đàn cò.
Còn anh Lê Tiền Phương, xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình), người đang nhận bảo vệ, chăm sóc gần 50 ha rừng quế trồng trên 30 hòn đảo lớn nhỏ cho biết, mỗi cây quế có trung bình 2 đến 3 tổ cò. Trong khoảng thời gian trú ngụ, mỗi đôi cò đẻ hai lứa và mỗi lứa cho trung bình bốn trứng. Một năm trên đảo quế của anh có hàng nghìn chú cò con ra đời. Trong khi việc lấy trứng và bắt chim non rất dễ. Nếu bị mất trứng, mất con ở vị trí nào, cò thường không quay lại nơi đó làm tổ nữa.
Chi cục Kiểm lâm Yên Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, phối hợp với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại vũ khí quân dụng, đồng thời nghiêm cấm việc săn bắn trên vùng hồ. Thời gian tới, cơ quan này sẽ tiến hành xây dựng các mô hình rừng trồng bền vững, để cò có nơi trú ngụ.
Vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, hàng vạn con cò lại kéo về hồ Thác Bà (Yên Bái) tìm kiếm thức ăn, làm tổ sinh đàn. Nắm được quy luật này, nhiều "thợ săn" đã sớm chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để săn bắn cò.
Vài năm gần đây, do diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng cùng hệ sinh thái được cải thiện, hồ Thác Bà (Yên Bái) trở thành nơi trú ngụ của nhiều đàn cò trắng với số lượng lên đến hàng vạn con. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm có chiều hướng gia tăng lại đang là mối nguy hại tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của đàn cò này.
Được ví như "Hạ Long trên núi", với tổng diện tích trên 23.000 ha, trong đó có trên 19.000 ha mặt nước và 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, Thác Bà có hệ sinh thái vô cùng phong phú. Xác định giá trị to lớn hồ Thác Bà mang lại, tỉnh Yên Bái cùng huyện Yên Bình đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư nhằm khôi phục, cải thiện hệ sinh thái trong khu vực.
Nhờ đó, cứ vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, hàng vạn con cò lại kéo về tìm kiếm thức ăn, làm tổ sinh đàn. Nắm được quy luật này, nhiều "thợ săn" đã sớm chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để săn bắn cò.
Ông Vũ Phúc Thịnh, lái tàu khách du lịch trên hồ Thác Bà cho biết, vào thời gian cò về tập trung, có khá nhiều người đến săn bắn. Có người đến săn bắn vui nhưng cũng có người coi đó là "cần câu cơm". Bên cạnh việc dùng các loại súng để săn bắn, việc người dân lên đảo nhặt trứng, bắt cò non mới "mở mắt", gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tồn tại, phát triển của đàn cò.
Còn anh Lê Tiền Phương, xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình), người đang nhận bảo vệ, chăm sóc gần 50 ha rừng quế trồng trên 30 hòn đảo lớn nhỏ cho biết, mỗi cây quế có trung bình 2 đến 3 tổ cò. Trong khoảng thời gian trú ngụ, mỗi đôi cò đẻ hai lứa và mỗi lứa cho trung bình bốn trứng. Một năm trên đảo quế của anh có hàng nghìn chú cò con ra đời. Trong khi việc lấy trứng và bắt chim non rất dễ. Nếu bị mất trứng, mất con ở vị trí nào, cò thường không quay lại nơi đó làm tổ nữa.
Chi cục Kiểm lâm Yên Bình đã đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, phối hợp với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại vũ khí quân dụng, đồng thời nghiêm cấm việc săn bắn trên vùng hồ. Thời gian tới, cơ quan này sẽ tiến hành xây dựng các mô hình rừng trồng bền vững, để cò có nơi trú ngụ.
(Theo TTXVN)