KimCuong
Active Member
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân (TP Đà Nẵng) đang tan hoang vì bị tận diệt, còn các ban ngành lẫn kiểm lâm vẫn loay hoay tìm giải pháp và “đá quả bóng” trách nhiệm cho nhau.
[imgc="Cây thông Caribê đại thụ vừa bị đốn ngã, chắn ngang đường."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-699-784.jpg[/imgc]
Từng cây thông Caribê với đường kính một người ôm không xuể bị đốn ngang, nhựa thông ứa ra, chảy ròng ròng như… máu; từng lâm tặc phi thân trên những chuyến tàu hàng, hằng ngày “cưỡng bức tàu”, đưa gỗ về làng.
Tận diệt
Trọn cả ngày 22/1 bên những vạt rừng đặc dụng Nam Hải Vân, chúng tôi tận thấy hàng trăm cây thông Caribê (xuất xứ Cuba) và thông nhựa bị chặt hạ không thương tiếc. Nhiều cây thông giống Caribê một người ôm không xuể vừa mới ngã xuống, nhựa thông ứa ròng ròng.
Tại tiểu khu 11, sát bên đường công vụ hầm đèo Hải Vân, khi chúng tôi đến, hàng chục lóng gỗ thông đã được cưa khúc gọn gàng vẫn nằm ngổn ngang, đang chờ đưa về điểm tập kết. Hàng trăm gốc thông Caribê trơ trọi trong khung cảnh tan hoang. Cách đây chừng 2 năm, ai lên khu rừng này cũng tấm tắc khen vì vẻ nguyên sinh của nó.
Một đoạn khoảng 2km đường công vụ, nhưng có đến 4 lối mòn vừa tiểu khu 11, đó là nơi lâm tặc ra vào đốn cây, đưa gỗ về nhà như chỗ không người. Nhiều khúc gỗ thông đã được đưa ra cửa đường mòn, chuẩn bị lao xuống đường công vụ. Cửa ra vào khu rừng đề tấm biển khá lớn: “Nghiêm cấm chặt phá rừng…”. Một lâm tặc cầm cưa từ rừng đi ra, thấy chúng tôi đang chụp ảnh, cười hềnh hệch: “Cấm cứ cấm, chặt cứ chặt, ai làm gì ai nào?”.
Rời tiểu khu 11, chúng tôi đến với điểm nóng phá rừng ở tiểu khu 4A cung đoạn phía Nam đèo Hải Vân. Điểm vào rừng thông Caribê cũng có bảng lớn, ghi: “Rừng thông Caribê, diện tích 3ha…”. Tuy nhiên, thông Caribê ở tiểu khu 4A giờ hiu hắt.
Phóng xe máy trên đường đèo, ngước mắt nhìn lên cũng đủ thấy từng khoảnh rừng thông giờ đây toang hoác, hàng trăm gốc thông bị đốn hạ theo thời gian trơ ra đen xì. Anh Nguyễn Anh Lân – công nhân đang thi công sửa chữa đường đèo, nói: “Tui làm đường ở đây mấy tháng trời, ngày nào lâm tặc cũng ngang nhiên chặt cây, mang gỗ ra khỏi rừng, nào có ai cấm đoán gì đâu?”.
Cũng tại tiểu khu 4A, trên con đường mòn chúng tôi vào rừng, nhiều cây thông bị hạ nằm chắn ngang, có cây còn nguyên vết cưa, rất mới, chứng tỏ, lâm tặc vừa mới hạ xuống, chưa kịp mang về. Nhựa thông ứa ra, chảy long lanh như từng giọt lệ, hăng hắc trùm lên trong tiết lạnh cuối năm.
Những con tàu bị “cưỡng bức”
[imgl="Cây thông to một vòng tay ôm không xuể."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-150-714.jpg[/imgl]
Lần thứ ba, cũng là dịp cuối năm, chúng tôi lại theo chân những lâm tặc nhảy tàu Bắc – Nam cung đoạn đường sắt Nam Hải Vân, tận mắt chứng kiến người dân Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hằng ngày “cưỡng bức” những chuyến tàu Bắc – Nam.
Mặc dù không còn cảnh ngang nhiên, thách thức như những lần trước nhưng trước sự chứng kiến của chúng tôi, hàng chục lâm tặc cũng chẳng tỏ vẻ gì e ngại. Gỗ vẫn được chất lên tàu ở ga Nam Hải Vân, và lại lao vèo vèo xuống đường sắt khi tàu chạy chậm, chuẩn bị vào ga Kim Liên. Ba lần nhảy tàu theo lâm tặc, là cả ba lần tôi chạm trán những gương mặt ấy.
Chị Thanh – người gặp tôi lần đầu tiên trên chuyến tàu hàng G3 vào cuối năm 2006, bây giờ có vẻ như “công phu” nhảy tàu đã đạt đến độ… thượng thừa. Năm 2006, chị làm nghề cạo mức (một loại rong biển), nhưng giờ đây, chị lại là một “lâm tặc” sành sỏi. “Gỗ tràm, gỗ thông ở rừng Hải Vân vẫn còn nhiều, tui không có việc làm, không đi chặt gỗ thì lấy gì mà ăn ?”.
Một cán bộ đội bảo vệ ANQP đường sắt cung đoạn Hải Vân, nói: Bây giờ chúng tôi chỉ còn biết vận động bà con nhân dân đừng quá liều lĩnh để gây ra những hậu quả đáng tiếc, còn giải quyết triệt để vấn đề này rất khó, vì cái gốc nằm ở nạn phá rừng, mà cái đó không thuộc chức năng của chúng tôi.
Lâm tặc thách thức!
[imgl="Gỗ thông đã được xẻ ra ở nhà dân."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-556-904.jpg[/imgl]
Chiều 22/1, nhóm phóng viên chúng tôi đã đến thôn Kim Liên, gõ cửa nhiều gia đình bị BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân điểm mặt là “lâm tặc”.
Anh Cao Văn Thương (tổ 8, Hòa Hiệp Bắc) cho biết: “Chúng tôi vẫn biết lên chặt phá rừng là sai, là phạm luật, nhưng thử hỏi, với người dân Kim Liên, sau khi hầm đèo Hải Vân đưa vào hoạt động, chúng tôi còn biết làm gì để kiếm cơm ?”.
Thương là một trong những “lâm tặc già đời” nhất ở Kim Liên, từng hai lần bị xử lý hành chính, phải nộp tiền phạt 2,2 triệu đồng. Còn anh Nguyễn Văn Luân (tổ 8), trình bày: “Nhà nước không giao đất, giao rừng cho chúng tôi tự quản lý, hàng trăm người dân không công ăn việc làm nên phải làm vậy thôi”.
Theo anh Nguyễn Thanh Sáu – tổ trưởng tổ 8, hầu hết người dân Kim Liên đều sống nhờ vào rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Riêng tổ 8 có 64 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu thì có 70% là… lâm tặc!. “UBND phường có giao đất, giao rừng nhưng không cấp giấy tờ xác nhận nên người dân chẳng ai làm. Tui đây cũng phải lên rừng chặt cây” – Anh Sáu thừa nhận.
Chính quyền, kiểm lâm và chủ rừng: “Đá” trách nhiệm
Trong buổi chiều 22/1, khi nhóm phóng viên chúng tôi đang trao đổi với người dân thì cũng lúc đó, lực lượng liên ngành gồm: Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu, lãnh đạo UBND, CA phường Hòa Hiệp Bắc và BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cùng tiến hành kiểm tra một xưởng cưa có chứa gỗ thông. Xưởng cưa có tên Thủy Vân Sơn, dù đăng ký giấy phép kinh doanh ở phường với chức năng là mộc dân dụng, nhưng lại chứa nhiều phách gỗ lớn cùng hàng trăm lóng gỗ thông, với đầy đủ máy móc, thiết bị chế biến gỗ.
Ông Trần Phước Huấn – Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, thừa nhận: “Đó là những xưởng cưa hoạt động phi pháp, mặc dù họ đăng ký kinh doanh mộc dân dụng, nhưng lại hoạt động chế biến gỗ mua từ lâm tặc. Chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhưng rồi đâu vẫn vào đấy”. Được biết, phường Hòa Hiệp Bắc có 37 tổ với hơn 2.500 hộ dân, nhưng theo ông Huấn, hiện nay, UBND phường mới chỉ nắm được chính xác 17 hộ phá rừng (?).
Tuy nhiên, ông Trần Huy Độ – Trưởng BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, hầu hết người dân Hòa Hiệp Bắc đều đi phá rừng. “Chúng tôi là chủ rừng nên hằng ngày phải giữ rừng, nhưng hàng trăm người dân ở đây cùng nhau làm lâm tặc thì chúng tôi biết giữ bằng cách nào ?”.
Số liệu thống kê của BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, rừng thông có 312ha, hầu hết trồng thông Caribê. Trong năm 2007 có 27 vụ phá rừng trái phép, 46,75 khối gỗ thông, tràm bị tịch thu. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi chứng kiến, chắc chắn đó không phải là con số cuối cùng.
Ông Trần Văn Hà – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Liên Chiểu, cho biết: “Không thể giao giấy tờ cho dân là vì quy định rừng đặc dụng không thể giao sổ đỏ. Từ nay đến Tết Nguyên đán, chúng tôi chia 3 tổ tuần tra giữ rừng 24/24 giờ”. “Vậy sau Tết thế nào?”. Trước mặt ông Trần Huy Độ, ông Hà không trả lời và giải thích: “Dẫn đến tình trạng này là do BQL rừng dung túng cho dân quá”. “Thời điểm này rừng thông còn bị chặt phá không?”. Ông Trần Huy Độ: “Cũng không thể tránh khỏi được”. Ông Hà: “Không, không thể có chuyện đó”.
Và khi các bên vẫn còn đá “quả bóng” trách nhiệm ở trong rừng, từng cây thông vẫn bị đốn ngã.
Nguồn: TienPhong.vn
[imgc="Cây thông Caribê đại thụ vừa bị đốn ngã, chắn ngang đường."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-699-784.jpg[/imgc]
Từng cây thông Caribê với đường kính một người ôm không xuể bị đốn ngang, nhựa thông ứa ra, chảy ròng ròng như… máu; từng lâm tặc phi thân trên những chuyến tàu hàng, hằng ngày “cưỡng bức tàu”, đưa gỗ về làng.
Tận diệt
Trọn cả ngày 22/1 bên những vạt rừng đặc dụng Nam Hải Vân, chúng tôi tận thấy hàng trăm cây thông Caribê (xuất xứ Cuba) và thông nhựa bị chặt hạ không thương tiếc. Nhiều cây thông giống Caribê một người ôm không xuể vừa mới ngã xuống, nhựa thông ứa ròng ròng.
Tại tiểu khu 11, sát bên đường công vụ hầm đèo Hải Vân, khi chúng tôi đến, hàng chục lóng gỗ thông đã được cưa khúc gọn gàng vẫn nằm ngổn ngang, đang chờ đưa về điểm tập kết. Hàng trăm gốc thông Caribê trơ trọi trong khung cảnh tan hoang. Cách đây chừng 2 năm, ai lên khu rừng này cũng tấm tắc khen vì vẻ nguyên sinh của nó.
Một đoạn khoảng 2km đường công vụ, nhưng có đến 4 lối mòn vừa tiểu khu 11, đó là nơi lâm tặc ra vào đốn cây, đưa gỗ về nhà như chỗ không người. Nhiều khúc gỗ thông đã được đưa ra cửa đường mòn, chuẩn bị lao xuống đường công vụ. Cửa ra vào khu rừng đề tấm biển khá lớn: “Nghiêm cấm chặt phá rừng…”. Một lâm tặc cầm cưa từ rừng đi ra, thấy chúng tôi đang chụp ảnh, cười hềnh hệch: “Cấm cứ cấm, chặt cứ chặt, ai làm gì ai nào?”.
Rời tiểu khu 11, chúng tôi đến với điểm nóng phá rừng ở tiểu khu 4A cung đoạn phía Nam đèo Hải Vân. Điểm vào rừng thông Caribê cũng có bảng lớn, ghi: “Rừng thông Caribê, diện tích 3ha…”. Tuy nhiên, thông Caribê ở tiểu khu 4A giờ hiu hắt.
Phóng xe máy trên đường đèo, ngước mắt nhìn lên cũng đủ thấy từng khoảnh rừng thông giờ đây toang hoác, hàng trăm gốc thông bị đốn hạ theo thời gian trơ ra đen xì. Anh Nguyễn Anh Lân – công nhân đang thi công sửa chữa đường đèo, nói: “Tui làm đường ở đây mấy tháng trời, ngày nào lâm tặc cũng ngang nhiên chặt cây, mang gỗ ra khỏi rừng, nào có ai cấm đoán gì đâu?”.
Cũng tại tiểu khu 4A, trên con đường mòn chúng tôi vào rừng, nhiều cây thông bị hạ nằm chắn ngang, có cây còn nguyên vết cưa, rất mới, chứng tỏ, lâm tặc vừa mới hạ xuống, chưa kịp mang về. Nhựa thông ứa ra, chảy long lanh như từng giọt lệ, hăng hắc trùm lên trong tiết lạnh cuối năm.
Những con tàu bị “cưỡng bức”
[imgl="Cây thông to một vòng tay ôm không xuể."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-150-714.jpg[/imgl]
Lần thứ ba, cũng là dịp cuối năm, chúng tôi lại theo chân những lâm tặc nhảy tàu Bắc – Nam cung đoạn đường sắt Nam Hải Vân, tận mắt chứng kiến người dân Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hằng ngày “cưỡng bức” những chuyến tàu Bắc – Nam.
Mặc dù không còn cảnh ngang nhiên, thách thức như những lần trước nhưng trước sự chứng kiến của chúng tôi, hàng chục lâm tặc cũng chẳng tỏ vẻ gì e ngại. Gỗ vẫn được chất lên tàu ở ga Nam Hải Vân, và lại lao vèo vèo xuống đường sắt khi tàu chạy chậm, chuẩn bị vào ga Kim Liên. Ba lần nhảy tàu theo lâm tặc, là cả ba lần tôi chạm trán những gương mặt ấy.
Chị Thanh – người gặp tôi lần đầu tiên trên chuyến tàu hàng G3 vào cuối năm 2006, bây giờ có vẻ như “công phu” nhảy tàu đã đạt đến độ… thượng thừa. Năm 2006, chị làm nghề cạo mức (một loại rong biển), nhưng giờ đây, chị lại là một “lâm tặc” sành sỏi. “Gỗ tràm, gỗ thông ở rừng Hải Vân vẫn còn nhiều, tui không có việc làm, không đi chặt gỗ thì lấy gì mà ăn ?”.
Một cán bộ đội bảo vệ ANQP đường sắt cung đoạn Hải Vân, nói: Bây giờ chúng tôi chỉ còn biết vận động bà con nhân dân đừng quá liều lĩnh để gây ra những hậu quả đáng tiếc, còn giải quyết triệt để vấn đề này rất khó, vì cái gốc nằm ở nạn phá rừng, mà cái đó không thuộc chức năng của chúng tôi.
Lâm tặc thách thức!
[imgl="Gỗ thông đã được xẻ ra ở nhà dân."]http://www.tin247.com/tienphong/080827163612-556-904.jpg[/imgl]
Chiều 22/1, nhóm phóng viên chúng tôi đã đến thôn Kim Liên, gõ cửa nhiều gia đình bị BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân điểm mặt là “lâm tặc”.
Anh Cao Văn Thương (tổ 8, Hòa Hiệp Bắc) cho biết: “Chúng tôi vẫn biết lên chặt phá rừng là sai, là phạm luật, nhưng thử hỏi, với người dân Kim Liên, sau khi hầm đèo Hải Vân đưa vào hoạt động, chúng tôi còn biết làm gì để kiếm cơm ?”.
Thương là một trong những “lâm tặc già đời” nhất ở Kim Liên, từng hai lần bị xử lý hành chính, phải nộp tiền phạt 2,2 triệu đồng. Còn anh Nguyễn Văn Luân (tổ 8), trình bày: “Nhà nước không giao đất, giao rừng cho chúng tôi tự quản lý, hàng trăm người dân không công ăn việc làm nên phải làm vậy thôi”.
Theo anh Nguyễn Thanh Sáu – tổ trưởng tổ 8, hầu hết người dân Kim Liên đều sống nhờ vào rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Riêng tổ 8 có 64 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu thì có 70% là… lâm tặc!. “UBND phường có giao đất, giao rừng nhưng không cấp giấy tờ xác nhận nên người dân chẳng ai làm. Tui đây cũng phải lên rừng chặt cây” – Anh Sáu thừa nhận.
Chính quyền, kiểm lâm và chủ rừng: “Đá” trách nhiệm
Trong buổi chiều 22/1, khi nhóm phóng viên chúng tôi đang trao đổi với người dân thì cũng lúc đó, lực lượng liên ngành gồm: Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu, lãnh đạo UBND, CA phường Hòa Hiệp Bắc và BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cùng tiến hành kiểm tra một xưởng cưa có chứa gỗ thông. Xưởng cưa có tên Thủy Vân Sơn, dù đăng ký giấy phép kinh doanh ở phường với chức năng là mộc dân dụng, nhưng lại chứa nhiều phách gỗ lớn cùng hàng trăm lóng gỗ thông, với đầy đủ máy móc, thiết bị chế biến gỗ.
Ông Trần Phước Huấn – Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, thừa nhận: “Đó là những xưởng cưa hoạt động phi pháp, mặc dù họ đăng ký kinh doanh mộc dân dụng, nhưng lại hoạt động chế biến gỗ mua từ lâm tặc. Chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, nhưng rồi đâu vẫn vào đấy”. Được biết, phường Hòa Hiệp Bắc có 37 tổ với hơn 2.500 hộ dân, nhưng theo ông Huấn, hiện nay, UBND phường mới chỉ nắm được chính xác 17 hộ phá rừng (?).
Tuy nhiên, ông Trần Huy Độ – Trưởng BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, hầu hết người dân Hòa Hiệp Bắc đều đi phá rừng. “Chúng tôi là chủ rừng nên hằng ngày phải giữ rừng, nhưng hàng trăm người dân ở đây cùng nhau làm lâm tặc thì chúng tôi biết giữ bằng cách nào ?”.
Số liệu thống kê của BQL rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, rừng thông có 312ha, hầu hết trồng thông Caribê. Trong năm 2007 có 27 vụ phá rừng trái phép, 46,75 khối gỗ thông, tràm bị tịch thu. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi chứng kiến, chắc chắn đó không phải là con số cuối cùng.
Ông Trần Văn Hà – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Liên Chiểu, cho biết: “Không thể giao giấy tờ cho dân là vì quy định rừng đặc dụng không thể giao sổ đỏ. Từ nay đến Tết Nguyên đán, chúng tôi chia 3 tổ tuần tra giữ rừng 24/24 giờ”. “Vậy sau Tết thế nào?”. Trước mặt ông Trần Huy Độ, ông Hà không trả lời và giải thích: “Dẫn đến tình trạng này là do BQL rừng dung túng cho dân quá”. “Thời điểm này rừng thông còn bị chặt phá không?”. Ông Trần Huy Độ: “Cũng không thể tránh khỏi được”. Ông Hà: “Không, không thể có chuyện đó”.
Và khi các bên vẫn còn đá “quả bóng” trách nhiệm ở trong rừng, từng cây thông vẫn bị đốn ngã.
Nguồn: TienPhong.vn