• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Rồng Komodo gây kinh hoàng ở Indonesia

TaiVenh

Active Member
TT - Rồng Komodo có hàm răng giống cá mập và nọc độc có thể làm chết người sau khi bị nó cắn vài giờ. Tuy nhiên, dân làng sống qua bao thế hệ bên cạnh loài thằn lằn lớn nhất thế giới này không sợ chúng cho đến khi chúng bắt đầu tấn công người.


Những câu chuyện lan truyền nhanh chóng qua các hòn đảo phía đông nam Indonesia, nơi duy nhất loài bò sát nguy hiểm này vẫn còn được tìm thấy trong hoang dã. Hai người đã bị giết kể từ năm 2007 - một chàng trai và một ngư dân - và những người khác bị thương trầm trọng sau khi bị chúng cắn.



Rồng Komodo - : tenan.vuurwerk.nl

Tuy nhiên, những vụ tấn công của rồng Komodo là rất hiếm - theo các chuyên gia. Nhưng nỗi lo lắng đang truyền đi từ làng chài này sang làng chài khác với câu hỏi làm thế nào để sống chung tốt nhất với rồng Komodo trong tương lai. Main - 46 tuổi, một nhân viên bảo vệ công viên quốc gia Komodo - đang ghi chép số liệu thì một con rồng trườn lên cầu thang căn chòi gỗ và đung đưa dưới bàn giấy của ông. Khi Main dùng hai tay mở hai hàm chắc khỏe của nó để quan sát, nó cắn vào tay ông.


“Tôi nghĩ chắc mình sẽ không sống sót được... Tôi đã bỏ ra nửa đời người nghiên cứu Komodo và chưa bao giờ thấy chuyện này xảy ra - Main nói và chỉ vào những vết thương được khâu 55 mũi vẫn còn sưng sau ba tháng - May thay, các bạn tôi nghe tiếng tôi la lên và đưa tôi đến bệnh viện kịp thời”.


Rồng Komodo, khá quen thuộc tại các vườn thú ở Mỹ và châu Âu, dài đến 3m và nặng 70kg. Ước lượng có tất cả 2.500 con hiện còn sống hoang dã tại công viên quốc gia Komodo rộng 1.810km2.Phần lớn những con rồng này sống trên hai đảo lớn nhất là Komodo và Rinca.


Rồng Komodo được cho là phát sinh từ một loài thằn lằn lớn hơn ở Java, đảo chính của Indonesia, hoặc Úc cách đây khoảng 30.000 năm. Chúng có thể đạt đến tốc độ gần 30km/giờ khi săn mồi. Khi bắt được con mồi, chúng cắn và tiết nọc độc vào vết thương con mồi, theo một nghiên cứu mới trong tháng này đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Các nhà nghiên cứu của công trình này đã mổ các hạch của một rồng Komodo bị bệnh ở giai đoạn cuối và bác bỏ giả thiết cho rằng con mồi chết vì ngộ độc máu gây ra do vi khuẩn độc hại trong miệng con rồng.

Q.HƯƠNG (Theo PNAS
 

TaiVenh

Active Member
Đảo rồng tại Indonesia

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới. Hiện số lượng của chúng chỉ còn khoảng 2.500. Tại Indonesia có một hòn đảo mang tên Komodo, nơi con người sống chung với rồng.


Một con rồng Komodo dạo chơi trên bờ biển thuộc đảo Komodo vào ngày 30/4. Ảnh: AP.

Trẻ em tại làng Komodo trên hòn đảo cùng tên. Ảnh: AP.

Một hàng rào được dựng lên ở bên ngoài làng để ngăn chặn sự xâm nhập của rồng Komodo. Loài bò sát này hiếm khi cắn người, song số vụ tấn công có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học bắt một con rồng Komodo trưởng thành để gắn chip theo dõi. Họ phải buộc mõm con vật vì nước bọt của nó có độc. Những người bị rồng Komodo cắn sẽ chết sau vài ngày. Ảnh: AP.

Một con rồng Komodo đi săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật có vú, bò sát và chim. Ảnh: AP.

Người nhân viên bảo vệ rừng này từng bị rồng Komodo cắn nhưng thoát chết. Cánh tay của anh phồng lên vì nọc độc của rồng. Ảnh: AP.

Từ trước tới nay người ta luôn nghĩ rằng rồng Komodo không có nọc độc. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa hoc Australia phát hiện ra rằng chúng sử dụng nọc độc để gây tê liệt thần kinh của con mồi sau khi cắn. Ngoài ra, nọc độc của chúng ngăn chặn sự đông máu, khiến con mồi chảy máu tới khi chết. Ảnh: AP.

Một con rồng Komodo rời khỏi nhà vệ sinh dành cho khách du lịch. Ảnh: AP.

Rồng Komodo chỉ sống trên các đảo Komodo, Rinca, Gili Motang và Nusa Kode của Indonesia. Người ta không nhìn thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Ảnh: AP.

Minh Long
(theo AP)​
 

TaiVenh

Active Member
Rồng Komodo dùng nọc độc để giết mồi

Loài thằn lằn lớn nhất thế giới, rồng Komodo, có nọc độc trong miệng để làm tê liệt con mồi. Phát hiện này cho thấy chúng nguy hiểm hơn nhiều so với nhiều loài bò sát khác.


Một con rồng Komodo ăn mồi trong vườn thú tại Indonesia. Ảnh: photobucket.com.​

Sau khi cắn con mồi, rồng Komodo thường để chúng bỏ chạy và không đuổi theo. Tuy nhiên, những con vật bị rồng cắn luôn chết vì chảy máu liên tục. Tới lúc đó rồng mới ăn thịt mồi. Do con mồi không chết ngay nên nhiều nhà khoa học tin loài thằn lằn lớn nhất hành tinh không có nọc độc. Thay vào đó, những vi khuẩn trong miệng giúp chúng ngăn chặn sự đông máu của con mồi.

Khi nhận được tin một con rồng Komodo tại vườn thú Singapore sắp chết vì ốm nặng, các nhà khoa học của Đại học New South Wales (Australia) quyết định tìm hiểu xem nó có độc hay không. Họ mang theo thiết bị chụp cộng hưởng từ tới Singapore để nghiên cứu miệng con vật. Những hình ảnh ba chiều cho thấy, trong miệng rồng Komodo có nọc độc và các tuyến dẫn độc.

"Nọc trong miệng rồng Komodo có độc lực rất mạnh, giống như chất độc của nhiều loài rắn. Khi chúng cắn, chất độc sẽ theo nước bọt ngấm vào cơ thể con mồi. Chất độc khiến con mồi choáng váng vì tê liệt thần kinh, làm giãn mạch máu và ngăn chặn sự đông máu. Sau khi bỏ chạy con mồi sẽ chết sau khi máu chảy hết", Stephen Wroe, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói.

Từ trước tới nay giới khoa học cho rằng chỉ có hai loài thằn lằn có độc. Đó là thằn lằn da hột và thằn lằn Gila monster. Chúng phân bố ở Mexico và các bang phía nam nước Mỹ.
Rồng Komodo sống tại Indonesia. Những con trưởng thành có thể dài hơn 3 mét và nặng tới 70 kg. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật có vú, bò sát và chim. Trong vài trường hợp chúng tấn công cả người. Khả năng cắn của rồng yếu hơn nhiều so với những con cá sấu cùng kích cỡ. Với số lượng khoảng vài nghìn con trên khắp hành tinh, rồng Komodo là một trong những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Minh Long (theo AFP)​
 
Top