hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Dựa trên kết quả phân tích so sánh cả về ADN và các đặc điểm hình thái đặc trưng, các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (Mỹ), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) và Viện Động vật Côn Minh (Trung Quốc) vừa công bố thêm một loài ếch mới ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Loài ếch mới có tên khoa học là Odorrana geminata Bain, Stuart, Nguyen, Che & Rao, 2009 được công bố trên tạp chí Copeia số 2, năm 2009. Mẫu chuẩn của loài được thu thập ở Hà Giang và Cao Bằng, Việt Nam.
Giống ếch có mùi hôi Odorrana là một nhóm rất phức tạp vì các loài thuộc giống này có đặc điểm hình thái tương tự nhau. Từ năm 2000 trở lại đây, đã có 10 loài mới thuộc giống Odorrana được công bố ở khu vực Nam Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Đây cũng là nhóm ếch sống ở vùng suối đá trong rừng thường xanh với mức độ đa dạng loài rất cao, chỉ tính riêng ở Việt Nam đã ghi nhận tổng số 19 loài.
Loài ếch mới này có tên là Ếch bám đá hoa, với chiều dài mút mõm hậu môn của ếch đực trong khoảng 71-79 mm, của ếch cái khoảng 87-100 mm.
Về mặt hình thái, loài Ếch bám đá hoa khá giống với loài Ếch bám đá Sapa - Odorrana chapaensis. Chính vì vậy tên loài geminata có nguồn gốc là từ La-tinh “geminus” mang ý nghĩa sinh đôi, để chỉ sự giống nhau với loài Ếch bám đá Sapa.
Tuy nhiên nó phân biệt với loài Ếch bám đá Sapa ở các đặc điểm sau: con đực có gai ở môi trên (không có gai ở loài Êch bám đá Sapa); mặt sau đùi màu nâu vàng với những chấm màu trắng (mặt sau đùi nâu sẫm với những vạch trắng ở loài Ếch bám đá Sapa); vùng bẹn màu nâu với nhứng đốm màu xám nhạt (vùng bẹn màu trắng với những đốm lớn màu đen ở loài Ếch bám đá Sapa).
Loài này được ghi nhận ở độ cao 2500m so với mục nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
Thiên Nhiên
Ếch bám đá hoa. (Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo)
Giống ếch có mùi hôi Odorrana là một nhóm rất phức tạp vì các loài thuộc giống này có đặc điểm hình thái tương tự nhau. Từ năm 2000 trở lại đây, đã có 10 loài mới thuộc giống Odorrana được công bố ở khu vực Nam Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Đây cũng là nhóm ếch sống ở vùng suối đá trong rừng thường xanh với mức độ đa dạng loài rất cao, chỉ tính riêng ở Việt Nam đã ghi nhận tổng số 19 loài.
Loài ếch mới này có tên là Ếch bám đá hoa, với chiều dài mút mõm hậu môn của ếch đực trong khoảng 71-79 mm, của ếch cái khoảng 87-100 mm.
Về mặt hình thái, loài Ếch bám đá hoa khá giống với loài Ếch bám đá Sapa - Odorrana chapaensis. Chính vì vậy tên loài geminata có nguồn gốc là từ La-tinh “geminus” mang ý nghĩa sinh đôi, để chỉ sự giống nhau với loài Ếch bám đá Sapa.
Tuy nhiên nó phân biệt với loài Ếch bám đá Sapa ở các đặc điểm sau: con đực có gai ở môi trên (không có gai ở loài Êch bám đá Sapa); mặt sau đùi màu nâu vàng với những chấm màu trắng (mặt sau đùi nâu sẫm với những vạch trắng ở loài Ếch bám đá Sapa); vùng bẹn màu nâu với nhứng đốm màu xám nhạt (vùng bẹn màu trắng với những đốm lớn màu đen ở loài Ếch bám đá Sapa).
Loài này được ghi nhận ở độ cao 2500m so với mục nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
Thiên Nhiên