Tử cung tích mủ là một bệnh phổ biến ở chó cái.
Mình vừa hoàn thành chuyên đề này, nên post lên để các bạn tham khảo
Rất mong nhận được góp ý.
Giới thiệu: Tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục của thú cái, nằm trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và phía trên bóng đái. Tử cung thông với ống dẫn noãn vè phía trước và với âm đạo về phía sau. Tử cung gồm các phần:
- Hai sừng tử cung
- Thân tử cung
- Cổ tử cung
Tử cung đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình sinh sản của gia súc vì đó là nơi thai phát triển.
Bệnh viêm tử cung tích mủ:
Hình: Tử cung bình thường và tử cung tích mủ
Cơ quan sinh dục thú cái nói chung và tử cung nói riêng dễ mắc bệnh và bệnh viêm tử cung có mủ là một trong những bệnh khá phổ biến trong những bệnh về hệ sinh dục thú cái. Bệnh viêm tử cung tích mủ được đnh nghĩa như là sự tích tụ mủ ở tử cung, nó là hậu quả của sự tăng sing nang nội mạc tử cung, tích dịch và bị nhiễm trùng sinh mủ. Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng mở và dạng đóng. Viêm tử cung dạng mở chiếm tỉ lệ cao hơn viêm tử cung dạng đóng.
Bệnh viêm tử cung tích mủ là bệnh xảy ra phổ biến ở chó cái nhưng chó cái và mèo cái đều có thể mắc bệnh. Chó cái hơn 6 năm tuổi dễ mắc bệnh, bằng chứng của tích mũ thường xuất hiện trong vòng 2 tháng sau khi lên giống. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì không những con bệnh mất khả năng sinh sản mà còn có thể dẫn đến cái chết.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân nguyên phát là do nồng độ hormone progesterone tăng cao bất thường, khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho dịch tích lại trong tử cung và tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn.
Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh mủ tồn tại và phát triển gây viêm nhiễm trùng có mủ. E.coli, Staphylococcus, Streptococcus là những vi sinh vật có liên hệ phổ biến nhất.
Những yếu tố làm gia tăng hàm lượng progesterone trong máu:
- Trong vòng 2-4 tháng sau chu kỳ động dục.
- Sử dụng thuốc ngừa thai với tác dụng ngừa thai bằng cách tăng hàm lượng progesterone trong máu không đúng cách.
Triệu chứng:
- Lơ đãng, yếu chi sau, làm biếng đứng lên hay ngồi xuống, không thoải mái ở vùng bụng.
- Kém ăn, đôi khi ói,tiêu chảy..
- Khát và đa niệu
- Có thể bị sốt.
- Chảy dịch ở âm hộ, dịch đục, màu trắng xanh có lẫn máu (nếu viêm dạng mở)
Hình: Dịch chảy ở âm hộ thú
- Vùng bụng to ra như quả lê khi nhìn từ sau (đặc biệt to ở thể viêm đóng). Số lượng mũ tích lại thay đổi từ vài mililit đến 1 lít.
- Giai đoạn nặng, con vật bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến sự tuần hoàn huyết tương trở nên giảm vì lượng máu giảm ở thận làm nhiễm độc huyết đẩy nhanh đến chết. Ở thể cấp tính, con vật chết nhanh chóng sau vài ngày nhưng nếu viêm dạng mở thì lâu hơn.
Chẩn đoán:
Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng xảy ra trong vài tuần sau khi lên giống.
Chẩn đoán phân biệt dựa trên:
- Huyết đồ: Thể hiện số lượng bạch cầu tăng cao với sự hiện diện bạch cầu trung tính và bạch cầu non, đôi khi, bạch cầu có thể không tăng.
- X-Quang: Tử cung tích mũ có thể thấy qua Xquang, nhưng có thể khó phân biệt khi có thai trước khi sự cốt hóa được hình thành. Tử cung hình thành túi và tích mũ có thể thấy giống nhau ở giai đoạn mang thai đầu và sự sưng to giống nhau của sừng tử cung. Xquang rất có giá trị khi sử dụng phối hợp với những bằng chứng lâm sàng khác.
Hình: Hình ảnh X-Quang tử cung viêm tích mủ
- Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán rất hiệu quả để phát hiện bệnh viêm tử cung tích mủ
Hình: Hình ảnh siêu âm tử cung viêm tích mủ
Giải pháp:
Điều trị nội khoa: Điều trị thuốc có thể áp dụng với với chó cái làm giống, đặc biệt ở trường hợp tích mũ mở hoặc khi chẩn đoán sớm.
- PGF2α : 0,25 mg/kg. Tiêm dưới da 1 lần/ngày. Tiêm 5 ngày.
Điều trị bằng thuốc Prostaglandin F2α (PGF2α) gây co thắt cơ tử cung, dãn nỡ tử cung và tống các chất chứa trong tử cung ra. Thuốc cũng làm tiêu hoàng thể hoặc ngăn trở chức năng của nó, kết quả là làm giảm nồng độ progesteron trong huyết tương. Thuốc này có thể dùng trong trường hợp muốn cứu lấy khả năng sinh sản cùa chó/mèo cái. Phải rất cẩn thận khi dùng thuốc này khi chó/mèo cái bị tích mũ tử cung đóng. Nhưng đặc biệt cần thiết cho những trường hợp mà con vật có đi kèm với một bệnh khác mà phương pháp giải phẫu không cho phép. Ngoài ra cần phải loại trừ trường hợp chó đang mang thai vì thuốc sẽ làm con vật sẩy thai.
Sau khi cho thuốc 2 tuần thì nên kiểm tra lại con vật. Nếu có dịch tiết lẫn máu và mũ chảy ra từ âm đạo, tăng bạch cầu, sốt, hay tử cung vẫn còn to thì phải trở lại liệu trình điều trị PGF2α như cũ. Đặc biệt trong trường hợp chứng tích mũ tử cung với cổ tử cung đóng thì thuốc thường không có hiệu quả.
- Truyền dịch trong trường hợp con vật bị shock, mất nước.
- Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng trong 7-10 ngày:
+ Cephalosporin: 20-40mg/ngày. 2-3 lần/ngày. Tiêm hoặc uống.
+ Enrofloxacin: 5-15mg/kgP. Uống 2 lần/ngày hoặc 5mg/kgP, tiêm dưới da.
- Dùng thuốc kháng viêm: Dexamethaxone, Prednisolone, Phenylbutazone,…
+ Dexamethaxone: Chó, mèo: 0,25-0,5mg/5kgP, tiêm bắp, 7-10 ngày.
- Vitamin C 10%: Chó, mèo: 0,2-0,5g/lần/ngày, tiêm dưới da, 7-10 ngày.
Điều trị ngoại khoa:
Những con vật được chỉ định điều trị ngoại khoa phần lớn là những con bị viêm tử cung nặng, những con bị viêm tử cung dạng kín và những con đã được điều trị nội khoa nhưng không khỏi bệnh. Cắt bỏ từ cung và buồng trứng là cách điều trị lâu dài tốt nhất.
a) Chuẩn bị trước khi mổ:
* Dụng cụ phẫu thuật:
- Lưỡi lam
- Nhíp
- Dao mổ
Hình: Dao mổ
-Cây hướng dẫn
- Cây móc tử cung
- Forcep
- Chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910 hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc 3-0
- Kéo cắt chỉ
Hình: Kéo cắt chỉ
- Kẹp cầm kim
Hình: Kẹp cầm kim
- Kẹp vải
Hình: Kẹp vải
- Kẹp mạch máu
Hình: Kẹp cầm máu
- Kim may
* Hóa chất:
- Atropin: Chó: 1ml/10kgP, tiêm dưới da 15 phút trước khi tiêm thuốc gây mê.
- Acepromazine: Chó: Tiền mê 0,1-0,2mg/kgP, tiêm mạch hoặc tiêm thịt (tối đa không quá 3mg)
- Lidocain.
- Nước oxy già.
- Iod
b) Chuẩn bị cho con vật trước khi mổ:
Cho thú nhịn ăn 12 giờ trước khi phẫu thuật để giảm thiểu sự ói mửa và hít chất trào ngược vào trong quá trình gây mê. Ngưng cho uống nước 3-4 giờ trước khi cấp thuốc mê.
Cần phải quan sát, theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con vật. Nếu đánh giá tình trạng con vật đủ khả năng vượt qua ca mổ thì mới tiến hành phẫu thuật.
c) Cách mổ:
Chú ý: Ở trên chó, thực hiện đường mổ ở giữa ngay sau rốn sẽ thuận tiện cho việc buộc dây treo buồng trứng. Ở mèo, thực hiện đường mổ về phía sau sẽ thuận tiện để cột thân tử cung.
* Gây mê: Tiêm Atropin với liều 1ml/10kgP dưới da. 15 phút sau tiêm Acepromazine vào mạch liều 0,1-0,2mg/kgP cho chó, 0,25-0,5mg/kgP cho mèo và tiêm Lidocain ( Chó: 1ml/3,4-4,5kgP, Mèo: 1ml/4,5kgP) gây tê màng cứng.
* Tiến hành mổ:
- Cạo lông sát trùng vùng mổ ở giữa bụng từ sụn mấu kiếm cho tới xương mu. Xác định rốn. Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo dài về phía sau từ 4-6 cm qua da và mô dưới da để bộc lộ đường trắng. Dùng nhíp để gắp đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ chọc thủng 1 lỗ vào xoang bụng qua đường trắng phía trước nhíp, đưa cây hướng dẫn vào xoang bụng và lật ngữa lưỡi dao mổ để mở rộng vết mổ về hai phía dọc theo cây hướng dẫn.
- Dùng cây móc tử cung để móc sừng tử cung bên phải ra ngoài qua vết mổ, nếu không xác định được vị trí của sừng tử cung bằng cây móc thì nâng đáy bàng quang lên và xác định tử cung nằm ngay giữa kết tràng và bàng quang. Khi đã xác định được sừng tử cung, dùng 1 forcep để kẹp ngang qua giữa sừng tử cung và buồng trứng. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng, trong khi dùng ngón trỏ của tay kia để làm giãn dây chằng hoặc tách rời dây treo buồng trứng gần với thận nhưng đừng làm đứt mạch máu buồng trứng, để cho phép đưa buồng trứng ra ngoài vết mổ dễ dàng. Làm rách một lỗ nhỏ ở phía sau dây chằng rộng gần với cuống buồng trứng, đặt hai forcep đối diện nhau ngang qua cuống buồng trứng. Dùng chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910 hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc 3-0 để thực hiện 1 mối cột hình số 8 ngay vị trí của forcep gần vối buồng trứng. Tiếp theo, cột thêm 1 mối nữa ở ngay vị trí của forcep ở xa buồng trứng để ngăn ngừa chảy máu. Đặt một kẹp mạch máu ở dây tro gần với buồng trứng, cắt ngay dây treo buồng trứng ở vị trí giữa kẹp và buồng trứng. Mở màng bao buồng trứng để kiểm tra buồng trứng ở bên trong, mở kẹp ở cuống buồng trứng để quan sát xem có xuất huyết hay không trước khi cho vào bên trong xoang bụng.
- Từ buồng trứng và sừng tử cung đã được tách rời, lần tìm sừng tử cung phía bên kia và cũng làm tương tự. Sau khi đã tách rời được cả hai buồng trứng, lúc này đưa cả hai sừng tử cung ra ngoài qua vết mổ và lật về phía sau. Với những chó cái đã sinh sản, dây chằng rộng, tử cung lớn và có nhiều mạch máu thì tạo một lỗ thủng ở dây rộng tử cung chỗ gần với thân tử cung, dùng forcep để kẹp dây rộng tử cung lại, sử dụng chỉ tiêu để cột và cắt ngang, làm tương tự cho phía bên kia ( với chó cái chưa sinh sản thì không cần thao tác này). Kế tiếp dùng 2 forcep để kẹp ngang qua tử cung và dùng chỉ tiêu để cột hai mối vào đúng vị trí của hai cái kẹp, mối phía ngoài buộc theo kiểu số 8, mối trong buộc theo chu vi. Sau khi cột xong, đặt kẹp hai bên ngoài mối cột và cắt ngang tử cung ở giữa hai kẹp. Đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng. May thành bụng lại với 3 lớp: phúc mạc và cơ thẳng bụng, mô dưới da, và da.
Hình: Tử cung bị viêm đã được cắt bỏ
d) Chăm sóc hậu phẫu:
Bôi thuốc sát trùng lên vết mổ ngày 2 lần, tiêm kháng sinh và Vitamin liên tục từ 3-5 ngày.
Mình vừa hoàn thành chuyên đề này, nên post lên để các bạn tham khảo
Rất mong nhận được góp ý.
Giới thiệu: Tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục của thú cái, nằm trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và phía trên bóng đái. Tử cung thông với ống dẫn noãn vè phía trước và với âm đạo về phía sau. Tử cung gồm các phần:
- Hai sừng tử cung
- Thân tử cung
- Cổ tử cung
Hình: Sơ lược cơ quan sinh dục chó cái
Tử cung đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình sinh sản của gia súc vì đó là nơi thai phát triển.
Bệnh viêm tử cung tích mủ:
Hình: Tử cung bình thường và tử cung tích mủ
Hình: Tử cung tích mủ
Cơ quan sinh dục thú cái nói chung và tử cung nói riêng dễ mắc bệnh và bệnh viêm tử cung có mủ là một trong những bệnh khá phổ biến trong những bệnh về hệ sinh dục thú cái. Bệnh viêm tử cung tích mủ được đnh nghĩa như là sự tích tụ mủ ở tử cung, nó là hậu quả của sự tăng sing nang nội mạc tử cung, tích dịch và bị nhiễm trùng sinh mủ. Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng mở và dạng đóng. Viêm tử cung dạng mở chiếm tỉ lệ cao hơn viêm tử cung dạng đóng.
Bệnh viêm tử cung tích mủ là bệnh xảy ra phổ biến ở chó cái nhưng chó cái và mèo cái đều có thể mắc bệnh. Chó cái hơn 6 năm tuổi dễ mắc bệnh, bằng chứng của tích mũ thường xuất hiện trong vòng 2 tháng sau khi lên giống. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thì không những con bệnh mất khả năng sinh sản mà còn có thể dẫn đến cái chết.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân nguyên phát là do nồng độ hormone progesterone tăng cao bất thường, khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho dịch tích lại trong tử cung và tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn.
Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh mủ tồn tại và phát triển gây viêm nhiễm trùng có mủ. E.coli, Staphylococcus, Streptococcus là những vi sinh vật có liên hệ phổ biến nhất.
Những yếu tố làm gia tăng hàm lượng progesterone trong máu:
- Trong vòng 2-4 tháng sau chu kỳ động dục.
- Sử dụng thuốc ngừa thai với tác dụng ngừa thai bằng cách tăng hàm lượng progesterone trong máu không đúng cách.
Triệu chứng:
- Lơ đãng, yếu chi sau, làm biếng đứng lên hay ngồi xuống, không thoải mái ở vùng bụng.
- Kém ăn, đôi khi ói,tiêu chảy..
- Khát và đa niệu
- Có thể bị sốt.
- Chảy dịch ở âm hộ, dịch đục, màu trắng xanh có lẫn máu (nếu viêm dạng mở)
Hình: Dịch chảy ở âm hộ thú
- Vùng bụng to ra như quả lê khi nhìn từ sau (đặc biệt to ở thể viêm đóng). Số lượng mũ tích lại thay đổi từ vài mililit đến 1 lít.
- Giai đoạn nặng, con vật bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến sự tuần hoàn huyết tương trở nên giảm vì lượng máu giảm ở thận làm nhiễm độc huyết đẩy nhanh đến chết. Ở thể cấp tính, con vật chết nhanh chóng sau vài ngày nhưng nếu viêm dạng mở thì lâu hơn.
Chẩn đoán:
Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng xảy ra trong vài tuần sau khi lên giống.
Chẩn đoán phân biệt dựa trên:
- Huyết đồ: Thể hiện số lượng bạch cầu tăng cao với sự hiện diện bạch cầu trung tính và bạch cầu non, đôi khi, bạch cầu có thể không tăng.
- X-Quang: Tử cung tích mũ có thể thấy qua Xquang, nhưng có thể khó phân biệt khi có thai trước khi sự cốt hóa được hình thành. Tử cung hình thành túi và tích mũ có thể thấy giống nhau ở giai đoạn mang thai đầu và sự sưng to giống nhau của sừng tử cung. Xquang rất có giá trị khi sử dụng phối hợp với những bằng chứng lâm sàng khác.
Hình: Hình ảnh X-Quang tử cung viêm tích mủ
- Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán rất hiệu quả để phát hiện bệnh viêm tử cung tích mủ
Hình: Hình ảnh siêu âm tử cung viêm tích mủ
Giải pháp:
Điều trị nội khoa: Điều trị thuốc có thể áp dụng với với chó cái làm giống, đặc biệt ở trường hợp tích mũ mở hoặc khi chẩn đoán sớm.
- PGF2α : 0,25 mg/kg. Tiêm dưới da 1 lần/ngày. Tiêm 5 ngày.
Điều trị bằng thuốc Prostaglandin F2α (PGF2α) gây co thắt cơ tử cung, dãn nỡ tử cung và tống các chất chứa trong tử cung ra. Thuốc cũng làm tiêu hoàng thể hoặc ngăn trở chức năng của nó, kết quả là làm giảm nồng độ progesteron trong huyết tương. Thuốc này có thể dùng trong trường hợp muốn cứu lấy khả năng sinh sản cùa chó/mèo cái. Phải rất cẩn thận khi dùng thuốc này khi chó/mèo cái bị tích mũ tử cung đóng. Nhưng đặc biệt cần thiết cho những trường hợp mà con vật có đi kèm với một bệnh khác mà phương pháp giải phẫu không cho phép. Ngoài ra cần phải loại trừ trường hợp chó đang mang thai vì thuốc sẽ làm con vật sẩy thai.
Sau khi cho thuốc 2 tuần thì nên kiểm tra lại con vật. Nếu có dịch tiết lẫn máu và mũ chảy ra từ âm đạo, tăng bạch cầu, sốt, hay tử cung vẫn còn to thì phải trở lại liệu trình điều trị PGF2α như cũ. Đặc biệt trong trường hợp chứng tích mũ tử cung với cổ tử cung đóng thì thuốc thường không có hiệu quả.
- Truyền dịch trong trường hợp con vật bị shock, mất nước.
- Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng trong 7-10 ngày:
+ Cephalosporin: 20-40mg/ngày. 2-3 lần/ngày. Tiêm hoặc uống.
+ Enrofloxacin: 5-15mg/kgP. Uống 2 lần/ngày hoặc 5mg/kgP, tiêm dưới da.
- Dùng thuốc kháng viêm: Dexamethaxone, Prednisolone, Phenylbutazone,…
+ Dexamethaxone: Chó, mèo: 0,25-0,5mg/5kgP, tiêm bắp, 7-10 ngày.
- Vitamin C 10%: Chó, mèo: 0,2-0,5g/lần/ngày, tiêm dưới da, 7-10 ngày.
Điều trị ngoại khoa:
Những con vật được chỉ định điều trị ngoại khoa phần lớn là những con bị viêm tử cung nặng, những con bị viêm tử cung dạng kín và những con đã được điều trị nội khoa nhưng không khỏi bệnh. Cắt bỏ từ cung và buồng trứng là cách điều trị lâu dài tốt nhất.
a) Chuẩn bị trước khi mổ:
* Dụng cụ phẫu thuật:
- Lưỡi lam
- Nhíp
- Dao mổ
Hình: Dao mổ
-Cây hướng dẫn
- Cây móc tử cung
- Forcep
- Chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910 hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc 3-0
- Kéo cắt chỉ
Hình: Kéo cắt chỉ
- Kẹp cầm kim
Hình: Kẹp cầm kim
- Kẹp vải
Hình: Kẹp vải
- Kẹp mạch máu
Hình: Kẹp cầm máu
- Kim may
* Hóa chất:
- Atropin: Chó: 1ml/10kgP, tiêm dưới da 15 phút trước khi tiêm thuốc gây mê.
- Acepromazine: Chó: Tiền mê 0,1-0,2mg/kgP, tiêm mạch hoặc tiêm thịt (tối đa không quá 3mg)
- Lidocain.
- Nước oxy già.
- Iod
b) Chuẩn bị cho con vật trước khi mổ:
Cho thú nhịn ăn 12 giờ trước khi phẫu thuật để giảm thiểu sự ói mửa và hít chất trào ngược vào trong quá trình gây mê. Ngưng cho uống nước 3-4 giờ trước khi cấp thuốc mê.
Cần phải quan sát, theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con vật. Nếu đánh giá tình trạng con vật đủ khả năng vượt qua ca mổ thì mới tiến hành phẫu thuật.
c) Cách mổ:
Chú ý: Ở trên chó, thực hiện đường mổ ở giữa ngay sau rốn sẽ thuận tiện cho việc buộc dây treo buồng trứng. Ở mèo, thực hiện đường mổ về phía sau sẽ thuận tiện để cột thân tử cung.
* Gây mê: Tiêm Atropin với liều 1ml/10kgP dưới da. 15 phút sau tiêm Acepromazine vào mạch liều 0,1-0,2mg/kgP cho chó, 0,25-0,5mg/kgP cho mèo và tiêm Lidocain ( Chó: 1ml/3,4-4,5kgP, Mèo: 1ml/4,5kgP) gây tê màng cứng.
* Tiến hành mổ:
- Cạo lông sát trùng vùng mổ ở giữa bụng từ sụn mấu kiếm cho tới xương mu. Xác định rốn. Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo dài về phía sau từ 4-6 cm qua da và mô dưới da để bộc lộ đường trắng. Dùng nhíp để gắp đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ chọc thủng 1 lỗ vào xoang bụng qua đường trắng phía trước nhíp, đưa cây hướng dẫn vào xoang bụng và lật ngữa lưỡi dao mổ để mở rộng vết mổ về hai phía dọc theo cây hướng dẫn.
- Dùng cây móc tử cung để móc sừng tử cung bên phải ra ngoài qua vết mổ, nếu không xác định được vị trí của sừng tử cung bằng cây móc thì nâng đáy bàng quang lên và xác định tử cung nằm ngay giữa kết tràng và bàng quang. Khi đã xác định được sừng tử cung, dùng 1 forcep để kẹp ngang qua giữa sừng tử cung và buồng trứng. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng, trong khi dùng ngón trỏ của tay kia để làm giãn dây chằng hoặc tách rời dây treo buồng trứng gần với thận nhưng đừng làm đứt mạch máu buồng trứng, để cho phép đưa buồng trứng ra ngoài vết mổ dễ dàng. Làm rách một lỗ nhỏ ở phía sau dây chằng rộng gần với cuống buồng trứng, đặt hai forcep đối diện nhau ngang qua cuống buồng trứng. Dùng chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910 hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc 3-0 để thực hiện 1 mối cột hình số 8 ngay vị trí của forcep gần vối buồng trứng. Tiếp theo, cột thêm 1 mối nữa ở ngay vị trí của forcep ở xa buồng trứng để ngăn ngừa chảy máu. Đặt một kẹp mạch máu ở dây tro gần với buồng trứng, cắt ngay dây treo buồng trứng ở vị trí giữa kẹp và buồng trứng. Mở màng bao buồng trứng để kiểm tra buồng trứng ở bên trong, mở kẹp ở cuống buồng trứng để quan sát xem có xuất huyết hay không trước khi cho vào bên trong xoang bụng.
- Từ buồng trứng và sừng tử cung đã được tách rời, lần tìm sừng tử cung phía bên kia và cũng làm tương tự. Sau khi đã tách rời được cả hai buồng trứng, lúc này đưa cả hai sừng tử cung ra ngoài qua vết mổ và lật về phía sau. Với những chó cái đã sinh sản, dây chằng rộng, tử cung lớn và có nhiều mạch máu thì tạo một lỗ thủng ở dây rộng tử cung chỗ gần với thân tử cung, dùng forcep để kẹp dây rộng tử cung lại, sử dụng chỉ tiêu để cột và cắt ngang, làm tương tự cho phía bên kia ( với chó cái chưa sinh sản thì không cần thao tác này). Kế tiếp dùng 2 forcep để kẹp ngang qua tử cung và dùng chỉ tiêu để cột hai mối vào đúng vị trí của hai cái kẹp, mối phía ngoài buộc theo kiểu số 8, mối trong buộc theo chu vi. Sau khi cột xong, đặt kẹp hai bên ngoài mối cột và cắt ngang tử cung ở giữa hai kẹp. Đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng. May thành bụng lại với 3 lớp: phúc mạc và cơ thẳng bụng, mô dưới da, và da.
Hình: Tử cung bị viêm đã được cắt bỏ
d) Chăm sóc hậu phẫu:
Bôi thuốc sát trùng lên vết mổ ngày 2 lần, tiêm kháng sinh và Vitamin liên tục từ 3-5 ngày.
Nguồn: tổng hợp