"Chó ngao Tây Tạng"
(LĐCT) - Sau Tôtem sói của Khương Nhung, văn học Trung Quốc lại có thêm một cuốn "tiểu thuyết ngụ ngôn" mà hình tượng biểu trưng của nó - Chó ngao Tây Tạng - cũng lại là một "linh vật" mang đầy sức mạnh huyền bí, giữa một không gian hùng thiêng hoang dã, nơi luôn ẩn chứa những xung đột giữa người và người, thú và thú, đôi khi không hẳn vì quy luật sinh tồn.
Chiếu theo một nghĩa nào đấy, có thể xem Chó ngao Tây Tạng như một đối trọng, "phản đề" của Tôtem sói, với một bên là đề cao tinh thần sói (cái tôi quyết liệt, mạnh mẽ, nhẫn nại, không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh...) ; một bên là phủ nhận tinh thần sói (cho rằng sói chỉ là loài nham hiểm, gian manh...) và thay vào đó là những nét nhân tính đáng ngưỡng vọng của những con ngao Tạng: hùng dũng, trung thành, tự tôn tự trọng, dám làm dám chịu, dám xả thân, dám đánh đổi vinh quang bằng cả mạng sống của mình vì danh dự...
Chó ngao Tây Tạng là câu chuyện của một phóng viên được cử đến Thảo nguyên Chinh-cô-ama (Trung Quốc), lúc bấy giờ còn là một vùng đất đầy hoang sơ, bí ẩn (những năm 1950, khi cách mạng Trung Quốc vừa thành công), nơi lừng lững hình ảnh những con ngao Tạng - một giống chó hung dữ nhưng đặc biệt trung thành với chủ nên được người dân địa phương tôn sùng như một "linh vật".
Tại đây, ông phải chứng kiến một bi kịch "Romeo và Juliet" (nhưng lại thiếu đi hai nhân vật chính): bộ lạc Chia-cu-tây - nơi ông đến, ôm món nợ máu truyền kiếp với bộ tộc Ama Thượng láng giềng. Bởi vậy mà để rửa hận, họ đã ra sức truy sát đến cùng bảy đứa trẻ mang dòng máu Ama Thượng chỉ vì chúng trót vi phạm sang lãnh địa của họ.
Mối thù dai dẳng, khốc liệt giữa con người chính là mắt xích dẫn đến xung đột dữ dội và những trận quyết đấu không khoan nhượng giữa những con ngao Tạng vì lòng trung vô điều kiện đối với chủ, mà đỉnh cao là trận chiến giành ngôi bá chủ giữa Ngao vương của thảo nguyên Xi-chia-cu và chó ngao Cang-rư-sân-cơ (tiếng Tây Tạng là Sư tử núi tuyết). Và cuối cùng, sự bình yên chỉ trở lại với vùng đất, sau khi máu người lẫn máu thú đều đã đổ...
Cùng với Tôtem sói, Chó ngao Tây Tạng lại thêm một lời nhắc nhở những người viết ở ta hãy vác balô lên đường mà đi thực tế, đến những vùng đất mà bước chân phố thị ít khi lai vãng đến để mạnh mẽ chưng cất vào văn chương của mình thứ hiện thực chắt lọc và bề thế nhất.
Được biết, để có được Tôtem sói, tác giả Khương Nhung đã từng trải qua mười một năm sống đời du mục tại thảo nguyên Ơlôn Mông Cổ, từng chui vào hang sói, từng đào bắt sói non, từng nuôi sói nhỏ cũng như từng chiến đấu và sống chung với sói...
Với Chó ngao Tây Tạng cũng vậy, để vẽ được bức tranh hiện thực đặc sắc riêng có của mình, tác giả Vương Chí Quân cũng đã từng có sáu năm làm phóng viên thường trú tại khu chăn nuôi của cao nguyên Thanh Tạng, từng nuôi những con ngao Tạng trong nhiều năm... Nhờ vậy mà kiến thức về ngao Tạng của tác giả thể hiện trong Chó ngao Tây Tạng rất phong phú.
Thế giới những con ngao Tạng cũng hệt như một xã hội loài người thu nhỏ với đầy đủ những thù hận, ân oán, nhưng có thêm những nét bạo liệt, hoang dã và cũng đầy hào sảng...
Trong thế giới ngao Tạng của Vương Chí Quân, những con mãnh thú có những luật lệ riêng bất di bất dịch từ ngàn đời tổ tiên để lại, mà trong đó nổi bật nhất là thiên tính trung thành tuyệt đối với chủ. Chỉ đáng buồn thay là trước vẻ đẹp đó, không ai khác ngoài chính "loài người lại đóng vai trò xấu, bởi hễ loài người tham gia, can thiệp vào thì rất nhiều quy tắc, luật lệ của giới động vật đều trở thành thói tật xấu".
Còn ám ảnh hơn cả bức tranh hiện thực mà cuốn sách đã mô tả một cách kỳ bí và sống động, là câu hỏi: Một khi những con chó ngao Tây Tạng biết nâng niu trân trọng nhân tính hơn cả con người, một khi chính con người đã tự đánh rơi nhân tính của mình trước đồng loại và loài mãnh thú, thì chẳng nhẽ nơi gìn giữ nâng niu giùm những giá trị nhân tính lại là trái tim loài chó?
So với Tôtem sói, vẻ đẹp ngôn từ của Chó ngao Tây Tạng không uyển chuyển và thâm thuý bằng nhưng câu chuyện độc đáo về loài ngao Tạng lại được đỡ trên một cái giá săn chắc và bề thế của cốt truyện cùng một tiết tấu mạnh và nhanh của hơi văn kiếm hiệp.
Nếu như Tôtem sói mang vẻ đẹp của một áng sử thi về một vẻ đẹp oai hùng đã lẫn vào trong cỏ thì Chó ngao Tây Tạng lại phả vào ta hơi nóng bốc người của một áng văn võ hiệp về những trận đấu tàn khốc đã chìm vào trong máu. Nếu tinh thần sói trong Tôtem sói là gắn liền hữu cơ với triết học sinh tồn của một dân tộc du mục thì tinh thần Ngao trong Chó ngao Tây Tạng lại ẩn giấu chập chờn vẻ đẹp huyền bí của Phật giáo Tây Tạng.
Đọc Tôtem sói, Chó ngao Tây Tạng..., có thể bạn đọc VN thêm lần nữa lại se lòng trước câu hỏi: bao giờ văn học ta có được những tác phẩm lớn cùng những bức tranh hiện thức hoành tráng và đặc sắc như thế, nếu như các nhà văn của chúng ta ngày càng lười vác balô lên đường đến những nơi "xa nhà cửa và vắng người qua lại"...
Kể từ khi xuất bản lần đầu tại Trung Quốc năm 2005 đến nay, Chó ngao Tây Tạng đã được tái bản tới lần thứ 6 và được dịch ra 17 thứ tiếng. Tác phẩm đã giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín cũng như đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất tại Trung Quốc và Đài Loan; nằm trong top "100 cuốn sách xuất sắc" dành cho thanh thiếu niên toàn quốc và 10 cuốn sách bán chạy nhất năm 2006 tại Đài Loan... Bản tiếng Việt do NXB Văn hoá Thông tin ấn hành, 2008, người dịch: Ngô Thái Quỳnh, 587 trang, giá 75.000 đồng.
Thiên An (Lao Động cuối tuần)
(LĐCT) - Sau Tôtem sói của Khương Nhung, văn học Trung Quốc lại có thêm một cuốn "tiểu thuyết ngụ ngôn" mà hình tượng biểu trưng của nó - Chó ngao Tây Tạng - cũng lại là một "linh vật" mang đầy sức mạnh huyền bí, giữa một không gian hùng thiêng hoang dã, nơi luôn ẩn chứa những xung đột giữa người và người, thú và thú, đôi khi không hẳn vì quy luật sinh tồn.

Chó ngao Tây Tạng là câu chuyện của một phóng viên được cử đến Thảo nguyên Chinh-cô-ama (Trung Quốc), lúc bấy giờ còn là một vùng đất đầy hoang sơ, bí ẩn (những năm 1950, khi cách mạng Trung Quốc vừa thành công), nơi lừng lững hình ảnh những con ngao Tạng - một giống chó hung dữ nhưng đặc biệt trung thành với chủ nên được người dân địa phương tôn sùng như một "linh vật".
Tại đây, ông phải chứng kiến một bi kịch "Romeo và Juliet" (nhưng lại thiếu đi hai nhân vật chính): bộ lạc Chia-cu-tây - nơi ông đến, ôm món nợ máu truyền kiếp với bộ tộc Ama Thượng láng giềng. Bởi vậy mà để rửa hận, họ đã ra sức truy sát đến cùng bảy đứa trẻ mang dòng máu Ama Thượng chỉ vì chúng trót vi phạm sang lãnh địa của họ.
Mối thù dai dẳng, khốc liệt giữa con người chính là mắt xích dẫn đến xung đột dữ dội và những trận quyết đấu không khoan nhượng giữa những con ngao Tạng vì lòng trung vô điều kiện đối với chủ, mà đỉnh cao là trận chiến giành ngôi bá chủ giữa Ngao vương của thảo nguyên Xi-chia-cu và chó ngao Cang-rư-sân-cơ (tiếng Tây Tạng là Sư tử núi tuyết). Và cuối cùng, sự bình yên chỉ trở lại với vùng đất, sau khi máu người lẫn máu thú đều đã đổ...
Cùng với Tôtem sói, Chó ngao Tây Tạng lại thêm một lời nhắc nhở những người viết ở ta hãy vác balô lên đường mà đi thực tế, đến những vùng đất mà bước chân phố thị ít khi lai vãng đến để mạnh mẽ chưng cất vào văn chương của mình thứ hiện thực chắt lọc và bề thế nhất.
Được biết, để có được Tôtem sói, tác giả Khương Nhung đã từng trải qua mười một năm sống đời du mục tại thảo nguyên Ơlôn Mông Cổ, từng chui vào hang sói, từng đào bắt sói non, từng nuôi sói nhỏ cũng như từng chiến đấu và sống chung với sói...
Với Chó ngao Tây Tạng cũng vậy, để vẽ được bức tranh hiện thực đặc sắc riêng có của mình, tác giả Vương Chí Quân cũng đã từng có sáu năm làm phóng viên thường trú tại khu chăn nuôi của cao nguyên Thanh Tạng, từng nuôi những con ngao Tạng trong nhiều năm... Nhờ vậy mà kiến thức về ngao Tạng của tác giả thể hiện trong Chó ngao Tây Tạng rất phong phú.
Thế giới những con ngao Tạng cũng hệt như một xã hội loài người thu nhỏ với đầy đủ những thù hận, ân oán, nhưng có thêm những nét bạo liệt, hoang dã và cũng đầy hào sảng...
Trong thế giới ngao Tạng của Vương Chí Quân, những con mãnh thú có những luật lệ riêng bất di bất dịch từ ngàn đời tổ tiên để lại, mà trong đó nổi bật nhất là thiên tính trung thành tuyệt đối với chủ. Chỉ đáng buồn thay là trước vẻ đẹp đó, không ai khác ngoài chính "loài người lại đóng vai trò xấu, bởi hễ loài người tham gia, can thiệp vào thì rất nhiều quy tắc, luật lệ của giới động vật đều trở thành thói tật xấu".
Còn ám ảnh hơn cả bức tranh hiện thực mà cuốn sách đã mô tả một cách kỳ bí và sống động, là câu hỏi: Một khi những con chó ngao Tây Tạng biết nâng niu trân trọng nhân tính hơn cả con người, một khi chính con người đã tự đánh rơi nhân tính của mình trước đồng loại và loài mãnh thú, thì chẳng nhẽ nơi gìn giữ nâng niu giùm những giá trị nhân tính lại là trái tim loài chó?
So với Tôtem sói, vẻ đẹp ngôn từ của Chó ngao Tây Tạng không uyển chuyển và thâm thuý bằng nhưng câu chuyện độc đáo về loài ngao Tạng lại được đỡ trên một cái giá săn chắc và bề thế của cốt truyện cùng một tiết tấu mạnh và nhanh của hơi văn kiếm hiệp.
Nếu như Tôtem sói mang vẻ đẹp của một áng sử thi về một vẻ đẹp oai hùng đã lẫn vào trong cỏ thì Chó ngao Tây Tạng lại phả vào ta hơi nóng bốc người của một áng văn võ hiệp về những trận đấu tàn khốc đã chìm vào trong máu. Nếu tinh thần sói trong Tôtem sói là gắn liền hữu cơ với triết học sinh tồn của một dân tộc du mục thì tinh thần Ngao trong Chó ngao Tây Tạng lại ẩn giấu chập chờn vẻ đẹp huyền bí của Phật giáo Tây Tạng.
Đọc Tôtem sói, Chó ngao Tây Tạng..., có thể bạn đọc VN thêm lần nữa lại se lòng trước câu hỏi: bao giờ văn học ta có được những tác phẩm lớn cùng những bức tranh hiện thức hoành tráng và đặc sắc như thế, nếu như các nhà văn của chúng ta ngày càng lười vác balô lên đường đến những nơi "xa nhà cửa và vắng người qua lại"...
Kể từ khi xuất bản lần đầu tại Trung Quốc năm 2005 đến nay, Chó ngao Tây Tạng đã được tái bản tới lần thứ 6 và được dịch ra 17 thứ tiếng. Tác phẩm đã giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín cũng như đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất tại Trung Quốc và Đài Loan; nằm trong top "100 cuốn sách xuất sắc" dành cho thanh thiếu niên toàn quốc và 10 cuốn sách bán chạy nhất năm 2006 tại Đài Loan... Bản tiếng Việt do NXB Văn hoá Thông tin ấn hành, 2008, người dịch: Ngô Thái Quỳnh, 587 trang, giá 75.000 đồng.
Thiên An (Lao Động cuối tuần)