hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(Dân trí, Thứ Sáu, 20/02/2009 - 10:23 AM) - Theo thuyền thuyết, Nabau là loài rắn đáng sợ, dài hơn 30m, đầu rồng và có 7 lỗ mũi. Ấy vậy mà, huyền thoại đó đang sống lại trên dòng sông Baleh ở Borneo (Malaysia), hòn đảo lớn thứ 3 thế giới thuộc Đông Nam Á.
Người dân địa phương tin rằng sinh vật huyền bí này đã trở lại sau khi bức ảnh chụp hình một con rắn khổng lồ đang bơi dọc cửa sông được công bố. Bức hình do một thành viên trong nhóm kiểm soát thảm họa thiên nhiên chụp từ trên trực thăng, hiện đang dấy lên nhiều sự tranh cãi đáng chú ý. Nhiều người cho rằng loài rắn khổng lồ huyền thoại đã trở lại, một số người khác không tin giả thuyết trên mà tin rằng đây chỉ là một trò đùa của công nghệ.
Bức hình chụp trên dòng sông Baleh
Trong khi tờ thời báo New Straits uy tín của Kuala Lampur yêu cầu độc giả nên sáng suốt nhìn nhận trước khi tỏ ra quá sợ hãi thì người dân sinh sống quanh khu vực bờ sông khẳng định nhiều người trong số họ từng tận mắt trông thấy con rắn khổng lồ. Họ còn đặt cho nó cái tên Nabau theo tên của một con rắn biển cổ đại có thể tự thay đổi hình dạng thành các sinh vật khác nhau.
Các chuyên gia ảnh bác bỏ hoàn toàn sự khẳng định trên. Bằng chứng mà họ đưa ra là màu nước của sông Baleh trên thực tế khác hoàn toàn so với màu nước trong bức ảnh. Và họ khẳng định đây chỉ là một trò lừa đảo bằng công nghệ chỉnh sửa ảnh hiện đại.
Thêm một bức hình nữa xuất hiện. Rắn khổng lồ có thực sự không chỉ là huyền thoại?
Hồi đầu tháng này, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra mẫu hóa thạch của một con trăn khổng lồ mà theo sự tính toán của họ thì con trăn này còn dài hơn cả một chiếc xe buýt, nặng bằng một chiếc ô tô tải và có thể nuốt chửng một con bò. Con vật này được đặt tên là Titanoboa. Nó sinh sống quanh các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ cách đây 60 triệu năm, chỉ 5 triệu năm sau khi loài bò sát cuối cùng bị tuyệt chủng.
Người dân địa phương tin rằng sinh vật huyền bí này đã trở lại sau khi bức ảnh chụp hình một con rắn khổng lồ đang bơi dọc cửa sông được công bố. Bức hình do một thành viên trong nhóm kiểm soát thảm họa thiên nhiên chụp từ trên trực thăng, hiện đang dấy lên nhiều sự tranh cãi đáng chú ý. Nhiều người cho rằng loài rắn khổng lồ huyền thoại đã trở lại, một số người khác không tin giả thuyết trên mà tin rằng đây chỉ là một trò đùa của công nghệ.
Bức hình chụp trên dòng sông Baleh
Trong khi tờ thời báo New Straits uy tín của Kuala Lampur yêu cầu độc giả nên sáng suốt nhìn nhận trước khi tỏ ra quá sợ hãi thì người dân sinh sống quanh khu vực bờ sông khẳng định nhiều người trong số họ từng tận mắt trông thấy con rắn khổng lồ. Họ còn đặt cho nó cái tên Nabau theo tên của một con rắn biển cổ đại có thể tự thay đổi hình dạng thành các sinh vật khác nhau.
Các chuyên gia ảnh bác bỏ hoàn toàn sự khẳng định trên. Bằng chứng mà họ đưa ra là màu nước của sông Baleh trên thực tế khác hoàn toàn so với màu nước trong bức ảnh. Và họ khẳng định đây chỉ là một trò lừa đảo bằng công nghệ chỉnh sửa ảnh hiện đại.
Thêm một bức hình nữa xuất hiện. Rắn khổng lồ có thực sự không chỉ là huyền thoại?
Hồi đầu tháng này, một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra mẫu hóa thạch của một con trăn khổng lồ mà theo sự tính toán của họ thì con trăn này còn dài hơn cả một chiếc xe buýt, nặng bằng một chiếc ô tô tải và có thể nuốt chửng một con bò. Con vật này được đặt tên là Titanoboa. Nó sinh sống quanh các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ cách đây 60 triệu năm, chỉ 5 triệu năm sau khi loài bò sát cuối cùng bị tuyệt chủng.