• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Phát hiện rắn mắt hồng ngọc ở Việt Nam

vits2be

Member
Các nhà khoa học vừa phát hiện loài rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc có tên khoa học Cryptelytrops rubeus sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP HCM và các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam.
Theo đó, các nhà khoa học đã thu thập mẫu loài rắn Cryptelytrops rubeus từ các nước Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia trong các năm 1999-2003 và nghiên cứu nó trong phòng thí nghiệm để xác minh loài rắn mới này.

Rắn lục có đôi mắt màu hồng ngọc Cryptelytrops rubeus.
“Chúng tôi biết loài rắn Cryptelytrops rubeus từ vài mẫu thu thập được, rất ít người trên thế giới nhìn thấy nó”, tiến sĩ Anita Malhotra, nhà sinh thái học phân tử thuộc trường đại học Bangor (Anh) và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo các nhà khoa học, rắn Cryptelytrops rubeus thường xuất hiện gần các con suối và món ăn ưa thích của loài rắn này là những con ếch. Chúng sống ẩn dật trong các khu rừng ở gần thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đồi núi thấp ở miền nam Việt Nam và miền đông Campuchia.
Đồng thời, bà Malhotra và các cộng sự cũng đã phát hiện loài rắn lục mới thứ hai thuộc chi rắn Cryptelytrops, có tên khoa học Cryptelytrops cardamomensis, sống trong khu vực dãy núi Cardamom thuộc phía đông nam Thái Lan và phía tây nam Campuchia. Cryptelytrops cardamomensis có đôi mắt màu vàng, trong khi Cryptelytrops rubeus có đôi mắt màu hồng ngọc.

Một con rắn Cryptelytrops rubeus đang ngóc đầu cảnh giác tại vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam (ảnh chụp tháng 5-2000).
Vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam) được xem là thành trì cho loài rắn mới này phát triển, nhưng hiện nó chỉ sống trong phạm vi hẹp của khu rừng. Bà Bangor cũng tỏ ra lo ngại cho loài rắn mới Cryptelytrops rubeus vì nó rất có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn bán động vật quý hiếm.
Bà Malhotra cũng kiến nghị nên đưa loại rắn này vào trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
 
Top