hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Cập nhật lúc :2:49 PM, 10/02/2011
Được chăm như "công chúa", "hoàng tử" nên đặc tính chung của nhiều giống mèo cảnh ở Việt Nam là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.
Chảnh như mèo… quý tộc
Những năm gần đây, nuôi mèo ngoại đã trở thành một cái mốt thời thượng ở Việt Nam. Với dáng vẻ đầy quyến rũ và quý phái, những chú mèo Nga lông xù, mèo Anh lông ngắn, mèo Ba Tư mặt tịt, mèo tai cụp Scotland… đã trở thành đối tượng săn lùng của nhiều người thích nuôi mèo “độc”.
Giá của mỗi chú mèo ngoại thường dao động từ 1 cho đến 10 triệu đồng, cao hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mèo ta. Cao giá như vậy nên tiêu chuẩn sống của các chủ mèo ngoại cũng nằm ở một “đẳng cấp” hoàn toàn khác.
Là người có kinh nghiệm nuôi mèo ngoại, anh Hoàng Gia Hiển (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “so với mèo ta thì mèo Tây kén ăn hơn nhiều. Phải cho ăn thức ăn đóng túi nhập ngoại thì mèo mới béo và đẹp. Còn cho ăn thức ăn mình thì dù ngon đến mấy mèo vẫn gầy”.
Về việc vệ sinh, mèo ngoại không dùng sỉ than như mèo ta mà phải dùng cát mèo với giá gần 100.000 đồng/túi. Dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ cũng có phần khó hơn mèo ta.
Nuôi mèo ngoại là một thú chơi tốn kém. Ảnh: Hồng Quân.
Bên cạnh đó, để phục vụ một chú mèo “quý tộc”, nhiều chủ nhân còn phải mua thêm nhiều vật dụng khác như túi đựng mèo (để bế mèo đi chơi), chuồng mèo ngủ, vòng chống rận, tấm cào móng, sữa tắm, lược chải lông, quần áo chống rét cho mèo, và thậm chí là cả vô số các loại đồ chơi dành riêng cho bản tính hiếu động của mèo.
Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, các chú mèo cần phải được bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi vậy mà nuôi mèo ngoại là một thú chơi thật sự tốn kém.
Không chỉ tốn kém, việc chăm sóc mèo còn khổ công không kém gì chăm… hoa hậu. Để các chú mèo luôn sạch sẽ, mượt mà, việc tắm rửa, chải lông phải được tiến hành thường xuyên. Với bộ lông dài và dày, việc “làm đẹp” cho một chú mèo thường phải mất cả buổi.
Quý như cục vàng nên các chú mèo ngoại thường bị chủ “cấm cung”, tuyệt đối không cho đi cho đi lung tung đề phòng bị bắt trộm hoặc “lăng nhăng” với mèo ta, tránh đẻ ra con lai tạp. Khổ nhất là các chàng mèo đực, trừ một số chú chuyên làm việc phối giống ở các nhà kinh doanh mèo thì phần lớn bị thiến để bảo đảm không bỏ nhà đi tìm mèo cái.
Nơm nớp lo mèo chết
Nhìn chung, các giống mèo ngoại tuy đẹp đẽ, cao giá nhưng cũng rất “mong manh” về vấn đề sức khỏe.
Chị Huyền Hương, người tốt nghiệp ngành thú y, hiện là chủ một quán cà phê mèo khá nổi tiếng với hơn chục chú mèo ngoại cho biết: những chú mèo này phải được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt để chúng thích nghi với môi trường tại Việt Nam, phải cho ăn, uống đúng giờ nếu không chúng sẽ dễ bị ốm và chết.
Loại bệnh mà mèo hay mắc nhất là bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh đi ngoài – bệnh rất dễ làm mèo chết. Nhiều khi chỉ cần thay đổi thức ăn lạ, mèo sẽ đi phân lỏng và có nhiều triệu chứng khác thường ngay. Một chú mèo tên Đom của Huyền Hương đã ra đi vì bệnh này khiến cho chị rất tiếc nuối.
Ngoài ra, do lông dày nên nếu vệ sinh không thường xuyên hoặc không đủ sạch sẽ, mèo có thể bị bệnh nấm và lây sang những con mèo khác. Bệnh này khá nguy hiểm vì để lâu nấm sẽ ăn vào da, gây chết mèo.
Mèo ngoại tiềm ẩn nguy cơ cao về bệnh tật. Ảnh: Hồng Quân.
Theo anh Hoàng Gia Hiển, ngoài vấn đề khí hậu Việt Nam, một nguyên nhân khác khiến mèo ngoại dễ bị bệnh chính là nguồn gốc của chúng.
“Phải đến 80% mèo ngoại nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Phần lớn là mèo lai ít nhiều với mèo bản địa chứ rất ít có mèo thuần chủng 100%. Vì vậy nên mèo mới hay bị bệnh thế. Chứ mèo “xách tay” từ chính quốc về thì giá sẽ rất cao và làm giấy tờ vận chuyển cũng rất khó”, anh Hiển nói.
Điều này nhiều người trong giới chơi mèo ngoại biết nên họ thường rỉ tai nhau chỉ nên mua ở các nhà nuôi mèo có uy tín, không nên mua mèo ở chợ hay cửa hàng. Nhưng ngay cả ở các nhà nuôi mèo thì cũng chẳng có gì để chứng minh nguồn gốc hay bảo đảm chất lượng của mèo.
Người mua thì chủ yếu dựa vào cảm tính, trông mèo khỏe, nhìn thích mắt là lấy nên chuyện bỏ tiền triệu mua mèo về rồi nơm nớp lo mèo cưng bị ốm và chết là chuyện quá đỗi bình thường.
Mèo ta mới đúng là… mèo
Có lẽ vì được ăn ngon, chăm bẵm cẩn thận nên một đặc tính chung của nhiều giống mèo ngoại là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.
“Chúng nó lười như… hủi ấy, khi ăn còn chẳng buồn đụng đậy thì nói gì chuyện chạy đi bắt chuột. Con mèo Anh thấy chuột là làm ngơ luôn. Con Ba Tư mà thấy con gián đi qua thì thỉnh thoảng cũng vồ, nhưng cũng chẳng bao giờ đi bắt chuột cả”, anh Hiển chia sẻ.
Thế nên mới có chuyện dân ta thích mèo tây vì đẹp, còn dân Tây thì ngưỡng mộ mèo ta vì… giỏi bắt chuột.
Những chú mèo ta là "thiên tài" bắt chuột. Ảnh: Hồng Quân.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng bộ môn khoa Ngoại – Sản, khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kể lại, khi sang mấy nước tiên tiến để truyền đạt kinh nghiệm với nông dân về cách diệt chuột hiệu quả, dân xứ Tây rất ấn tượng, thích thú về tài bắt chuột như “thần” của giống mèo Việt. Tiến sĩ nhận xét: “Cái giống mèo Tây chỉ để làm cảnh chứ đâu có biết săn chuột”.
Anh Hà Trung Kiên (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho rằng, so với mèo “Tây”, mèo ta không chỉ giỏi bắt chuột hơn, sức đề kháng tốt hơn mà còn khôn ngoan, lanh lợi và tình cảm hơn. Bởi vậy mà sau một thời gian nuôi mèo Tây, anh đã chán cái tính chậm chạp, đỏng đảnh của chú mèo này và tìm cho mình một chú mèo mướp đen “thuần Việt”.
“Mèo ta mà chăm sóc tốt thì cũng béo mượt, dễ thương lắm, chẳng thua gì mèo Tây cả”, anh Kiên khẳng định.
Hồng Quân
Được chăm như "công chúa", "hoàng tử" nên đặc tính chung của nhiều giống mèo cảnh ở Việt Nam là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.
Chảnh như mèo… quý tộc
Những năm gần đây, nuôi mèo ngoại đã trở thành một cái mốt thời thượng ở Việt Nam. Với dáng vẻ đầy quyến rũ và quý phái, những chú mèo Nga lông xù, mèo Anh lông ngắn, mèo Ba Tư mặt tịt, mèo tai cụp Scotland… đã trở thành đối tượng săn lùng của nhiều người thích nuôi mèo “độc”.
Giá của mỗi chú mèo ngoại thường dao động từ 1 cho đến 10 triệu đồng, cao hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mèo ta. Cao giá như vậy nên tiêu chuẩn sống của các chủ mèo ngoại cũng nằm ở một “đẳng cấp” hoàn toàn khác.
Là người có kinh nghiệm nuôi mèo ngoại, anh Hoàng Gia Hiển (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “so với mèo ta thì mèo Tây kén ăn hơn nhiều. Phải cho ăn thức ăn đóng túi nhập ngoại thì mèo mới béo và đẹp. Còn cho ăn thức ăn mình thì dù ngon đến mấy mèo vẫn gầy”.
Về việc vệ sinh, mèo ngoại không dùng sỉ than như mèo ta mà phải dùng cát mèo với giá gần 100.000 đồng/túi. Dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ cũng có phần khó hơn mèo ta.
Nuôi mèo ngoại là một thú chơi tốn kém. Ảnh: Hồng Quân.
Bên cạnh đó, để phục vụ một chú mèo “quý tộc”, nhiều chủ nhân còn phải mua thêm nhiều vật dụng khác như túi đựng mèo (để bế mèo đi chơi), chuồng mèo ngủ, vòng chống rận, tấm cào móng, sữa tắm, lược chải lông, quần áo chống rét cho mèo, và thậm chí là cả vô số các loại đồ chơi dành riêng cho bản tính hiếu động của mèo.
Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, các chú mèo cần phải được bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi vậy mà nuôi mèo ngoại là một thú chơi thật sự tốn kém.
Không chỉ tốn kém, việc chăm sóc mèo còn khổ công không kém gì chăm… hoa hậu. Để các chú mèo luôn sạch sẽ, mượt mà, việc tắm rửa, chải lông phải được tiến hành thường xuyên. Với bộ lông dài và dày, việc “làm đẹp” cho một chú mèo thường phải mất cả buổi.
Quý như cục vàng nên các chú mèo ngoại thường bị chủ “cấm cung”, tuyệt đối không cho đi cho đi lung tung đề phòng bị bắt trộm hoặc “lăng nhăng” với mèo ta, tránh đẻ ra con lai tạp. Khổ nhất là các chàng mèo đực, trừ một số chú chuyên làm việc phối giống ở các nhà kinh doanh mèo thì phần lớn bị thiến để bảo đảm không bỏ nhà đi tìm mèo cái.
Nơm nớp lo mèo chết
Nhìn chung, các giống mèo ngoại tuy đẹp đẽ, cao giá nhưng cũng rất “mong manh” về vấn đề sức khỏe.
Chị Huyền Hương, người tốt nghiệp ngành thú y, hiện là chủ một quán cà phê mèo khá nổi tiếng với hơn chục chú mèo ngoại cho biết: những chú mèo này phải được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt để chúng thích nghi với môi trường tại Việt Nam, phải cho ăn, uống đúng giờ nếu không chúng sẽ dễ bị ốm và chết.
Loại bệnh mà mèo hay mắc nhất là bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh đi ngoài – bệnh rất dễ làm mèo chết. Nhiều khi chỉ cần thay đổi thức ăn lạ, mèo sẽ đi phân lỏng và có nhiều triệu chứng khác thường ngay. Một chú mèo tên Đom của Huyền Hương đã ra đi vì bệnh này khiến cho chị rất tiếc nuối.
Ngoài ra, do lông dày nên nếu vệ sinh không thường xuyên hoặc không đủ sạch sẽ, mèo có thể bị bệnh nấm và lây sang những con mèo khác. Bệnh này khá nguy hiểm vì để lâu nấm sẽ ăn vào da, gây chết mèo.
Mèo ngoại tiềm ẩn nguy cơ cao về bệnh tật. Ảnh: Hồng Quân.
Theo anh Hoàng Gia Hiển, ngoài vấn đề khí hậu Việt Nam, một nguyên nhân khác khiến mèo ngoại dễ bị bệnh chính là nguồn gốc của chúng.
“Phải đến 80% mèo ngoại nhập vào Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Phần lớn là mèo lai ít nhiều với mèo bản địa chứ rất ít có mèo thuần chủng 100%. Vì vậy nên mèo mới hay bị bệnh thế. Chứ mèo “xách tay” từ chính quốc về thì giá sẽ rất cao và làm giấy tờ vận chuyển cũng rất khó”, anh Hiển nói.
Điều này nhiều người trong giới chơi mèo ngoại biết nên họ thường rỉ tai nhau chỉ nên mua ở các nhà nuôi mèo có uy tín, không nên mua mèo ở chợ hay cửa hàng. Nhưng ngay cả ở các nhà nuôi mèo thì cũng chẳng có gì để chứng minh nguồn gốc hay bảo đảm chất lượng của mèo.
Người mua thì chủ yếu dựa vào cảm tính, trông mèo khỏe, nhìn thích mắt là lấy nên chuyện bỏ tiền triệu mua mèo về rồi nơm nớp lo mèo cưng bị ốm và chết là chuyện quá đỗi bình thường.
Mèo ta mới đúng là… mèo
Có lẽ vì được ăn ngon, chăm bẵm cẩn thận nên một đặc tính chung của nhiều giống mèo ngoại là… không có khái niệm gì về phận sự bắt chuột.
“Chúng nó lười như… hủi ấy, khi ăn còn chẳng buồn đụng đậy thì nói gì chuyện chạy đi bắt chuột. Con mèo Anh thấy chuột là làm ngơ luôn. Con Ba Tư mà thấy con gián đi qua thì thỉnh thoảng cũng vồ, nhưng cũng chẳng bao giờ đi bắt chuột cả”, anh Hiển chia sẻ.
Thế nên mới có chuyện dân ta thích mèo tây vì đẹp, còn dân Tây thì ngưỡng mộ mèo ta vì… giỏi bắt chuột.
Những chú mèo ta là "thiên tài" bắt chuột. Ảnh: Hồng Quân.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trưởng bộ môn khoa Ngoại – Sản, khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kể lại, khi sang mấy nước tiên tiến để truyền đạt kinh nghiệm với nông dân về cách diệt chuột hiệu quả, dân xứ Tây rất ấn tượng, thích thú về tài bắt chuột như “thần” của giống mèo Việt. Tiến sĩ nhận xét: “Cái giống mèo Tây chỉ để làm cảnh chứ đâu có biết săn chuột”.
Anh Hà Trung Kiên (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) cho rằng, so với mèo “Tây”, mèo ta không chỉ giỏi bắt chuột hơn, sức đề kháng tốt hơn mà còn khôn ngoan, lanh lợi và tình cảm hơn. Bởi vậy mà sau một thời gian nuôi mèo Tây, anh đã chán cái tính chậm chạp, đỏng đảnh của chú mèo này và tìm cho mình một chú mèo mướp đen “thuần Việt”.
“Mèo ta mà chăm sóc tốt thì cũng béo mượt, dễ thương lắm, chẳng thua gì mèo Tây cả”, anh Kiên khẳng định.
Hồng Quân