Phát hiện thêm các loài: Cóc, Ếch, Tắc kè mới
Cập nhật lúc 11:05, Thứ Ba, 27/10/2009 (GMT+7)
,
- Các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài vừa công bố phát hiện thêm 3 loài : Cóc, Ếch và Tắc kè mới ở Việt Nam.
Lòa Éch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Cóc mày sần (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường)Sinh vật mới nói trên do anh Cao Tiến Trung-cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) và Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney công bố hồi mới đây.
Đặc điểm nhận dạng chính của loài Éch gồm: dài thân đối với cá thể đực 19,6-20,8 mm và cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài Êch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển.
Tương tự, một loài Ếch gai hàm ngọc linh có tên khoa học là Leptobrachium ngoclinhense cũng đã được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Loài này do một nhà khoa học Nga, công bố trên Tạp chí Bò sát và Ếch nhái Nga. Theo mô tả gốc của nhà khoa học này, loài Ếch gai hàm ngọc linh có kích cỡ khá lớn: chiều dài mút mõm-hậu môn của con đực có khoảng 77 mm, của con cái khoảng 70 mm; chân ngắn; màng nhĩ không rõ; da nháp; lưng màu nâu sẫm với những đốm đen rải rác, bụng màu xám nhạt; đặc biệt là phần môi trên, vùng gian ổ mắt của con đực có khoảng 66 gai sừng nhỏ.
Ếch gia hàm ngọc linh (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường)
Được biết, loài Ếch này rất hiếm gặp, ngoài 2 mẫu chuẩn thu được năm 2004, hiện mới chỉ ghi nhận một vài mẫu ở vùng núi cao Ngọc Linh (độ cao 1700-2000 m so với mực nước biển) trong đợt khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga) năm 2006. Việc xem xét, đánh giá loài Êch nhái đặc hữu này của Việt Nam theo các tiêu chí xếp hạng trong Sách Đỏ của Việt Nam và Danh lục Đỏ của IUCN sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Đây cũng là loài Êch gai hàm thứ 3 được ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh loài Ếch gai hàm sa pa Leptobrachium echinatum và loài Ếch gai hàm vân nam Leptobrachium promustache.
Thời gian vừa qua, các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam đã công bố thêm một loài Tắc kè mới ở Đồng Nai. Loài Tắc kè mới được phát hiện ở vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam.
Tắc kè núi Chứa Chan (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài Tắc kè chứa chan Gekko russelltraini có thể phân biệt với các loài Tắc kè khác cùng giống bởi những đặc điểm như: nốt sần trên lưng xếp thành 12-16 hàng với các nốt nhỏ, láng. 90-101 hàng vảy quanh giữa thân, 28-30 hàng vảy ngang bụng, giữa các nếp da gấp bên. Ở con đực có 8-11 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau, không có lỗ đùi. Ngón chân số 4 có 17-18 phiến mỏng. Mặt lưng có 5-7 đốt sống lưng giữa gáy và xương cùng và 4-7 cặp các vệt ngắn, đôi khi không đồng dạng, có màu trắng nằm ở hông giữa các chân.
Đây là loài Tắc kè do nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí – Viện sinh học nhiệt đới phát hiện, là loài Tắc kè thứ 8 trong tổng số các loài Tắc kè ờ Việt Nam như: Gecko gecko,Gecko badenii, Gecko chinensis, Gecko japonicus, Gecko grossmanii …
Cập nhật lúc 11:05, Thứ Ba, 27/10/2009 (GMT+7)
,
Lòa Éch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Cóc mày sần (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường)Sinh vật mới nói trên do anh Cao Tiến Trung-cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) và Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney công bố hồi mới đây.
Đặc điểm nhận dạng chính của loài Éch gồm: dài thân đối với cá thể đực 19,6-20,8 mm và cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài Êch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển.
Tương tự, một loài Ếch gai hàm ngọc linh có tên khoa học là Leptobrachium ngoclinhense cũng đã được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Loài này do một nhà khoa học Nga, công bố trên Tạp chí Bò sát và Ếch nhái Nga. Theo mô tả gốc của nhà khoa học này, loài Ếch gai hàm ngọc linh có kích cỡ khá lớn: chiều dài mút mõm-hậu môn của con đực có khoảng 77 mm, của con cái khoảng 70 mm; chân ngắn; màng nhĩ không rõ; da nháp; lưng màu nâu sẫm với những đốm đen rải rác, bụng màu xám nhạt; đặc biệt là phần môi trên, vùng gian ổ mắt của con đực có khoảng 66 gai sừng nhỏ.
Ếch gia hàm ngọc linh (Ảnh: Nguyễn Quảng Trường)
Được biết, loài Ếch này rất hiếm gặp, ngoài 2 mẫu chuẩn thu được năm 2004, hiện mới chỉ ghi nhận một vài mẫu ở vùng núi cao Ngọc Linh (độ cao 1700-2000 m so với mực nước biển) trong đợt khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga) năm 2006. Việc xem xét, đánh giá loài Êch nhái đặc hữu này của Việt Nam theo các tiêu chí xếp hạng trong Sách Đỏ của Việt Nam và Danh lục Đỏ của IUCN sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Đây cũng là loài Êch gai hàm thứ 3 được ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh loài Ếch gai hàm sa pa Leptobrachium echinatum và loài Ếch gai hàm vân nam Leptobrachium promustache.
Thời gian vừa qua, các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam đã công bố thêm một loài Tắc kè mới ở Đồng Nai. Loài Tắc kè mới được phát hiện ở vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam.
Tắc kè núi Chứa Chan (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Loài Tắc kè chứa chan Gekko russelltraini có thể phân biệt với các loài Tắc kè khác cùng giống bởi những đặc điểm như: nốt sần trên lưng xếp thành 12-16 hàng với các nốt nhỏ, láng. 90-101 hàng vảy quanh giữa thân, 28-30 hàng vảy ngang bụng, giữa các nếp da gấp bên. Ở con đực có 8-11 lỗ trước hậu môn xếp liền nhau, không có lỗ đùi. Ngón chân số 4 có 17-18 phiến mỏng. Mặt lưng có 5-7 đốt sống lưng giữa gáy và xương cùng và 4-7 cặp các vệt ngắn, đôi khi không đồng dạng, có màu trắng nằm ở hông giữa các chân.
Đây là loài Tắc kè do nhà nghiên cứu bò sát Ngô Văn Trí – Viện sinh học nhiệt đới phát hiện, là loài Tắc kè thứ 8 trong tổng số các loài Tắc kè ờ Việt Nam như: Gecko gecko,Gecko badenii, Gecko chinensis, Gecko japonicus, Gecko grossmanii …
- Mai Linh